Ngân hàng câu hỏi bài tập Marketing căn bản (có lời giải)

Trọn Câu hỏi ôn tập về Marketing căn bản có đáp án giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao cuối học phần.

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Marketing ra đời:

A. Trong nền sản xuất hàng hóa

B. Nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu

C. Ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, từ khi nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu cho đến cả sau khi bán hàng

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 2: Nhu cầu về Marketing xuất hiện khi:

A. Mối quan hệ giữa nhà sản xuất và khách hàng ngày càng gần gũi

B. Mối quan hệ giữa nhà sản xuất và khách hàng ngày càng xa

C. Thị trường của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng trong điều kiện toàn cầu hoá

D. Thị trường của doanh nghiệp ngày càng thu hẹp do cạnh tranh

Câu 3: Tư duy Marketing là tư duy:

A. Bán những thứ mà doanh nghiệp có

B. Bán những thứ mà khách hàng cần

C. Bán những thứ mà đối thủ cạnh tranh không có

D. Bán những thứ mà doanh nghiệp có lợi thế

Câu 4: Hoạt động Marketing trong doanh nghiệp bắt đầu:

A. Ngay sau khi bán sản phẩm cho khách hàng

B. Trong và ngay sau khi bán sản phẩm cho khách hàng

C. Trước khi bắt đầu quá trình sản xuất ra sản phẩm

D. Ngay từ khi bắt đầu quá trình sản xuất ra sản phẩm

Câu 5: Marketing đầu tiên được áp dụng

A. Cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

B. Cho các lĩnh vực phi thương mại

C. Cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá tiêu dùng

D. Cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá công nghiệp

Câu 6: Điền vào chỗ trống “Marketing là một qui trình các hoạt động nhu cầu, mong muốn của cá nhân hay tổ chức”.

A. Nắm bắt, quản trị và thỏa mãn

B. Quản trị, thỏa mãn và nắm bắt

C. Thỏa mãn, quản trị và nắm bắt

D. Nắm bắt thỏa mãn và quản trị

Câu 7: Có thể nói rằng:

A. Marketing và bán hàng là 2 thuật ngữ đồng nghĩa.

B. Marketing và bán hàng là 2 thuật ngữ khác biệt nhau.

C. Bán hàng bao gồm cả Marketing

D. Marketing bao gồm cả hoạt động bán hàng.

Câu 8: Câu nào sau đây là đúng nhất?

A. Nhu cầu tự nhiên là nhu cầu được hình thành khi con người cảm thấy thiếu thốn một cái gì đó.

B. Nhu cầu tự nhiên là nhu cầu vốn có của con người một cách tự nhiên

C. Nhu cầu tự nhiên là nhu cầu của con người về các sản phẩm tự nhiên

D. Nhu cầu tự nhiên là nhu cầu được hình thành khi con người chinh phục thiên nhiên

Câu 9: Mong muốn phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng là:

A. Nhu cầu tự nhiên

B. Sản phẩm

C. Cầu của thị trường

D. Hành vi của khách hàng

Câu 10: Theo quan điểm Marketing thị trường là:

A. Nhu cầu của khách hàng có khả năng thanh toán sẵn sàng mua để thoả mãn các nhu cầu

B. Nơi xảy ra quá trình mua bán

C. Hệ thống gồm những người mua và người bán và mối quan hệ cung cầu giữa họ

D. Tập hợp của cả người mua và người bán một sản phẩm nhất định

Câu 11: Vai trò của Marketing trong doanh nghiệp:

A. Là một trong các chức năng chính trong doanh nghiệp

B. Giữ vai trò là cầu nối giữa thị trường và các chức năng khác

C. Giữ vai trò là cầu nối giữa hoạt động của doanh nghiệp với thị trường

D. Tất cả các vai trò trên

Câu 12: Chức năng của marketing là:

A. Tìm hiểu nhu cầu của thị trường và khách hàng

B. Phân tích đối thủ cạnh tranh

C. Sử dụng marketing hỗn hợp để tác động tới khách hàng

D. Nhiều chức năng trong đó có các chức năng trên

Câu 13: “Doanh nghiệp phải mở rộng quy mô sản xuất và phạm vi phân phối” là quan điểm của Marketing định hướng về:

A. Bán hàng

B. Sản xuất

C. Hoàn thiện sản phẩm

D. Khách hàng

Câu 14: Biện pháp của marketing hướng về khách hàng là:

