1. Ngành tâm lý học là gì?
Ngành tâm lý học là ngành nghiên cứu về tất cả những gì liên quan đến tâm lý. Từ biểu cảm, tâm trạng, hành vi và các tác động tâm lý. Tâm lý học nghiên cứu những gì bên trong của con người, kể cả mọi rối nhiễu tinh thần đến những giá trị tinh thần cao đẹp ở con người.
Ngành tâm lý học rất rộng, trong đó nghiên cứu rất nhiều khía cạnh khác nhau của con người. Ví dụ như: Tâm lý học lao động, tâm lý phụ nữ sau sinh, tâm lý trẻ em, tâm lý thanh thiếu niên. Để nói rằng ngành tâm lý học rất sâu và rộng, vì đối tượng nghiên cứu của ngành là về con người. Đọc tiếp những nội dung review ngành tâm lý học để biết rõ hơn.
Đọc thêm: MBTI là gì? Các nhóm tính cách MBTI lựa chọn nghề nghiệp phù hợp
2. Ngành tâm lý học thi khối gì?
Ngành tâm lý học có rất nhiều khối ngành để xét tuyển. Tùy vào mỗi trường đại học sẽ có khối ngành xét tuyển khác nhau. Tổ hợp môn xét tuyển phổ biến nhất ở ngành tâm lý học là tổ hợp B00. Ngoài ra còn có một số khối thi khác, việc lựa chọn khối thi xét tuyển sẽ tùy thuộc vào từng trường đại học.
Các khối xét tuyển ngành tâm lý học:
- Khối C00: bao gồm Văn, Sử, Địa.
- Khối B00: bao gồm Toán, Hóa, Sinh.
- Khối B03: có các môn Toán, Văn, Sinh.
- Khối B08: Toán, Tiếng Anh, Sinh
- Khối D01: các môn Toán, Văn, Tiếng Anh.
- Khối D14: Tiếng Anh, Văn, Sử.
3. Các chuyên ngành của tâm lý học?
Đối tượng nghiên cứu là con người nên ngành tâm lý học được chia ra nhiều chuyên ngành nhỏ. Như là tâm lý học giáo dục, tâm lý học tội phạm, tâm lý học hành vi, tâm lý học lâm sàng, tâm lý học xã hội, tâm lý học quản lý, tâm lý học ứng dụng, tâm lý học phát triển.
Tùy vào sở thích và sở trường của bản thân hãy chọn 1 chuyên ngành tâm lý để học. Vì mỗi chuyên ngành có vai trò quyết định công việc tương lai của bạn. Nếu như bạn thích trẻ em thì có thể chọn tâm lý học giáo dục, được làm việc tại các trường học. Nếu bạn thích điều tra thì hãy chọn tâm lý học tội phạm. Bạn có thể tham gia phỏng vấn và điều tra tội phạm với các trinh sát và công an. Nếu thích nghiên cứu và làm việc tại các tổ chức phi chính phủ hãy chọn tâm lý học xã hội. Còn rất nhiều sự lựa chọn khác bạn hãy tìm hiểu kỹ về từng chuyên ngành nhé.
Đọc thêm: "Deep learning" là gì? Phương pháp học nhiều nhớ lâu nổi tiếng
4. Học Tâm lý học trong bao lâu?
Ngành tâm lý học tuy cũng liên quan đến khám chữa bệnh nhưng không học lâu như ngành Y và Dược. Ngành tâm lý học được đào tạo hệ đại học là 4 năm. Nếu bạn muốn học lên thạc sĩ sẽ mất thêm 1,5 đến 2 năm. Đối với trình độ tiến sĩ sẽ mất thời gian từ 3 đến 6 năm. Ngành Tâm lý học khá đặc thù khi chỉ dừng lại ở trình độ cử nhân bạn sẽ không thể có được những công việc tốt vì tâm lý là một phạm trù rộng và đòi hỏi sự nghiên cứu chuyên sâu. Thông thường sau 4 năm học Đại học ngành Tâm lý học, các sinh viên sẽ tiếp tục nghiên cứu lên cao học.
Nếu bạn muốn rút ngắn thời gian học đại học có thể học theo cách sau. Đối với học đại học sẽ quy định sinh viên tốt nghiệp cần có bao nhiêu tín chỉ, tương đương với bao nhiêu môn học bắt buộc và tự chọn. Nếu bạn hoàn thành số học phần càng sớm sẽ được xét tốt nghiệp sớm. Bạn có thể tranh thủ học 3 tháng hè hoặc đăng ký học xen kẽ.
Đọc thêm: Ngành giáo dục học là gì? 5 nghề nghiệp triển vọng cho sinh viên ngành giáo dục
5. Ai phù hợp với ngành tâm lý học?
Ngành tâm lý học không phải ai muốn học cũng học được. Bởi vì mỗi ngành sẽ có những đặc thù công việc khác nhau. Vì vậy khi làm việc trong ngành tâm lý học đòi hỏi bạn phải có sẵn những yếu tố dưới đây.
- Thích nghiên cứu chuyên sâu.
- Thích tìm hiểu về nội tâm của con người.
- Biết lắng nghe và chia sẻ với mọi người.
- Có thể linh hoạt trong nhiều tình huống.
- Khả năng giải quyết vấn đề cao.
- Kỹ năng giao tiếp tốt.
- Chịu khó và áp lực tốt.
Hãy cân nhắc xem bạn có những yếu tố nào sau đây không. Vì không phải cứ học là được, mà phải thực sự yêu thích và phù hợp với nó. Đã có rất nhiều bạn sinh viên khi chọn ngành học không nghiên cứu kỹ lưỡng. Đến thời điểm vào học chuyên ngành sinh viên mới nhận ra mình không phù hợp muốn đổi ngành. Nếu đổi chuyên ngành sẽ làm gián đoạn việc học cũng như làm mất thời gian của bạn.
Đọc thêm: Bác sĩ tâm lý là gì? 7 tố chất cần có để theo đuổi ngành Tâm lý học
6. Những công việc lương cao cho ngành Tâm lý học
Nhiều bạn thắc mắc rằng học tâm lý học ra thì làm công việc gì. Không chỉ mỗi bạn thắc mắc mà sinh viên học mọi ngành học đều thắc mắc về vấn đề này. Mục đích học tập tiên quyết là để tìm được một công việc phù hợp và lâu dài. Đảm bảo được thu nhập cá nhân được ổn định về sau.
Như đã nói ở trên, ngành tâm lý học có cơ hội việc làm rất cao do nhu cầu xã hội đang quan tâm nhiều hơn về mặt tinh thần. Học ngành tâm lý học ra bạn sẽ không chỉ làm bác sĩ trị liệu và tư vấn tâm lý. Mà bạn còn có thể ứng tuyển được rất nhiều vị trí công việc tưởng chừng như không liên quan.
- Bác sĩ tâm lý: đây là hình dung công việc đầu tiên mà nhiều sinh viên nghĩ đến. Bạn sẽ có trách nhiệm thăm khám, tư vấn và giúp bệnh nhân điều trị tâm lý.
- Tư vấn tâm lý học đường: ở các trường học đều có bộ phận tư vấn tâm lý học đường. Nhằm giúp giải quyết các vấn đề tâm lý cho các em học sinh.
- Phân tích tâm lý khách hàng: với vị trí này bạn sẽ phải phân tích các hành vi của khách hàng. Làm việc tại các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh
- Chuyên viên tư vấn tâm lý lao động: công việc này làm ở các công ty và doanh nghiệp. Bạn sẽ tư vấn và đưa ra hướng giải quyết cho các vấn đề nội bộ.
- Giảng dạy tâm lý: bạn có thể học lên bằng thạc sĩ để giảng dạy tại các trường đại học.
Như vậy, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Ngành tâm lý học. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của Ngành tâm lý học là gì? Công việc ngành Tâm lý lương cao và thực hành hiệu quả.
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn: