Công việc của Thực tập sinh Kiến Trúc là gì?

Thực tập sinh kiến trúc là một vị trí dành cho những bạn sinh viên đang còn đi học hoặc những cử nhân tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kiến trúc. Thực tập sinh kiến trúc sẽ được hỗ trợ và hướng dẫn bởi những người có kinh nghiệm và chuyên môn. Làm việc thực tế để học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm về ngành nghề mà mình đã được đào tạo tại trường lớp.

Mô tả công việc của thực tập sinh kiến trúc 

Công việc của một thực tập sinh kiến trúc về cơ bản cũng thực hiện các công việc giống nhân viên chính thức nhưng phần nhiều thiên về hướng hỗ trợ cũng như có sự giám sát hướng dẫn của người phụ trách để rà soát lại công việc và tránh sai sót nghiêm trọng đáng có. Hơn nữa, việc bạn thực tập trong vị trí nào, tại công ty nào cũng có thể ảnh hưởng. Nhìn chung, mô tả công việc của thực tập sinh kiến trúc là:

  • Tiến hành chụp ảnh, ghi chép và gặp gỡ dân địa phương, những người liên quan để trao đổi ý kiến cũng như tìm kiếm ý tưởng.
  • Vạch ra kế hoạch công việc và bắt đầu thiết kế: vẽ mặt bằng, mặt đứng, phối cảnh,...
  • Hoàn thành hồ sơ thiết kế bản vẽ và bảo vệ trước cơ quan chức năng, chủ đầu tư,...
  • Công việc thường được thực hiện theo nhóm vì có quy mô rộng rãi và phức tạp.
  • Lên kế hoạch thiết kế tổng quan và chi tiết
  • Thiết kế các bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kỹ thuật thi công cho các dự án, công trình xây dựng,…
  • Xác định các loại nguyên vật liệu sử dụng cho dự án.
  • Trò chuyện, tìm hiểu để nắm được tâm lý, sở thích, nhu cầu của chủ nhà và tìm ra hướng thiết kế phù hợp nhất.
  • Thiết kế, lựa chọn và sắp xếp, bố trí nội thất bên trong công trình như: bàn, ghế, tủ, đèn, trang trí tường, trần nhà, sàn,... sao cho đảm bảo tính đồng bộ, hài hòa và đẹp mắt.
  • Tham gia các cuộc họp với các bên liên quan, khách hàng; đóng góp ý kiến, chỉnh sửa bản thiết kế dựa trên sự thống nhất chung giữa các bên.
Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3.7 ★
Khoảng lương năm 36-60 M
Cơ hội nghề nghiệp
3.7 ★
Số năm kinh nghiệm 0 - 1 năm

Thực tập sinh Kiến Trúc có mức lương bao nhiêu?

36-60 triệu /năm
Tổng lương
36-60 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
3-5 triệu
/năm

Lương bổ sung

36-60 triệu

/năm
36 M
60 M
0 M 66 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Thực tập sinh Kiến Trúc

Tìm hiểu cách trở thành Thực tập sinh Kiến Trúc, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Thực tập sinh Kiến Trúc

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
85%
2 - 4
15%
5 - 7
0%
8+
0%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Thực tập sinh Kiến Trúc?

Yêu cầu tuyển dụng của Thực tập sinh kiến trúc  

Yêu cầu về trình độ

Làm việc tại phòng xây dựng, không nhất thiết bạn có bằng chuyên môn về hoạch định kế hoạch vì thực trạng làm trái ngành vẫn đang rất phổ biến. Tuy vậy, nếu muốn phát triển lên nhân viên thẩm định, bạn chắc chắn cần sở hữu một tấm bằng cử nhân liên quan đến kiến trúc.

Dẫu biết thực lực mới là điều quan trọng nhưng trong cuộc cạnh tranh nếu một người vừa được đào tạo đúng chuyên môn, vừa có thực lực ngang ngửa bạn thì họ sẽ giành lợi thế cao hơn. Công việc của kiến trúc sư đòi hỏi tính nghệ thuật, sự khéo léo và một ít kiến thức về toán học. Bởi một bản thiết kế sau khi hoàn thiện và muốn triển khai thực tế, ứng dụng vào thực tiễn thì cần phải dựa trên cơ sở đo lường chính xác với các tỷ lệ phù hợp. Chính vì vậy, để theo đuổi ngành nghề này, bạn cần phải có một nền tảng kiến thức vững chắc về toán học.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Khả năng vẽ: Đây là kỹ năng bạn buộc phải có nếu muốn theo nghề kiến trúc sư. Mặc dù năng lực tư duy thẩm mỹ và khả năng nhận thức, tạo dựng cái đẹp quan trọng hơn kỹ năng vẽ. Tuy nhiên, nếu không thể vẽ bạn sẽ khó theo nghề kiến trúc bởi vì vẽ chính là công cụ giúp bạn thể hiện các ý tưởng kiến trúc.
  • Tư duy logic, óc thẩm mỹ: Các kiến trúc sư phải có óc thẩm mỹ tốt, phong phú để có thể sáng tạo nên những công trình kiến trúc mới mẻ, độc đáo. Đồng thời, họ cũng cần đến tư duy logic của một nhà khoa học để tạo ra các tác phẩm kiến trúc với vẻ đẹp hoàn hảo, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của khách hàng.
  • Khả năng giao tiếp: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những ai mong muốn làm việc ở vị trí thực tập sinh kiến trúc, càng giỏi giao tiếp đến đâu, khả năng thành công càng cao đến đấy... Vì thế, nhân sự thực tập tại vị trí điều hành tour phải có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình để trình bày rõ ràng mọi thứ, ghi điểm trong mắt khách hàng. 
  • Khả năng ngoại ngữ: Thành thạo ngoại ngữ như Anh, Trung, Nhật,... sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc giao tiếp và làm việc với đối tác. Ngoài ra, nó còn giúp bạn đọc hiểu các tài liệu nước ngoài liên quan đến các phần mềm, xây dựng kế hoạch, giao tiếp với đối tác,...
  • Đam mê: Để theo đuổi việc làm ngành kiến trúc lâu dài thì bạn cần phải có đam mê và sự kiên định bởi công việc này không hề dễ dàng mà đòi hỏi nhiều kỹ năng tổng hợp.
  • Tinh thần ham học hỏi: Khoa học công nghệ có những bước tiến phát triển mới, nếu không có sự nhanh nhạy nắm bắt, ham học hỏi thì thực tập sinh kiến trúc sẽ không thể giỏi được. Để nâng cao chất lượng chuyên môn thì thực tập sinh kiến trúc luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Do đó, hãy tích cực trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm để phát triển tương lai hơn nhé!
  • Tinh thần mạnh mẽ: Trong công việc thực tập sinh kiến trúc sẽ không thể tránh khỏi những chuyện làm cho mình bị căng thẳng. Do làm việc quá nhiều không có thời gian nghỉ ngơi. Đặc thù của của thực tập sinh kiến trúc là bạn phải có một tinh thép, không được sợ hãi và chịu được áp lực công việc.
  • Rèn luyện tính cẩn thận: Tính cẩn thận là một trong những đức tính rất cần thiết mà những người làm ngành kiến trúc nói chung, làm thực tập sinh kiến trúc nói riêng cần phải có.
  • Luôn chăm chỉ và chịu khó trong công việc: Với những tổng hợp công việc của ngành kiến trúc ở trên thì chắc hẳn rằng bạn cũng đã thấy được sự vất vả của nghề này. Do đó, nếu không có sự chịu khó, chịu khổ thì bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc được giao.

Lộ trình thăng tiến của Thực tập sinh kiến trúc  

Từ 0 - 1 năm: Thực tập sinh kiến trúc

Đây là bước đệm quan trọng để sinh viên hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ làm việc trước khi chính thức hành nghề. Trong thời gian thực tập tại các công ty,doanh nghiệp,… sinh viên sẽ có cơ hội cọ sát và có cái nhìn chân thực nhất về công việc tương lai của mình.

Từ 2 - 4 năm: Kiến trúc sư

Khi bạn có kinh nghiệm làm việc từ 2 – 3 năm, bạn có thể lên vị trí kiến trúc sư. Đây là lúc bạn nên tập trung học hỏi, phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Tùy vào từng cơ sở mà bạn sẽ được đào tạo thêm chuyên môn. Tuy nhiên, để thăng tiến dễ dàng hơn, bạn sẽ phải tự chủ động học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thông qua công việc thực tế, từ những thành công hay từ chính thất bại của bản thân.

Từ 4 - 6 năm: Quản lý/ đào tạo kiến trúc sư

Khi bạn có kinh nghiệm làm việc từ 4 - 6 năm, bạn có thể lên vị trí quản lý kiến trúc. Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực và kĩ năng quản lý bạn sẽ nhận được mức lương hấp dẫn. 

Đánh giá, chia sẻ về Thực tập sinh Kiến Trúc

Các Thực tập sinh Kiến Trúc chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Đang cập nhật...

Phỏng vấn Thực tập sinh Kiến Trúc

Điều gì đã truyền cảm hứng cho bạn theo đuổi sự nghiệp kiến ​​trúc?
1900.com.vn
Thực tập sinh Kiến Trúc
Q: Điều gì đã truyền cảm hứng cho bạn theo đuổi sự nghiệp kiến ​​trúc?
26/01/2024
1 câu trả lời

Ví dụ: “Tôi bắt đầu yêu thích kiến ​​trúc từ khi còn nhỏ. Cha tôi là một kiến ​​trúc sư và tôi có những kỷ niệm sống động khi tham quan một số dự án của ông, điều này đã truyền cảm hứng cho tôi theo đuổi lĩnh vực này. Khi lớn lên, tôi theo học các lớp liên quan đến kiến ​​trúc và thiết kế, và niềm đam mê của tôi với lĩnh vực này ngày càng tăng lên. Kể từ đó, tôi đã có cơ hội làm việc trong một số dự án với tư cách là thực tập sinh ở nhiều công ty khác nhau, nơi tôi đã phát triển các kỹ năng kỹ thuật vững chắc và thu được kiến ​​thức quý giá về nghề nghiệp. Tôi đam mê kiến ​​trúc vì nó cho phép tôi kết hợp khả năng sáng tạo của mình với các kỹ năng giải quyết vấn đề, đồng thời tạo ra tác động tích cực đến cuộc sống của mọi người. Tôi tin rằng kinh nghiệm và sự nhiệt tình của mình khiến tôi trở thành ứng cử viên hoàn hảo cho vai trò này.”

Mô tả trải nghiệm của bạn với phần mềm CAD và các công cụ thiết kế khác.
1900.com.vn
Thực tập sinh Kiến Trúc
Q: Mô tả trải nghiệm của bạn với phần mềm CAD và các công cụ thiết kế khác.
26/01/2024
1 câu trả lời

Ví dụ: “Tôi đam mê kiến ​​trúc từ khi còn nhỏ và niềm đam mê của tôi chỉ lớn dần khi tôi bắt đầu tham gia các lớp học ở trường đại học. Tôi có kinh nghiệm với nhiều chương trình CAD khác nhau, chẳng hạn như AutoCAD, SketchUp Pro và Revit, những chương trình mà tôi đã sử dụng để tạo mô hình 3D của các tòa nhà cho các dự án lớp học. Mùa hè năm ngoái, tôi cũng đã thực tập tại một công ty kiến ​​trúc, nơi tôi đã có được kinh nghiệm thực tế khi sử dụng những công cụ này để hỗ trợ trong quá trình thiết kế. Tôi tự tin rằng tôi có thể nhanh chóng bắt kịp mọi phần mềm hoặc công cụ thiết kế mới mà bạn có thể sử dụng.”

Bạn tiếp cận cách giải quyết vấn đề như thế nào khi thiết kế các tòa nhà hoặc không gian?
1900.com.vn
Thực tập sinh Kiến Trúc
Q: Bạn tiếp cận cách giải quyết vấn đề như thế nào khi thiết kế các tòa nhà hoặc không gian?
26/01/2024
1 câu trả lời

Ví dụ: “Khi tôi được giao nhiệm vụ thiết kế một tòa nhà hoặc không gian, bước đầu tiên tôi thực hiện là nghiên cứu và phân tích các giải pháp hiện có. Điều này giúp tôi hiểu những gì đã được thực hiện trong quá khứ và cung cấp cho tôi những ý tưởng có thể dùng làm điểm khởi đầu cho quá trình thiết kế của riêng tôi. Sau khi hiểu rõ vấn đề trước mắt, tôi thích động não các ý tưởng và đưa ra các giải pháp sáng tạo. Tôi cũng đảm bảo xem xét mọi trở ngại hoặc thách thức tiềm ẩn có thể phát sinh trong quá trình thực hiện dự án, để tôi có thể lên kế hoạch trước và giải quyết chúng một cách chủ động.”

Bạn có quen thuộc với các quy định và quy định xây dựng mới nhất không?
1900.com.vn
Thực tập sinh Kiến Trúc
Q: Bạn có quen thuộc với các quy định và quy định xây dựng mới nhất không?
26/01/2024
1 câu trả lời

Ví dụ: “Tôi rất quen thuộc với các quy định và quy tắc xây dựng mới nhất. Tôi đã tham gia một số khóa học ở trường để cập nhật những thay đổi, cũng như tham dự các hội thảo trực tuyến và hội thảo liên quan đến chủ đề này. Trong kỳ thực tập trước đây, tôi chịu trách nhiệm áp dụng các quy định này cho tất cả các dự án. Tôi cũng đảm bảo rằng tôi thường xuyên đọc các ấn phẩm trong ngành để có thể cập nhật thông tin về bất kỳ sự phát triển hoặc thay đổi mới nào. Tôi hiểu tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp và quy định của địa phương khi thiết kế các tòa nhà và tôi rất tự hào khi đảm bảo rằng mọi dự án đều được hoàn thành một cách an toàn và chính xác.”

Câu hỏi thường gặp về Thực tập sinh Kiến Trúc

Thực tập sinh kiến trúc là một vị trí dành cho những bạn sinh viên đang còn đi học hoặc những cử nhân tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. thực tập sinh kiến trúc sẽ được hỗ trợ và hướng dẫn bởi những người có kinh nghiệm và chuyên môn. Làm việc thực tế để học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm về ngành nghề mà mình đã được đào tạo tại trường lớp.

Thông thường, vị trí thực tập sinh kiến trúc thường không có hoặc lương khá thấp. Quãng thời gian đi thực tập là lúc bạn có cơ hội cọ sát, rèn luyện và nâng cao kỹ năng của bản thân, không nên quá kỳ vọng vào thu nhập ở thời điểm này. Thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đều trợ cấp cho thực tập sinh. Tùy vào quy mô công ty và mức độ công việc, lương trung bình của một thực tập sinh tiếng dao động từ 3 - 5M đồng/tháng (toàn thời gian) nếu làm tốt sẽ được nâng lên làm nhân viên chính thức.

Lưu ý rằng đây chỉ là ước lượng và mức lương thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Mức lương cũng có thể được điều chỉnh dựa trên các yếu tố như khu vực địa lý, quy mô công ty, và tình hình kinh tế chung. 

Lưu ý rằng đây chỉ là ước lượng và mức lương thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Mức lương cũng có thể được điều chỉnh dựa trên các yếu tố như khu vực địa lý, quy mô công ty, và tình hình kinh tế chung.  

Một số câu hỏi phỏng vấn công việc thực tập sinh kiến trúc  phổ biến:

- Giới thiệu sơ lược về bản thân bạn? 

- Bạn đã tìm hiểu gì về công việc, vị trí mà bạn đang ứng tuyển?

- Bạn có thể mô tả sơ lược về những công việc bạn đã làm? Nhiệm vụ chính ở công việc gần đây nhất của bạn là gì?

- Những thành tựu nào đã đạt được trong công việc khiến bạn tự hào nhất?

- Tình huống khó khăn nhất trong công việc bạn từng gặp là gì? Cách bạn giải quyết vấn đề khó khăn đó như thế nào?

- Hãy kể về một trường hợp mà bạn cảm thấy hối tiếc trong cuộc sống/công - việc. Vì sao bạn cảm thấy hối tiếc về điều đó? Nếu có thể làm lại, bạn nghĩ mình sẽ làm điều gì để có kết quả tốt hơn?

- Bạn nghĩ mình có những tố chất/ kỹ năng nào phù hợp với công việc này?

- Nếu người quản lý của bạn yêu cầu bạn làm điều gì đó mà bạn không đồng ý, bạn sẽ làm gì?

- Điểm bạn cần cải thiện trong thời điểm này là gì? Bạn có kế hoạch để cải thiện những điểm này chưa?

- Điều gì ở đồng nghiệp cũ/ người quản lý cũ làm bạn khó chịu?

- Bạn nghĩ mình là người có khả năng làm việc độc lập tốt hay làm việc nhóm tốt? Bạn có thể chia sẻ một trường hợp cụ thể không?

Để có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, bên cạnh những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn thì cũng đòi hỏi một thực tập sinh kiến trúc có những những kỹ năng quan trọng như:

- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là một yếu tố cần thiết trong việc xây dựng lòng tin và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Khi đã tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ, lắng nghe và hiểu rõ nhu cầu của họ, bạn sẽ đưa ra giải pháp phù hợp và khiến khách hàng hài lòng.

- Kỹ năng lắng nghe: Kỹ năng lắng nghe chính là sợi dây liên kết giữa các thực tập sinh kiến trúc và khách hàng. Khi bạn lắng nghe những gì khách hàng nói, bạn sẽ nắm bắt được nhu cầu, tâm lý và mong muốn của họ để đáp ứng nó kịp thời.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong bất kỳ công việc nào, khi làm việc với khách hàng sẽ nảy sinh nhiều vấn đề lớn, nhỏ. Những lúc này đòi hỏi bạn phải hết sức bình tĩnh và đưa ra những giải pháp khéo léo để giải quyết vấn đề, tránh gây mất thiện cảm và khó chịu ở khách hàng.

Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng thực tập sinh kiến trúc  các ứng viên phải trải qua một quá trình đào tạo bài bản.

Để trở thành thực tập sinh kiến trúc , bạn cần những điều sau:

- Tốt nghiệp trường đại học, cao đẳng thuộc chuyên ngành kiến trúc, xây dựng hoặc những chuyên ngành liên quan.

- Hiểu biết và sử dụng thành thạo các ứng dụng của Microsoft, phần mềm, công cụ hỗ trợ thiết kế như AutoCad, Photoshop,...

- Có đầy đủ những kỹ năng cơ bản và cần thiết như: kỹ năng thiết kế, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, gu thẩm mỹ tốt và sáng tạo,...

- Có sự cẩn trọng, tỉ mỉ, linh hoạt và biết ứng biến nhanh trong công việc.

- Trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) tốt là một lợi thế.

- Nghiệp vụ tin học văn phòng tốt và biết cách sử dụng cơ bản các phần mềm thiết kế.

Bài viết xem nhiều