TÌM HIỂU VỀ MÔN HỌC
1. Thông tin chung
- Tên học phần: Tâm lý học xã hội
- Tín chỉ: 03
- Tính chất: Bắt buộc
2. Mô tả học phần
Học phần Tâm lý học xã hội giới thiệu những kiến thức khái quát chung về tâm lý học xã hội với tư cách là một khoa học: Đối tượng nghiên cứu, các nhiệm vụ, các nguyên tắc và các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học xã hội, các quy luật hình thành các hiện tượng tâm lý xã hội; Các kiến thức cơ bản về nhóm, tập thể và đám đông, vấn đề thủ lĩnh và người lãnh đạo nhóm; Bản chất, vai trò, cơ chế hình thành các hiện tượng tâm lý xã hội: Bầu không khí tâm lý xã hội, tâm trạng xã hội, truyền thống, dư luận xã hội; Vấn đề giao tiếp xã hội; Hành vi xã hội: Khái niệm, cơ sở hình thành, ảnh hưởng của nhóm đến hành vi xã hội của cá nhân; Vấn đề nhân cách xã hội: Khái niệm, cấu trúc, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và thay đổi nhân cách.
3. Mục tiêu của học phần đối với người học
Mục tiêu về kiến thức
- Xác định được đối tượng, nhiệm vụ của TLH xã hội, trình bày được nội dung các nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu của TLH xã hội.
- Trình bày được nội dung và nêu ững dụng của các quy luật hình thành các hiện tượng tâm lý xã hội
- Phân tích được: Khái niệm, cấu trúc tâm lý, cơ chế hình thành của Nhóm, đám đông và tập thể, vấn đề thủ lĩnh nhóm và người lãnh đạo tập thể.
- Trình bày được: Bản chất, vai trò và cơ chế hình thành các hiện tương tâm lý xã hội: Bầu không khí tâm lý XH, tâm trạng XH, truyền thống XH, dư luận XH.
- Trình bày được một số vấn đề chung về giao tiếp xã hội, vấn đề ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình giao tiếp xã hội.
- Phân tích được khái niệm, cơ sở hình thành hành vi xã hội, ảnh hưởng của nhóm đến hành vi xã hội của cá nhân; Cấu trúc, phân loại nhân cách trong TLH xã hội, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và sự thay đổi nhân cách.
Mục tiêu về kĩ năng
- Hình thành được kỹ năng vận dụng kiến thức Tâm lý xã hội vào nghiên cứu các vấn đề tâm lý xã hội.
- Biết vận dụng kiến thức Tâm lý xã hội vào giải thích các hiện tượng tâm lý xảy ra trong đời sống xã hội.
- Rèn luyện các kỹ năng vận dụng các kiến thức TLH xã hội để giải quyết tốt các tình huống trong các mối quan hệ xã hội, trong đời sống và trong công tác nghề nghiệp sau này.
- Quá trình học tập còn hình thành cho sinh viên một số kỹ năng cơ bản: Kỹ năng giao tiếp - ứng xử, kỹ năng tổ chức các hoạt động nhóm, kỹ năng làm việc độc lập, …
Mục tiêu về thái độ
- Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
Tài liệu bao gồm:
Chương 1: Nhập môn tâm lý học xã hội
1. Khái niệm tâm lý xã hội
2. Sơ lược lịch sử hình thành Tâm lý học xã hội
3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học xã hội
4. Phương pháp nghiên cứu Tâm lý học xã hội
5. Mối quan hệ giữa Tâm lý học xã hội với các khoa học khác
6. Ứng dụng của Tâm lý học xã hội
Chương 2: Các quy luật, cơ chế hình thành vfa phát triển hiện tượng tâm lý xã hội
1. Quy luật hình thành và phát triển các hiện tượng tâm lý xã hội
2. Cơ chế hình thành và phát triển các hiện tượng tâm lý xã hội
Chương 3: Giao tiếp xã hội
1. Liên hệ xã hội
2. Các hình thức giao tiếp xã hội
3. Tri giác xã hội
Chương 4: Ảnh hưởng xã hội, định kiến xã hội và sự xâm kích
1. Khái quát về nhóm xã hội
2. Ảnh hưởng xã hội
3. Định kiến xã hội
4. Sự xâm kích
Chương 5: Nhân cách trong tâm lý học xã hội
1. Khái quát về nhân cách
2. Sự xã hội hóa của nhân cách
3. Quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân cách
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh tâm lý
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm gia sư, trợ giảng Tiếng anh mới nhất
Mức lương của thực tập sinh tâm lý là bao nhiêu?
Được cập nhật 28/03/2024
222 lượt xem