1. Câu hỏi phỏng vấn là gì?
Phỏng vấn tuyển dụng là hình thức vấn đáp trực tiếp hoặc gián tiếp giữa bạn và nhà tuyển dụng, với mục đích lựa chọn những ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng của doanh nghiệp. Thông qua việc phỏng vấn sẽ giúp nhà tuyển dụng xem xét, đánh giá năng lực làm việc, thái độ ứng xử, kỹ năng xử lý tình huống,... cũng như mức độ phù hợp với yêu cầu công việc của ứng viên để đưa ra quyết định tuyển dụng thích hợp nhất. Câu hỏi phỏng vấn là những câu hỏi khi đi xin việc bạn thường gặp, mỗi câu hỏi là điều mà nhà tuyển dụng mong muốn bạn trả lời để đánh giá mức độ phù hợp với công việc. Những hỏi phỏng vấn thường gặp như: Giới thiệu về bản thân (Ưu - Nhược điểm)... và đặc biệt chắc chắn sẽ có những câu hỏi liên quan đến vấn đề tài chính cụ thể là mức lương mà bạn mong muốn.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Cách trả lời câu hỏi "Kỳ vọng của bạn về mức lương là bao nhiêu"?
Đánh lạc hướng câu hỏi
Ngay ban đầu khi chưa có nhiều thông tin để quyết định thì bạn nên đánh lạc hướng câu hỏi. Như đã trình bày trên, việc đặt câu hỏi liên quan về lương nhằm kiểm tra khả năng ứng xử của bạn. Để xử lý đẹp câu hỏi này, bạn có thể “thực hiện một cú chuyền bóng” sang cho nhà tuyển dụng bằng cách sau:
Ví dụ: "Qua quá trình trao đổi công việc với anh/chị, tôi thật sự rất thích công việc này. Tôi tin bằng những kinh nghiệm sẵn có và sự nhiệt huyết của bản thân sẽ đáp ứng được yêu cầu của quý công ty. Ngoài ra, tôi mong muốn được cống hiến lâu dài và góp phần vào việc xây dựng sự phát triển lâu dài của công ty. Nếu có thể, anh/chị cho tôi biết ngân sách ở vị trí này là bao nhiêu được không ?"
Với cách trả lời này nhằm cho nhà tuyển dụng thấy được sự tâm huyết cho vị trí này và tinh thần cầu việc ở bạn. Đồng thời sẽ giúp bạn tránh được câu trả lời trực tiếp về mức lương.
Thảo luận về tổng số tiền phúc lợi
Ngoài tiền lương của bạn, có thể có những lợi ích, đặc quyền hoặc hình thức bồi thường khác mà bạn cho là có giá trị. Bao gồm cả những cơ hội có thể có để đàm phán cũng là một lựa chọn. Ví dụ, trong khi nhà tuyển dụng có thể không có đủ ngân sách cho mức lương lý tưởng của bạn, họ có thể sẵn sàng cung cấp vốn chủ sở hữu trong công ty để làm cho gói bồi thường hấp dẫn hơn đối với bạn. Bạn có thể trả lời câu hỏi với:
Ví dụ: “Tôi sẵn sàng xem xét toàn bộ gói thù lao của công ty bạn, bao gồm vốn chủ sở hữu, tiền thưởng, quyền chọn cổ phiếu và các cơ hội khác.”
Đưa ra khoảng lương
Trong khi deal lương, nếu bạn không tự tin khi đưa ra một con số nhất định, bạn có thể đưa ra một khoảng lương. Bạn hãy nhớ rằng rất có thể nhà tuyển dụng sẽ chọn mức thấp nhất trong khoảng lương mà bạn đề nghị, thế nên hãy đưa ra con số thấp nhất gần với mức lương mà bạn mong muốn. Con số trong khoảng lương của bạn cũng không nên cách nhau quá xa, tốt nhất trong khoảng từ một triệu đến một triệu rưỡi.
