TÌM HIỂU VỀ MÔN HỌC
1. Thông tin chung
- Tên học phần: Xã hội học đại cương ( Sociology )
- Tín chỉ: 2
- Tính chất: Bắt buộc
2. Mô tả học phần
Xã hội học là ngành khoa học nghiên cứu các quy luật và quá trình xã hội của các sự kiện, hiện tượng xã hội thể hiện trong hoạt động của các nhóm xã hội bằng các phương pháp định lượng. Đối với xã hội học, mọi cái không phải hình như hay chúng có vẻ là… Từ sự trình bày, phân tích các khái niệm cơ bản như cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội, nhóm xã hội, thiết chế xã hội…, cung cấp tri thức, hiểu biết về quy trình tiến hành một cuộc điều tra xã hội học, về các phương pháp thu thập thông tin, môn học đi sâu vào nghiên cứu một số lĩnh vực chuyên biệt như: Xã hội học tội phạm, xã hội học về dư luận xã hội, xã hội học đô thị, xã hội học nông thôn và xã hội học gia đình. Trên cơ sở những thành tựu khoa học về tri thức và công nghệ đã đạt được, xã hội học trang bị cho người học những tri thức khoa học về các lĩnh vực xã hội và kĩ năng vận dụng chúng vào việc nghiên cứu, giải quyết những vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đặt ra.
3. Mục tiêu của học phần đối với người học
Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng
Về kiến thức
- Hiểu biết và kiến thức cơ sở chung
- Nắm vững các nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Có kiến thức và kĩ năng cơ bản để giao tiếp tốt bằng một trong bốn ngoại ngữ quan trọng được ĐHQGHN thừa nhận và tổ chức giảng dạy (tiếng Anh, tiếng Pháp,tiếng Nga và tiếng Trung).
- Nhận thức tốt về tầm quan trọng của các kiến thức quân sự, thể dục cũng như có các năng lực cơ bản theo yêu cầu huấn luyện của các lính vực này.
- Hiểu biết chung về các lĩnh vực văn hoá, chính trị, kinh tế, xã hội
- Có kiến thức rộng về văn hoá đại cương, về lịch sử của các nền văn minh trên
thế giới.
- Nắm vững các kiến thức về Nhà nước và pháp luật đại cương; Có hiểu biết cơ bản về tổ chức của Nhà nước Việt Nam hiện nay, về sự phân chia các ngành luật và một số vấn đề quan trọng nhất của Pháp luật.
- Nắm vững kiến thức về logic học, về các vấn đề môi trường hiện nay gắn với phát triển kinh tế - xã hội.
- Nắm vững các phương pháp thống kê cơ bản, ứng dụng vào việc thu thập và xử lí các thông tin khoa học xã hội.
- Có kiến thức nhập môn về kinh tế học.
- Nắm vững kiến thức cơ bản của các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn
- Bước đầu nắm được kiến thức cơ bản liên ngành của các ngành gần như
Nhân học đại cương, Dân số học, Tâm lí học xã hội đại cương, Công tác xã hội, Lịch sử văn hoá Việt Nam.
- Nắm vững các phương pháp nghiên cứu cơ bản của các khoa học thuộc khối ngành, ứng dụng vào việc thu thập và xử lí các thông tin thu thập được (định lượng và định tính) bằng các phần mềm máy tính thịnh hành nhất.
- Khối kiến thức chung của nhóm ngành
- Nắm vững các kiến thức và phương pháp nghiên cứu cơ bản của các khoa học thuộc nhóm ngành (Xã hội học, Công tác xã hội, Nhân học, Tâm lí học).
- Có kiến thức cơ bản về khoa học phân tích hành vi của con người đặt trong môi trường xã hội.
- Nắm vững các kiến thức về truyền thông và dư luận xã hội.
- Có kiến thức cơ bản về tâm lí học phát triển và tôn giáo đại cương.
