TÌM HIỂU VỀ MÔN HỌC
1. Thông tin chung
Tên học phần: Lý luận nhà nước và pháp luật
Số tín chỉ: 2
Đối tượng áp dụng: Sinh viên các ngành Luật ở bậc học Đại học
Tính chất: bắt buộc
2. Mô tả học phần
Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức về những khái niệm chung, các kiểu nhà nước và pháp luật, nhà nước xã hội chủ nghĩa và pháp luật xã hội chủ nghĩa.
3. Mục tiêu của học phần đối với người học
Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng
- Về kiến thức
- Nêu và phân tích được những vấn đề lý luận chung về nhà nước như khái niệm nhà nước, nguồn gốc, bản chất, chức năng, hình thức, kiểu, vai trò của nhà nước; bộ máy nhà nước; nhà nước pháp quyền
- Xác định được quá trình vận động và phát triển của nhà nước
- Nêu và phân tích được mối quan hệ giữa nhà nước với các hiện tượng xã hội khác
- Xác định được chức năng nhà nước nói chung qua các kiểu nhà nước; đồng thời xác định được chức năng của nhà nước Việt Nam hiện nay
- Phân tích được mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân nói chung và ở Việt Nam hiện nay nói riêng
- Có được tư duy khoa học và phương pháp nhận thức khoa học về xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay
- Về kỹ năng
- Có khả năng vận dụng những kiến thức đã học để phân tích và giải thích hiện tượng nhà nước trong thực tế
- Có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào nghiên cứu các khoa học pháp lý khác, nhất là các môn học pháp lý chuyên ngành luật trong chương trình đào tạo đại học luật
- Hình thành và phát triển năng lực thu thập thông tin, kỹ năng tổng hợp, hệ thống hóa cấc vấn đề trong mối quan hệ tổng thể; kỹ năng so sánh, phân tích, bình luận, đánh giá các vấn đề lý luận về nhà nước
- Có kỹ năng phân tích và lập luận, có tư duy phản biện, có khả năng đánh giá các vấn đề pháp luật về nhà nước
- Có khả năng tranh luận, hùng biện; có kỹ năng thuyết trình, diến thuyết trước công chúng
- Có khả năng tự cập nhật kiến thức và có khả năng tự nghiên cứu
Mục tiêu về thái độ
- Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.
GIÁO TRÌNH MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Tài liệu bao gồm:
Phần thứ nhất. Những khái niệm chung
1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của lý luận về nhà nước và pháp luật
2. Nguồn gốc của nhà nước và pháp luật
3. Bản chất, các kiểu và các hình thức nhà nước
4. Bản chất, đặc trưng, vai trò, các kiểu và hình thức pháp luật
Phần thứ hai. Các kiểu nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư sản
5. Nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ
6. Nhà nước và pháp luật phong kiến
7. Nhà nước tư sản
8. Pháp luật tư sản
Phần thứ ba. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
9. Sự ra đời và bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
10. Các chức năng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa
11. Các hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa
12. Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa
13. Nhà nước trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
Phần thứ tư. Pháp luật xã hội chủ nghĩa
14. Bản chất, vai trò và hệ nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa
15. Hình thức pháp luật xã hội chủ nghĩa
16. Quy phạm pháp luật
17. Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa
18. Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa
19. Quan hệ pháp luật
20. Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật
21. Hành vi pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
22. Pháp chế xã hội chủ nghĩa
23. Điều chỉnh pháp luật, cơ chế điều chỉnh pháp luật và hiệu quả của pháp luật.
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh luật mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh pháp chế mới nhất
Mức lương của thực tập sinh luật là bao nhiêu?