A. Xác định nhu cầu và mong muốn của khách hàng và làm thoả mãn chúng

B. Thúc đẩy bán hàng

C. Nỗ lực hoàn thiện sản phẩm

D. Mở rộng quy mô sản xuất và phạm vi phân phối

Câu 15: Theo quan điểm Marketing đạo đức xã hội, người làm Marketing cần phải cân đối những khía cạnh nào sau đây khi xây dựng chính sách Marketing:

A. Mục tiêu của doanh nghiệp

B. Sự thoả mãn của khách hàng

C. Phúc lợi xã hội

D. Tất cả những điều nêu trên.

II. Tự luận

Câu 1: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa Marketing truyền thống và Marketing hiện đại? từ đó rút ra bản chất cảu Marketing hiện đại? Để nâng cao hiêu quả hoạt động markeitng, doanh nghiệp cần phải làm gì? cho một vài ví dụ về doanh nghiệp hoạt động markeitng đạt hiệu quả cao?

a. Sự giống nhau:

- Cả hai marketing đều thực hiện tiến hành hoạt động trên thị trường và đều coi khâu tiêu thụ là khâu quan trọng.

+ Đều là hoạt động của con người.

+ Đều là biện pháp , chủ trương kinh doanh

+ Đều là mục tiêu vì lợi nhuận

b. Sự khác nhau:

- Cổ điển:

+ Cách thức: Sản xuất xong rồi mới tìm thị trường, sản xuất là quá trình quyết định tái sản xuất, bán những gì đã có.

+ Phạm vi: Hoạt động không mang tính hệ thống, chỉ nghiên cứu một khâu của tái sx ( lưu thông), chỉ nghiên cứu riêng lĩnh vực kinh tế, nghiên cứu hành động của khách hàng đang diễn ra trên thị, chưa nghiên cứu được suy nghĩ của khách hàng, chưa dự báo được tương lai.

+ Mục đích: Tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở tiêu thụ khối lượng hàng đã sx ra nhưng hiệu quả thấp.

+ Mối liên hệ: Chỉ có sự kết hợp giữa các nhà doanh nghiệp trong một khâu kinh doanh là khâu tiêu thụ. Marketing cổ điển là cơ sở cho sự ra đời của markerting hiện đại.

- Hiện đại:

+ Cách thức: Tìm thị trường trước rồi mới sản xuất, thị trường là khâu quyết định trong quá trình tái sx lưu thông, bán cái thị trường cần.

+ Phạm vi: Hoạt động mang tính hệ thống: nghiên cứu tất cả các khâu của tái sx, nghiên cứu tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội…, không chỉ nghiên cứu hành động mà còn nghiên cứu suy nghĩ trước khi xẩy ra hành động của khách hàng và dự báo tương lai hành động

+ Mục đích: Hoạt động thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng và lợi nhuận cao cho nhà DN.

+ Mối liên hệ: Có sự kết hợp giữa các nhà DN trong các khâu KD, cạnh tranh có sự liên kết.

# Bản chất của Marketing hiện đại là một quá trình nhận thức đầy đủ các yếu tố môi trường ( yếu tố vĩ mô, vi mô ) trên cơ sở đó đề ra chất lượng hành động chỉ ra sx KD phù hợp, định giá bán phù hợp từng đối tượng khách hàng, điều chỉnh giá phù hợp với khách hàng, nâng cao hơn nữa hệ thống phân phối sản phẩm có nghệ thuật nhằm xây dựng mối quan hệ tốt giữa khách hàng và DN và duy trì mối quan hệ đó.

Nâng cao uy thế vị thế của DN trên thị trường nhằm mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận và thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

Câu 2: Hãy phân tích các chức năng của Marketing và nêu mối quan hệ giữa các chức năng?

Chức năng của Marketingg là các hoạt động Marketing của các DN cá nhân tác động vào quá trình sản xuất để giúp DN đạt đc mục tiêu đề ra .

 Marketing có các chức năng sau:

1. Chức năng thích ứng .

- Thực hiện chức năng thích ứng giúp cho DN đưa ra sphẩm phù hợp và thích ứng với thị trường .hoạt động MKT bao giờ cũng phải đi trước một bước với các hoạt động khác của DN , nhằm xd nhu cầu , sự thay đổi của nhu cầu , sự thay đổi của yếu tố môi trường từ đó tư vốn cho nhà quản trị về các vận động sphẩm KD vùng thị trường KD phù hợp , lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp , xác định mức sản phẩm cần thiết phải đưa ra thị trường .

