1. Một ngoại ngữ bạn chỉ học ở trường trung học
Chắc chắn, bạn đã học tiếng Anh ở trường trung học trong một vài năm, nhưng có thực sự ở trình độ mà bạn cảm thấy thoải mái khi nói chuyện hàng ngày với người bản xứ hoặc đọc các tài liệu bằng ngoại ngữ này không? Nếu câu trả lời là “không” thì nó không nên có trong CV của bạn.
Không quan trọng bạn có hiểu biết cơ bản hay trung cấp đối với một ngoại ngữ nhưng chỉ nên đưa ngoại ngữ đó vào CV khi bạn có thể tự tin sử dụng nó trong công việc.
Và chắc chắn điều này sẽ được nhà tuyển dụng kiểm chứng nếu bạn được mời vào vòng phỏng vấn!
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Kỹ năng Máy tính Cơ bản như Email và Microsoft Word
Tại thời điểm này, liệt kê “email” hoặc “Microsoft Word” để ứng tuyển các công việc văn phòng được xem tương đương với khả năng đọc “đọc” hoặc “tính toán cộng trừ”. Và đây không phải là những kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong chờ.
Bằng cách thêm “sử dụng Microsoft Word" và "email” như một kỹ năng, ứng viên sẽ bị xem là cố gắng làm đầy chữ trong CV và không thực sự có những kỹ năng mà trong mô tả công việc yêu cầu.
Một ngoại lệ cho điều này là nếu bạn đã thực hiện một nhiệm vụ quan trọng trong các công việc trước đây bằng cách sử dụng các chương trình này, chẳng hạn như “tạo cơ sở dữ liệu và nhập dữ liệu từ Excel và các cơ sở dữ liệu khác”, lúc này bạn có thể đề cập đến tên của Excel trong CV của mình.
3. Social Media (Nếu bạn không sử dụng nó như một phần công việc của mình)
Bạn có thể có hàng nghìn người theo dõi trên Twitter, rất nhiều bạn bè trên Facebook và vô số lượt thích trên Instagram nhưng Quản lý thương hiệu cá nhân và Quản lý thương hiệu chuyên nghiệp của công ty lại là một câu chuyện khác.
Kỹ năng làm việc trên Social Media trong một môi trường chuyên nghiệp thường đòi hỏi nhiều hơn là việc chỉ đăng nội dung hấp dẫn bởi vì nó thực sự cần đến sự phân tích dữ liệu, phân tích trải nghiệm với công cụ trả phí và hơn thế nữa.
Bên cạnh đó nếu công việc của bạn không có nhiệm vụ nào liên quan đến truyền thông và thương hiệu thì tốt nhất bạn nên bỏ kỹ năng này đi.
Đọc thêm: Nên viết kỹ năng gì trong CV? 6 kỹ năng ghi điểm trong CV của bạn!
4. “Kỹ năng mềm”
Thể hiện kỹ năng mềm và liệt kê“kỹ năng mềm” là hai cách truyền đạt mang lại hiệu quả hoàn toàn khác nhau.
Chắc chắn rằng các nhà tuyển dụng rất thích nhìn thấy các kỹ năng mềm trong CV của bạn.
Tuy nhiên, chúng cần được chứng minh thông qua các ví dụ chứ không phải nói suông - ví dụ như nói rằng bạn là một người giao tiếp tốt sẽ vô ích nếu không có các ví dụ cụ thể để dẫn chứng điều đó.
Một sai lầm phổ biến nhất mà người tìm việc mắc phải là liệt kê các kỹ năng mềm trong CV - ví dụ như “communication”, “multitasking”, “leadership”, “problem solving”, v.v.
Thay vào đó, hãy thể hiện những kỹ năng mềm đó bằng cách thể hiện hơn là kể. Ví dụ để thể hiện kỹ năng multitasking và kỹ năng leadership (lãnh đạo), bạn có thể viết trong CV của mình là “Tôi đã quản lý nhiều dự án cùng lúc cho đến khi hoàn thành với x% ROI’ ở vị trí của mình”
5. Phóng đại hoặc nói dối các kỹ năng bạn không có
Những người tìm việc thường khuyên đưa các từ khóa từ Job Description (mô tả công việc) vào CV. Nhưng nếu bạn không có một trong những kỹ năng được liệt kê trong Job Description, bạn không nên đưa nó vào CV của mình. Mặc dù bạn có thể được mời đi phỏng vấn, nhưng cuối cùng tất cả đều sẽ được đưa ra ánh sáng.
Trên thực tế để thành công trong một công việc thì điều cơ bản nhất là bạn cần có đủ điều kiện để đáp ứng các nhiệm vụ công việc đó, một nguyên tắc chung là bạn phải phù hợp từ 80 đến 90% với công việc mình muốn ứng tuyển.
Đọc thêm: Viết điểm yếu trong CV thế nào? Ví dụ các điểm yếu trong CV
6. Kỹ năng công nghệ lỗi thời
Phần mềm và công nghệ được ưa chuộng sử dụng tại nơi làm việc có thể thay đổi nhanh chóng, nhưng điều quan trọng là bạn phải luôn cập nhật. Nếu không, bạn sẽ bị xem là một người không thể theo kịp một nơi làm việc năng động.
Vì vậy, đặc biệt là các công việc liên quan đến công nghệ phần mềm mà bạn muốn ứng tuyển, hãy loại bỏ những kỹ năng công nghệ lỗi thời như ngôn ngữ lập trình không còn được sử dụng rộng rãi, các phiên bản cũ của các chương trình phần mềm và các kỹ thuật công nghệ không liên quan khác.
7. Kỹ năng không chuyên nghiệp (không liên quan)
Điều này nghe không khác gì tiêu đề của bài viết này, nhưng trên thực tế lại có những một số ứng viên vẫn liệt kê những thứ như “nhà vô địch cầu lông được chứng nhận” trong CV của họ.
Thế nên, đừng bao gồm những kỹ năng không liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển. Dù có thể bạn đang cố gắng tạo một sự “phá cách” để gây ấn tượng cho CV nhưng điều này sẽ mang lại tác dụng ngược lại. Rất có thể nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn là người không nghiêm túc vì các chi tiết “phá cách” đó.
Trên đây 1900 - tin tức việc làm đã tổng hợp những kiến thức cần biết về Kỹ năng không nên viết vào CV là gì? Hi vọng với những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp các bạn trẻ có những định hướng nghề nghiệp phù hợp. Cám ơn bạn đọc đã theo dõi và đừng quên cập nhập các thông tin về nghề nghiệp khác trên 1900 nhé!
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn:
Review các công ty hàng đầu
Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất
Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến
Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực