Ngân hàng bài tập Kinh tế vi mô Chương 1 (có đáp án) | Học viện Ngân hàng

Ngân hàng bài tập Kinh tế vi mô Chương 1 gồm bài tập lý thuyết, nhận định đúng sai và câu hỏi trắc nghiệm (có đáp án) | Học viện Ngân hàng

BÀI TẬP KINH TẾ VI MÔ CHƯƠNG 1

1. Câu hỏi lý thuyết

Câu 1. Kinh tế học là gì? Phân biệt kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô?

- Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu việc con người và xã hội lựa chọn phương án sử dụng các nguồn lực khan hiếm để sản xuất một cách tối ưu ra các loại hàng hóa, phân phối chúng một cách hiệu quả nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của tầng lớp dân cư và của toàn xã hội.

- Kinh tế học vi mô nghiên cứu những hành vi của các chủ thể kinh tế, như doanh nghiệp, hộ gia đình...trên một thị trường cụ thể. Nó phân tích cơ chế thị trường thiết lập ra giá cả tương đối giữa các mặt hàng và dịch vụ và sự phân phối các nguồn tài nguyên giới hạn giữa nhiều cách sử dụng khác nhau.

- Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu những vấn đề bao trùm toàn bộ nền kinh tế như sản lượng quốc gia, tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp, lạm phát, tổng cung, tổng cầu, các chính sách kinh tế quốc gia, thương mại quốc tế... Nó nghiên cứu nền kinh tế như một tổng thể thống nhất nhằm giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố như thu nhập quốc gia, sản lượng, tiêu dùng, thất nghiệp, lạm phát, tiết kiệm, đầu tư, buôn bán đa quốc gia và tài chính đa quốc gia.

Câu 2. Phân biệt kinh tế học chuẩn tắc và thực chứng? Cho ví dụ minh họa.

Phân tích thực chứng Phân tích chuẩn tắc

Giải thích các hoạt động kinh tế, các hiện tượng kinh tế một cách khách quan, khoa học
Nhằm đưa ra những lý giải khoa học về cách vận hành của nền kinh tế. Trả lời câu hỏi: Như thế nào?

Ví dụ: “ Quy định mức lương tối
thiểu gây ra thất nghiệp”.

Đưa ra những chỉ dân hoặc các quan điểm cá nhân về các hoạt động kinh tế. Nhằm đưa ra những khuyến nghị dựa trên những nhận định mang giá trị cá nhân( tốt, xấu, nên, cần,
phải) Trả lời câu hỏi: Cần làm gì? Cần phải làm thế nào?

Ví dụ: “ Chính phủ nên tăng mức
lương tối thiểu”.

Câu 3. Chi phí cơ hội là gì? Đường giới hạn khả năng sản xuất phản ánh quy luật chi phí cơ hội tăng dần như thế nào?

- Chi phí cơ hội của một thứ chính là cái mà ta phải từ bỏ để có được nó. Chi phí cơ hội của một phương án là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua.

- Đường giới hạn khả năng sản xuất quy luật chi phí cơ hội tăng dần: Khi muốn có thêm những đơn vị đơn vị bằng nhau về một mặt hàng, doanh nghiệp phải hi sinh ngày càng nhiều số lượng một mặt hàng khác.

Câu 4. Tại sao nói các điểm trên đường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện được tính hiệu quả sản xuất?

Những điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất được coi là các điểm hiệu quả. Chúng biểu thị các mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế tạo ra được từ các nguồn lực khan hiếm hiện có. Tại những điểm này, người ta không thể tăng sản lượng của một loại hàng hóa nếu không cắt giảm sản lượng hàng hóa còn lại. Sở dĩ như vậy vì ở đây toàn bộ các nguồn lực khan hiếm đều đã được sử dụng, do đó, không có sự lãng phí.

Trái lại, một điểm nằm trong đường giới hạn khả năng sản xuất lại biểu thị một trạng thái không hiệu quả của nền kinh tế. Đó có thể là do nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, lao động cũng như các nguồn lực của nó.

Câu 5. Nêu ba vấn đề kinh tế cơ bản. Trình bày sự khác nhau cơ bản của các cơ chế kinh tế trong việc giải quyết ba vấn đề kinh tế này.

Ba vấn đề cơ bản của kinh tế học là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai ?

- Trong nền kinh tế thị trường, cả ba vấn đề trên đều do thị trường quyết định, chính phủ không tham gia và quyết đinh các vấn đề 

- Trong nền kinh tế hỗn hợp Nhà nước và thị trường cùng giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản, chủ yếu do thị trường quyết định, thị trường vẫn hoạt động với những quy luật khách quan vốn có của nó (cung – cầu) cùng với sự chỉ huy của chính phủ nhưng không can thiệp quá chi tiết mà tác động vào thị trường, chính phủ sử dụng những công cụ của mình để điều chỉnh những lệch lạc của kinh tế thị trường.

- Trong nền kinh tế chỉ huy: Sự can thiệp của Nhà nước là lớn, chính phủ ra mọi quyết định về sản xuất và phân phối. Ba vấn đề kinh tế cơ bản đều được thực hiện bằng kế hoạch tập trung, thống nhất của Nhà nước (do Chính phủ quyết định).

Câu 6. Kinh tế học sử dụng phương pháp so sánh tĩnh khi nghiên cứu các vấn đề kinh tế nhằm mục đích gì?

So sánh tĩnh là sự so sánh trạng thái cân bằng mới với trạng thái cân bằng cũ sau khi có sự thay đổi trong các biến số. Phương pháp này không chú ý tới cách thức đạt tới trạng thái cân bằng mới. Mục đích của nó chỉ là xác định phương hướng thay đổi của các biến số khi có yếu tố nào đó gây ra sự xáo trộn trong trạng thái cân bằng ban đầu. Từ đó giúp các nhà phân tích được khi có một biến số mới thay đổi.

2. Nhận định đúng/ sai

Câu 1. Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi và cách thức ra quyết định của các thành viên kinh tế (hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ) trên một hoặc một vài thị trường riêng biệt.

Đúng, vì theo góc độ vi mô nghiên cứu hành vi vủa hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ trong các thị trường cụ thể, các quy luật chi phối các hành vi đó, sự tương tác của thành phần kinh tế, các thất bại thị trường và sự điều tiết của chính phủ để giảm bớt các thất bại đó.

Câu 2. Vấn đề khan hiếm sẽ chỉ tồn tại trong các nền kinh tế thị trường.

Sai, vì dù trong bất kỳ mô hình kinh tế nào, con người luôn phải đối mặt với sự khan hiếm và đánh đổi, khi một nguồn lực sử dụng cho mục đích nào đó thì phải hi sinh cơ hội sử dụng nguồn lực đó vào hoạt động khác.

Câu 3. Chi phí cơ hội của một người đi du lịch hết 15 triệu đồng là việc sử dụng tốt nhất 15 triệu đồng và thời gian đi du lịch của người đó vào việc khác.

Đúng, vì nếu không đi du lịch, người đó sẽ bảo toàn được 15 triệu đồng và dành thời gian đso để làm việc khác. Người đó chọn đi du lịch nghĩ là đã từ đó những điều trên và đó là chi phí cơ hội của việc đi du lịch.

Câu 4. Một nền kinh tế có hiện tượng thất nghiệp sẽ không sản xuất trên đường PPF.

Sai, khi nền kinh tế thất nghiệp sẽ biểu hiện nếu sản xuất ở điểm biên trong đường PPF

Câu 5. “Để bảo hộ ngành sản xuất ôtô trong nước, Chính phủ Việt Nam nên đánh thuế cao vào mặt hàng ôtô ngoại nhập” là một nhận định thực chứng.

Sai, đó là nhận định chuẩn tắc vì nó đưa ra những khuyến nghị dựa trên các nhận định mang tính cá nhân.

3. Chọn đáp án đúng

Câu 1. Chọn đáp án đúng nhất để hoàn thành khái niệm ngắn gọn về kinh tế học: “Kinh tế học là môn học nghiên cứu về...”

a. Việc các hãng sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ như thế nào

b. Việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực khan hiếm

c. Việc phân phối công bằng của cải và thu nhập của xã hội

d. Việc in và luân chuyển tiền tệ trong nền kinh tế

Câu 2. Nguồn lực sản xuất là tất cả những điều dưới đây, ngoại trừ:

a. Tiền mà chúng ta giữ để mua hàng hóa

b. Đất đai, kỹ năng của lao động và máy móc của doanh nghiệp

c. Đất đai, tinh thần doanh nhân và số lượng lao động mà doanh nghiệp đang thuê.

d. Kỹ năng kinh doanh, đất đai và vốn hiện vật mà doanh nghiệp sở hữu

Câu 3. Vấn đề nào thuộc nghiên cứu của kinh tế vi mô:

a. Sản lượng của toàn bộ nền kinh tế

b.Toàn bộ số nhân công được thuê ở Mỹ

c. Mức giá chung trong nền kinh tế Mỹ

d.Sản lượng và giá cả của thị trường ôtô ở Mỹ

Câu 4. Điều nào dưới đây là tuyên bố thực chứng:

a. Tiền thuê nhà thấp sẽ hạn chế lượng cung nhà ở

b. Lãi suất cao là không tốt với nền kinh tế

c. Tiền thuê nhà quá cao

d. Các chủ nhà nên được tự do đặt giá tiền thuê nhà

Câu 5. Trong mô hình kinh tế hỗn hợp các vấn đề kinh tế cơ bản được giải quyết

a. Thông qua các kế hoạch của Chính phủ

b. Thông qua thị trường

c. Thông qua thị trường và kế hoạch của Chính phủ

d. Không điều nào đúng

Câu 6. Theo mô hình PPF, hiệu quả sẽ đạt được khi

a. Toàn bộ nguồn lực được sử dụng hết

b. Mức sản lượng là lớn nhất

c. Toàn bộ nguồn lực được sử dụng hết hoặc mức sản lượng tạo ra là lớn nhất

d. Toàn bộ nguồn lực được sử dụng hết và mức sản lượng tạo ra là lớn nhất

Câu 7. Trong trường hợp nào đường PPF dịch chuyển ra phía ngoài?

a. Sự nâng cao về chất lượng sản phẩm

b. Việc giảm bớt số lao động thất nghiệp hiện có

c. Sự gia tăng về tiến bộ công nghệ

d. Sự gia tăng về khoảng cách giàu nghèo

Câu 8. Một công nhân quyết định đi học thêm buổi tối 1 năm và từ bỏ việc tăng ca mang lại cho anh ta thêm 1 khoản thu nhập là 15 triệu/năm. vậy ta có thể nói

a. Người công nhân đã đánh đổi 15 triệu/năm để đi học

b. Quyết định của anh ta là hợp lý

c. Anh công nhân là người có lý trí

d. Các câu trên đều sai

Câu 9. Một hội chợ hàng tiêu dùng thực hiện chính sách giảm giá nên người tiêu dùng đã tới mua hàng nhiều hơn, điều này cho thấy

a. Người dân thích thích mua sắm

b. Người dân suy nghĩ tại điểm cận biên

c. Người dân phản ứng với động cơ khuyên khích

d. Mua càng nhiều sẽ mang lại càng nhiều lợi ích cho người dân

Câu 10. Thương mại mang lại lợi ích cho con người vì

a. Người ta có thể mua được thứ người ta không tự sản xuất được

b. Thúc đẩy tăng năng suất

c. Thúc đẩy sản lượng tăng

d. Các câu trên đều đúng

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B A D A C D C A C D

Xem thêm:

Bài tập kinh tế Vi mô Chương 2

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh kinh doanh mới nhất 

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm cộng tác viên kinh doanh mới nhất

Mức lương cộng tác viên kinh doanh là bao nhiêu

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!