Đọc thêm: 5 điều nên làm trong thời gian đợi phỏng vấn
Đừng nói những điều tiêu cực
Ngay cả khi nhà tuyển dụng đưa ra một con số thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của bạn, hãy bình tĩnh và tiếp tục thương lượng, hoặc vui vẻ từ chối. Không nên gay gắt tranh luận hay phản bác vì điều đó hoàn toàn vô ích và gây ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn. Hãy luôn giữ một tâm thế bình tĩnh hết sức có thể và một cái "đầu lạnh" để suy nghĩ thấu đáo.
Không đề cập mức lương công ty cũ
Thu nhập luôn là vấn đề tế nhị không nên đề cập dù trong bất kì tình huống nào. Việc bạn không đề cập đến mức lương cũ vì hai lý do sau:
- Thể hiện bạn là người biết bảo mật thông tin về chính sách thương thưởng công ty cũ dù không còn làm việc nữa.
- Tránh việc công ty mới nghĩ mức lương cũ đã phù hợp để bạn có thể cống hiến ở môi trường làm việc mới này.
Hơn hết, dù với lý do gì khi ứng viên tìm công việc mới với hy vọng sẽ cải thiện thu nhập và môi trường làm việc tốt hơn. Thế nên, bạn cần khéo léo trong cách từ chối trả lời và nhấn mạnh về mong muốn thay đổi tốt hơn môi trường cũ để có thể cống hiến lâu dài.
Không từ chối trả lời câu hỏi
Với những hướng dẫn về cách trả lời câu hỏi liên quan đến mức lương mong muốn trên, bạn có thể linh hoạt chọn câu trả lời phù hợp với tình huống xảy ra. Tuyệt đối không được ngập ngừng hoặc từ chối trả lời câu hỏi từ nhà tuyển dụng. Hành động này vô tình khiến bạn đánh mất cơ hội làm việc từ công ty này.
Với những chia sẻ trên của 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp phần nào sẽ là chìa khóa giúp bạn vượt qua được câu hỏi về lương của nhà tuyển dụng. Nên nhớ, bạn chính là người cầm cương cho chính cuộc đời mình. Vì thế, hãy tích lũy kinh nghiệm và sẵn sàng ứng phó trước mỗi tình huống khó. Chúc bạn thành công vượt quá buổi phỏng vấn nhé!
Đọc thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn và chi phí XKLĐ Úc
3. Những điều cần lưu ý khi trả lời phỏng vấn
Giữ thái độ tự tin, vui vẻ: Một trong những điều ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng chính là thái độ của ứng viên, một thái độ tích cực, cầu tiến sẽ giúp bạn có thêm nhiều lợi thế hơn. Một kỹ năng khi đi phỏng vấn xin việc bạn cần luyện tập là thần thái tự tin. Đó có thể ở cách bạn nhìn thẳng vào mắt người hỏi, ở tone giọng nói vừa phải và rõ ràng, dễ nghe, mạch lạc. Nếu có lúc bạn mất bình tĩnh, hãy hít một hơi thật sâu trước khi nói để giúp mình lấy lại sự tự tin nhé!
Lên kịch bản trả lời cho câu hỏi tình huống: Không ít nhà tuyển dụng muốn kiểm tra khả năng xử lý tình huống và kỹ năng trả lời phỏng vấn của ứng viên bằng các câu hỏi bất ngờ, nằm ngoài những thông tin cơ bản như Giới thiệu bản thân và Kinh nghiệm làm việc. Để chuẩn bị cho phần câu hỏi hóc búa này, bạn có thể tham khảo những bài chia sẻ về chính công việc đó trên Youtube, các bài blog posts. Hoặc chính bạn cũng có thể đặt câu hỏi: “Nếu mình là nhà tuyển dụng, mình sẽ muốn hỏi gì?” để có thể chuẩn bị sẵn sàng cho nhiều tình huống nhất.
Bộc lộ ưu điểm, khuyết điểm một cách khéo léo: Nhiều bạn chưa có kinh nghiệm ngỡ rằng cứ chứng tỏ ưu điểm của mình càng nhiều thì sẽ càng tốt, nhưng thật ra tư tưởng đó lại là con dao hai lưỡi. Vì nếu không khéo, bạn lại thành ra khoa trương và thiếu chuyên nghiệp. Tốt nhất, bạn hãy chọn lọc những ưu điểm thực sự liên quan đến yêu cầu công việc cùng một số dẫn chứng về ưu điểm đó đã giúp bạn giải quyết một số tình huống khó khăn như thế nào, đạt được những thành quả ra sao, v.v. Ngoài ra, biết cách nói về điểm yếu cũng là một cách thông minh để bạn được tuyển dụng.
Tìm hiểu kỹ về công ty mà mình ứng tuyển: Khi phỏng vấn nên nói gì? Hãy đảm bảo bạn nắm rõ các thông tin chính về công ty có thể giúp bạn tự tin bước vào cuộc phỏng vấn của mình. Các yếu tố bạn có thể tìm hiểu bao gồm lịch sử hình thành và phát triển, sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, sứ mệnh và mục tiêu. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo website công ty, các bài đăng trên mạng xã hội và thông cáo báo chí gần đây để có thêm thông tin cần thiết, cũng như cho thấy vì sao bạn lại phù hợp với môi trường và định hướng của công ty.
Đọc thêm: Công việc và lưu ý quan trọng khi phỏng vấn XKLĐ Hàn Quốc
4. Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn
Giới thiệu về bản thân: Đây là các câu hỏi phỏng vấn giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ nhiệt tình của bạn đối với công việc. Bạn có thể chia sẻ về sở thích, định hướng nghề nghiệp hay những mối quan tâm trong cuộc sống, lồng ghép với vốn kiến thức và kỹ năng thực tiễn của bạn. Ví dụ, nếu bạn muốn liên hệ thể thao với công việc, bạn diễn đạt như sau: “Tôi có niềm yêu thích đối với các hoạt động thể thao và tôi đã là thành viên của một đội bóng đá trong vòng 6 năm. Tình cảm gắn bó, sự tin tưởng trong suốt quá trình luyện tập và thi đấu giữa các thành viên trong đội là điều làm tôi tâm đắc nhất.”
Tại sao bạn lại cảm thấy bản thân phù hợp ở vị trí này: Đây chính là lúc mà bản thân bạn có cơ hội để thể hiện vì thế nên hãy biến câu trả lời của bạn tựa như một lời quảng cáo về bản thân để cho các nhà tuyển dụng nhìn thấy.Để trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn này, bạn có thể thử áp dụng theo các bước sau:
- Xác định điểm mạnh của bạn.
- Xác định nhu cầu của công ty.
- Tạo danh sách chọn lọc để kết hợp hai yếu tố bên trên.
- Viết sẵn cách diễn đạt hay nhất để “tô điểm” bản thân.
- Trả lời một cách tự tin, chân thật.
Những thành tựu nào đã đạt được trong công việc khiến bạn tự hào nhất: Thật dễ dàng để tìm ra những thành tích ấn tượng của bạn. Tuy nhiên, đối với các câu hỏi phỏng vấn trên, hãy lựa chọn thành tích thể hiện giá trị của bạn trong công việc và liên quan đến vị trí ứng tuyển. Phương pháp STAR (Situation – Tình huống, Task – Công việc, Approach – Cách tiếp cận, Result – Kết quả) là một công cụ tuyệt vời để đảm bảo bạn làm nổi bật những phần câu chuyện của mình mà nhà tuyển dụng muốn nghe.
1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích xoay quanh về vấn đề mức lương, vấn đề luôn được nhiều nhà tuyển dụng lẫn ứng viên quan tâm nhất. Hy vọng bạn có thể nắm bắt cho mình một cơ hội phỏng vấn tốt nhất có thể sau khi đọc qua bài viết này nhé!