- Kiến thức và hiểu biết cơ bản về ngành
- Nắm vững kiến thức về Xã hội học đại cương như lược sử hình thành, các tác giả cổ điển quan trọng nhất (A. Comte, É. Durkheim, M. Weber…), cách phân chia các chuyên ngành cơ bản trong Xã hội học, những phương pháp cơ bản nhất, một số khái niệm và thuật ngữ quan trọng nhất.
- Nắm vững lịch sử hình thành và cốt lõi của các chủ thuyết trong Xã hội học
hiện đại: chủ thuyết cấu trúc – chức năng, chủ thuyết về hành động xã hội, chủ thuyết về tương tác xã hội, chủ thuyết về tương tác biểu trưng, chủ thuyết về xung đột, chủ thuyết về mạng lưới xã hội…
- Hiểu được cách phân chia cơ bản các phạm trù ứng dụng của kiến thức Xã hội học (Kinh tế, Quản lí tổ chức, Giới và Gia đình, Văn hoá, Giáo dục, Phát triển nông thôn, Phát triển đô thị…).
- Nắm vững và ứng dụng các phương pháp định tính và định lượng trong
nghiên cứu Xã hội học cơ bản cũng như Xã hội học ứng dụng (can thiệp).
- Có kiến thức nền tảng về các chuyên ngành quan trọng nhất phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam: Xã hội học nông thôn, Xã hội học đô thị, Xã hội học về giới, Xã hội học quản lí, Xã hội học gia đình, Xã hội học giáo dục, Xã hội học văn hoá, Xã hội học dân số, Xã hội học môi trường, Xã hội học về cộng đồng, Xã hội học kinh tế, Xã hội học lao động, Phát triển cộng đồng…
Về kỹ năng
- Kỹ năng cứng: Kĩ năng năng phát hiện, lập luận tư duy và giải quyết vấn đề từ phương diện Xã hội học; Kĩ năng nghiên cứu và khám phá kiến thức; Khả năng tư duy theo hệ thống; Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
- Kỹ năng mềm: Kĩ năng làm việc theo nhóm; Kĩ năng quản lí và lãnh đạo Kĩ năng giao tiếp; Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ;...
Mục tiêu về thái độ
- Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
Tài liệu bao gồm:
Chương 1: Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu xã học
1. Xã hội học là gì?
2. Đối tượng nghiên cứu và cơ cấu của xã hội học
3. Chức năng, nhiệm vụ của xã hội học
Chương 2: Sự ra đời và phát triển của xã hội học
1. Những điều kiện và tiền đề ra đời của xã hội học
2. Một số đóng góp của các nhà sáng lập ra xã hội học
3. Sự ra đời và phát truển của xã hội học Mácxít
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu xã hội học
1. Các bước tiến hành một cuộc điều tra xã hội học
2. Các phương pháp cụ thể để thu nhạp thông tin
3. Kĩ thuật lập bảng câu hỏi và chọn mẫu trong nghiên cứu xã hội học
Chương 4: Hành động xã hội và tương tác xã hội
1. Hành động xã hội
2. Tương tác xã hội
3. Quan hệ xã hội
Chương 5: Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội
1. Tổ chức xã hội
2. Quyền lực xã hội
3. Thiết chế xã hội
Chương 6: Cơ cấu xã hội.
1. Khái niệm cơ cấu xã hội
2. Các yếu tổ chủ yếu cáu thành cơ cấu xã hội
3. Các cơ cấu xã hội cơ bản
Chương 7: Trật tự xã hội và kiểm soát xã hội
1. Trật tự xã hội
2. Sai lệch xã hội
3. Kiểm soát xã hội
Chương 8: Văn hóa và xã hội hóa
1. Văn hóa
2. Xã hội hóa
Chương 9: Di động xã hội và biến đổi xã hội
1. Di động xã hội
2. Biến đổi xã hội
Chương 10: Một số lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học
1. Xã hội học nông thôn
2. Xã hội học đô thị
3. Xã hội học gia đình
4. Xã hội học về chính sách xã hội
5. Xã hội học về chính trị
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh nghiên cứu
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm gia sư, trợ giảng Tiếng anh mới nhất
Mức lương của thực tập sinh tâm lý là bao nhiêu?