- MKT liên kết phối hợp tất cả các hoạt động trong KD, chỉ phối hợp chỉ đạo tất cả các hoạt động trong KD , cho phép DN thực hiện mang tính chang trí t/m nhu cầu thị trường và thu lợi nhuận cao

- MKT phải  nghiên cứu những xu hướng tiêu dùng tiên tiến trên thế giới tiên phong đưa sphẩm ra thị trường , tác động thiết phục khách hàng tiêu dùng sản phẩm mới, góp phần thay đổi cơ cấu tiêu dùng của dân cư theo xu hướng tiên tiến, hiện đại, hiệu quả cao.

2. Chức năng phân phối :

- Thực hiện chức năng phân phối là toàn bộ các hoạt động MKT nhằm thúc đẩy quá trình phân phối đạt hiệu quả cao ,hàng đến đúng địa điểm , chất lượng đảm bảo …

+ Tìm hiểu vai trò các trung gian, vài trò của người bán buôn ,ngưòi bán lẻ ,các địa ly , môi giới…từ đố lựa chọn số chủ thể trung gian hợp lý

+ Hướng dẫn KH các thủ tục ký kết hợp đồng, thủ tục hải quan, thủ tục giao nhân hàng nhằm rút ngắn quá trình phân phối , xác định tối quan hệ với khách hàng .

+ Lựa chọn các phương tiện vận chuyển hợp lý: Phương tiện phải phù hợp với giá trị của hàng hóa, phải đảm bảo chất lượng của khách hàng trong quá trình vận chuyển với chi phí thấp nhất nhằm giảm thời gianvận chuyển, giảm chi phí vận chuyển hàng đến đúng thời điểm thị trường cần , lợi nhuận cao.

+Vận động hệ thống - kho hàng hợp lý : Hợp lý về vị trí, số lượng, đảm bảo an toàn hàng hóa … nhằm đảm bảo chất lượng của hàng hóa trong quá trình lưu kho với chi phí thấp nhất và thực hiện đc các dịch vụ 1 cách tốt nhất .

+ Phải điều hành giảm sát toàn bộ hệ thống phương pháp, từ đó tìm ra được ách tắc ở khâu lưu thông để có biện pháp xủ lý kịp thời , mạng lưới lưu thông đc thông suốt .

3. Chức năng tiêu thụ:

+ Toàn bộ hoạt động MKT nhằm thúc đảy khâu tiêu thụ đạt hiệu quả cao thông qua việc xác lập các biến độ giao động của giá cả sphẩm, các chính sách chiết khấu và các động sản thanh toán giữa người bán và người mua trên thị trường và thời gian nhất định.

+ Phải theo dõi sự thay đổi của giá cả của những sphẩm cùng loại, của những sphẩm có khả năng thay thế và của những sphẩm bổ sung để từ đó lựa chọn giá bán hợp lý.

+ Phải đa dạng hóa phương thức bán và phương thức thanh toán để đáp ứng đối tượng khách hàng .

+ Phải có nghệ thuật bán hàng :

  • Nghệ thuật bố trí mạng lưới hợp lý về: Loại hình, số lượng của hàng bán lẻ phù hợp với số lượng dân cư ở từng vùng.
  • Nghệ thuật trang trí, xắp xếp hàng trong quầy.
  • Nnghệ thuật ứng xử của nhân viên người trực tiếp bán hàng cho người tiêu dung.

4. Chức năng yểm trợ:

- Thực hiện chức năng này , MKT có nhiều hoạt động phong phú liên quan với việc lựa chọn các phương tiện và cách thức thông tin nhằm tuyên truyển , yểm trợ cho sphẩm và đặc biệt là các tác động gây ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng nhằm thay đổi lượng cầu của họ bao gồm:

+ Quảng cáo hàng hóa: Sửdungj phương tiện truyền thông để truyền tin về sphẩm đến phân tử trung gian và khách hàng cuối cùng trong khoảng thời gian nhất định

+ Xúc tiến : thực chất là nhằm tác động đến người mua thỏa mãn nhu cầu cho họ và thúc đẩy tiêu thụ sphẩm .

+ Xây dựng mqh công chúng (PR) : Bao gồm các hoạt động nhằm xác định và duy trì các mqh tốt đẹp với các tầng lớp công chúng nhằm tranh thủ sự ửng hộ để nâng cao uy tín của DN trên thị trường .

+ Yểm trợ : Thực hiện thông qua thực hành nghiệp vụ KD hội trợ, hội nghị , triển lãm…

=> Bản chất chức năng trên đây tuy có nội dung và vai trò khác nhau trong hoạt động KD của mỗi DN nhưng cũng ko thể tách rời và đối lập nhau trong hoạt động MKT, các chức năng cơ ban này đc vận dùng tổng hợp trong mqh mật thiết, rang buộc và chi phối lẫn nhau, chức năng thích ứng luôn giữ vị trí trung tâm ,có vai trò liên kết và phối hợp các chức năng phân phối , tiêu thụ và yểm trợ theo 1 mục tiêu chung thống nhất . đó là lợi nhuận tối ưu trong quá trình sx kd tren cơ sơ t/m cao nhất các nhu cầu của khách hàng .

Câu 3. Tại sao phải nghiên cứu môi trường? Hãy phân tích nội dung n/cứu các yếu tố môi trường và rút ý nghĩa của việc nghiên cứu trên đối với hoạt động Marketing của doanh nghiệp.

- Cần phải nghiên cứu môi trường vì : nghiên cứu môi trường la công việc đâu tiên , cần thiết , quan trọng đối với DN vì :

+ Môi trường là đối tượng nghiênvcứu của MKT , căn cứ vào những thông tin của MKT , DN xác định đc chiến lược của MKT đúng đắn.

+ Nghiên cứu môi trường giúp cho nhà MKT biết đc sự ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực của các yếu tố đó tới DN, đồng thời tận dụng được cơ hội thị của trường, lường trước đc rủi ro.

+ Môi trường là thước đo khách quan của mọi cơ sở sxkd là nơi đánh phá hiệu quả kd của DN đc HX thừa nhận.

- Phân tích nội dung nghiên cứu yếu tố môi trường vĩ mô rút ý nghĩa đối với hoạt động của MKT của DN .

1. Nhân khẩu ( yếu tố dân số)

- Nhân khẩu là yếu tố đầu tiên quan trọng mà bất kì NQTMKT nào cũng fải quan tâm, nhân khẩu đã tới hoạt động của MKT của các DN của yêu trên các phương tiện sau:

+ Quy mô và tốc độ tăng dân số : Là khía cạnh quan trọng tác động tới quy mô nhu cầu , thông thường quy mô dân số của 1 quốc gia , một vùng , một khu vực , một địa phương càng lớn thi quy mô thị trường lớn .Mọi công ty đều bị hấp dẫn bời những thị trường có quy mô dân số lớn , dân số tăng nhanh , chậm hay giảm sút là chỉ số bảo hiệu triển vọng tương ứng với quy mô thi trường . cho biết đc thị trường đang tăng trường hay duy thoái

+ Cơ cấu dân số : Những tham số điện hình của cơ cấu dân số thường đc các NQTMKT đặc biệt quan tẩm là : Giới tính và tuổi tác. nếu sự biến đổi về cơ cấu giới tính và tuổi tạo cơ hội cho nhóm hàng này thi lại gây ra kho khăn phản ánh cơ cấu của cầu  cho hàng hoá khác.

+ Sự thay đổi quy mô hội gia đình : các khí cạnh liên quan đến gia đình như: tuổi kết hôn, tuổi sinh con đầu long , quy mô gia đình , số lượng gia đình , số con đã đc sinh của một gia đình .. đều tác động đến các trạng thái và tính chất của thị trường từ đó phản ánh trức tiếp đến cầu , qua đó phản ánh gián tiếp đến cung

+ Tốc độ đô thị hoá : tốc độ và trào lưu muốn trờ thành dân cư đô thị , trờ thành cơ hội kd cho nhiều ngnàh

=> Nhân cứ nhân khẩu giups DN biết đc cầu phát triển hay suy thoái xác định đc cơ cầu hàng hóa tỉ lệ tăng của cung. dể trên cơ sở đó XD chiến lược kinh doanh phù hợp, mang lại hiệu quả cao

2. Kinh tế :

- Nhu cẩu cảu thị trường phụ thuộc rất lớn vào khả năng mua sắm của khách hàng trên thị trường hàng tiêu dung , khả năng mua sắm phụ thuộc rất lớn vào thu nhập của dân cư, mức giá  ..

+ Sự phân tầng lớp trong thu nhập và mua sắm điều đáng chú ý đối với các NQTMKT,phần lớn thu nhập của người dân do tiền lương, thu nhập ngời lương, thu nhập từ bán sphẩm.. đem lại nguồn tiền lương tăng lên rất chậm, trái lại nguồn thu nhập ngoài lương đối với một bôk phận dân cư là rất lớn và chi phí ko kiểm soát đc. Do đó tại thị trường VN mức bình dân về mua sắm cũng có , những mức tiêu dung theo xu hướng ‘ thường lưu hoá’ cũng rất lớn nên tạo cơ hội kd cho các ngành

+ chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phân của Đảng có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài . sự phát triển đa dạng của các thành phần kinh tế đặc biệt trong điều kiện hệ thống doanh nghiệp nhà nước vẫn ko thể nào phảt huy đc vai trò như mong muốn đã tạo nên một thi trường khổng lồ về cả hàm tư liệu sx , hàng tiêu dùng

+ Ngoài ra các yếu tố tỉ lệ lạm phát tốc đôk tăng trưởng kinh tế , lãi suất ngân hàng… đều tác động đên sự hoạt động của DN

=> Nhân cứ yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến cả cung và cầu , trên cơ sở xác định đc cầu thị trường giúp nhà MKT đưa ra chiến lược kd hiệu quả , xác định đc lượng cung cần thiết do đó thu lợi nhuận.

3. Yếu tố văn hoá – xã hội

- Văn hóa là một hệ thống giá trị, quan điểm, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi đơn nhất với một nhóm người cụ thể nào đó đc chia sẻ một cách thị trường  (Văn hóa là hệ thống các gía trị , những quan niệm, những chuẩn mực, hành vi, đặc điểm của con người đc hình thành trong điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nhất định)

- Yếu tố văn hóa bao gồm :

+ Truyền  thống Văn hóa

+ Phong tục tập quán

+ Tín ngưỡng dân cư

+ Trình độ Văn hóa

=> Nghiên cứu Văn hóa thấy được ảnh hường sâu sắc và rộng rãi đến tâm lý, tình cảm , nguyên tắc sống của dân cư… giúp DN lựa chọn sphẩm KD cho phù hợp, lựa chọn cách thức tác động vào từng đối tượng khách hàng cho phù hợp

4. Yếu tố chính trị:

- Môi trường chính trị bao gồm : Vận động điều hành của chính phủ , hệ thống pháp luật và các thông tư, chỉ thị, vai trò của các nhóm xã hội. Những diễn biến của các yếu tố này ảnh hưởng rất mạnh và cũng rất trực tiếp đếncác quyết định MKT của DN

- Phải nghiên yếu tố chính trị với các nội dung:

+ Tình hình an ninh chính trị

+ Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật. Đặc biệt pháp luật về nhà nước

+ Nằm kĩ các chinh sách

+Cơ chế điều hành của chính phủ

=> Nghiên cứu yếu tố chính trị giúp cho DN biết được sản phẩm đc phép kinh doanh, biết đc nghĩa vụ và quyền lợi của DN với nhà nước , biết đc sự thu hẹp hay mơ rộng quy mô nhằm định hướng kd. đồng thời giúp DN thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và khai thác những điều pháp luật ko quy định để nầng cao hiệu quả .

5. Yếu tố công nghệ

- Yếu tố công nghệ là nguồn lực để sang tạo ra sphẩm , dịch vụ mới , kĩ thuật liên lạc giữa DN với khách hàng. Yếu tố này thường xuyên thay đổi và thay đổi rất nhanh , chính trị thay đổi đó tạo cơ hội cho DN và là mối đe doạ doanh nghiệp trong kinh doanh . MKT phải nghiên cứu yếu tố này với nội dung:

+ Hệ thống tỏ chức của cơ quan n/cứu khao học kĩ thuật ở quốc gia đó

+ Trình độ phát triển công nghệ ở ngành( lĩnh vực ) doanh nghiệp đang nghiên cứu

+ Ngân sách danh cho hoạt động n/cứu và áp dụng khoa học kĩ thuật ở từng DN , từng vùng thị trường .

=> Nghiên cứu yếu tố này giúp DN lựa chọn công nghệ sản xuất cho phù hợp và có hướng đào tạo người lao động cho phù hợp với trình độ trong nước và trên thế giới.

6. Yếu tố tự nhiên

- Yếu tố địa lý : đc xác đinh bời danh giới địa lý thoe quy đinh của quốc tế hình thành các quốc gia .n/cứu yếu tố tự nhiên vói nội dung:

+ Tình trạng thời tiết , khi hậu ở từng vùng thị trường

+ Nguồn tài nguên thiên nhiên, trừ lượng

+ Ô nhiệm môi trường

=> Nghiên cứu yếu tố tự nhiên giúp DN nhân biết đc sự tác động của các yếu tố địa lý tới DN tư đó đưa ra chiến lược thích hợp

Kết luận: Nghiên cứu 6 yếu tố môi trường vĩ  mô giúp DN lựa chọn thị trường xâm nhập cho phù hợp với khả năng của mình và hoạt động kinh doanh cho phù hợp với môi trường từ đó nầng cao hiệu quả kinh doanh

Câu 4. Môi trường vi mô là gì? Hãy đi sâu phân tích quản trọng nhất của môi trường vi mô

- Môi trường vi mô là những lực lượng những yếu tố có quan hệ trực tiếp với từng công ty và tác động đến khả năng phục vụ khách hàng của nó .

- Phân tích yếu tố khách hàng: Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất trong môi trường vi mô vì họ là người để đạt yêu cầu, mong muốn, họ là người lựa chọn tiêu dung sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là người đánh gía chất lượng sản phẩm , dịch vụ của DN .

- Các loại khách hàng :

+ Người tiêu dung là người mua sắm và tiêu dung những sphẩm và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu và ước muốn cá nhân

+ Người trung gian là các cá nhân tổ chức kinh tế mua hàng để bán kiếm lời

+ Người ản xuất là các cá nhân, các tổ chức kinh tế mua hàng nguên nhiên vật liệu , tiếp tục ra công chế biến

- Đảng, chính phủ : Mua hàng phục vụ công tác quản lý

- Khái niệm hành vi khách hàng : Ngưòi tiêu dung là những biểu hiện thái độ , quyết đinh của nguời tiêu dung trong quá trình tìm hiểu và đánh giá sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu.thức chất nghiên cứu hành vi khách hàng người tiêu dung chính là n/cức cách thức mà mỗi người tiêu dung sd thời gian, tiên bạc, sức lực để mua sắm hàng hoá .

*  Nghiên cứu hành vi bao gồm các nội dung:

- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởn tới hành vi người tiêu dung từ đó giúp nhà MKT biết đc tại sao 2 khách hàng vào cùng cửa hàng , cùng có nhu cầu… lại chọn sản phẩm ko giống nhau

+ Nghiên quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dung

  •  Nhận biết nhu cầu : Nghiên cứu vận động này giúp cho nhà MKT biết nhu cầu nao la cấp bách , cần biết
  • Thu thập thông tin : Nhà MKT fải biết đc các nguồn thông tin người mua có thể tiếp cận từ cá nhân , thông tin thương mại, thông tin phổ thông… tiếp đến tìm hiểu cường độ thu thập thông tin , phương tiện thu thập thông tin …. Trên cơ sở đó thết kế thông điệp quảng cáo cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
  • Đánh giá thông tin thu thập: Nghiên cứu , tìm hiểm tiêu thức mà khách hàng căn cứ vào để lựa chọn sphẩm , thương hiệu , thuộc tính gía trị của sphẩm … từ đó giúp cho nhà MKT lựa chọn cách thức tác động phù hợp
  • Quyết định mua : Tìm hiệu nhân tố tác động đến giai đoạn này, làm ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua hàng , thực tế cho thấy tác động của MKT vào giai đoạn này đạt hiệu quả cao nhất
  •  Ứng xử sau khi mua: MKT theo dõi việc tiêu dung sphẩm của khách hàng để hướng dẫn sd , tìm ra ưu khuyết điểm của sphẩm , từ đó tìm ra hướng cải thiện và xây dựng được môi quan hệ tốt với khách hàng trong KD. 

Câu 5. Phân đoạn thị trường là gì? ý nghĩa của việc phân đoạn đối với hoạt động marketing của doanh nghiệp?

* Khái niệm:

- Phân đoạn thị trường là phân chia thị trường tổng thể thành các nhóm cơ sở điểm khác biệt về nhu cầu ,sở thích hay hành vi.

VD: nghiên cứu thị trường quần áo mùa hè trên thành phố : người ta chọn tiêu thức trung tâm là lứa tuổi và tiêu thức bổ sung là mốt ,màu sắc.

- Nghiên cứu thị trường kem đánh răng: Người ta cũng lựa chọn tiêu thức trung tâm là lứa tuổi :

 + Kem đánh răng giành cho lứa tuổi trẻ em là: Colgate chiếm thị phần lớn

+ Lứa tuổi thanh niên: Close up

+ Lứa tuổi trung thanh niên trở lên là: PS

 => Như vậy về thực chất phân đoạn thị trg là phân chia theo những tiêu thức nhất định thị trưởng tổng thể quy mô lớn ,không đồng nhất ,muôn hình muôn vẻ về nhu cầu thành các nhóm (định,khúc) nhỏ hơn đồng nhất về nhu cầu .

* Ý nghĩa của việc phân đoạn đối với hoạt động marketing của DN:

- Phân đoạn thị trg là nội dung quan trọng của lý thuyết Marketing, là khâu không thể thiếu đc trong việc hoạch định chiến lược MK vì:

+ Khách hang trên thị trường với số lượng rất lớn ,thường xuyên thay đổi ,nhu cầu của họ cũng rất đa dạng và phong phú ,doanh nghiệp chỉ có thể đáp ứng tốt nhu cầu khi hiểu kỹ khách hàng, cho nên phải tiến hành phân đoạn thị trường

+ Mỗi một DN trên thị trường có tiềm năng và thế mạnh khác nhau từ đó phải tiến hành phân đoạn thị trg để giúp cho họ lựa chọn đoạn thị trg mục tiêu hẹp và đồng nhất hơn thị trg tổng thể

 => Tóm lại: Phân đoạn thị trường giúp doanh nghiệp chủ động phân khách hàng theo những dấu hiệu nhất định ,nhận biết rõ nhu cầu của họ ,tập trung vào phục vụ một bộ phận khách hang cụ thể đến sự nghiệp kinh doanh đc an toàn và hiệu quả hơn vì nguồn lực của doanh nghiệp là có hạn do vậy các doanh nghiệp trước hết phân đoạn thị trường , lựa chọn mục  tiêu và từ đó tạo ra đặc tính đặc thù cho hang hóa để phục vụ cho bộ phận khách hàng đã lựa chọn.

Câu 6. Thế nào là câu hỏi mở? Cho ví dụ minh họa

- Câu hỏi mở là loại câu hỏi đưa lại cho người đc hỏi trả lời bằng lời lẽ và ý kiến riêng của mình .

- Trong khi nghiên cứu thị trường ,người ta thường hay dùng câu hỏi mở nhiều hơn ,bởi vì người đc hỏi không bị gò bó về sự trả lời .

=> Người đc hỏi có thể trả lời theo suy nghĩ thực của họ

=> Rất tốt cho việc nghiên cứu ,điều tra nhu cầu của khách hang

- Các hiểu câu hỏi mở đặc biệt có ích trong gia đình, nghiên cứu có tính chất tìm kiếm, khi cần phải xác định xem mọi người suy nghĩ gì .

VD: Bạn đã dùng thử sản phẩm comfort thơm lâu hay comfort 1 lần xả chưa ? Bạn có thể cho biết ý kiến của bạn về hai loại sản phẩm này đc không?

- Người hỏi có thể gợi ý để cho người đc hỏi trả lời .

VD: Khi sử dụng sản phẩm này ,điều gì đã làm cho bạn thích nhất ?

+ Đặt ra cho người đc hỏi một câu không hoàn chỉnh ,đề nghị người đc hỏi trả lời .

+ Giới thiệu cho người đc hỏi một câu chuyện không hoàn thành và đề nghị người đc hỏi hoàn thành nó .

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh marketing mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm content marketing mới nhất

Mức lương của thực tập sinh marketing là bao nhiêu ?

 

 

 

Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!