Nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thông tin vẫn “Hot” trong 2023

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật cùng quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ ở trong nước cũng như trên thế giới, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) phát triển ngày càng nhiều về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, nguồn nhân lực dành cho lĩnh vực này hiện chưa đáp ứng được kỳ vọng và ngành CNTT cần một thị trường rất lớn trong năm 2023 hiện nay.

1. Cơ hội và thách thức với nghề IT  - Công nghệ thông tin ở Việt Nam

Cơ hội với nghề IT  - Công nghệ thông tin ở Việt Nam

  • Kinh tế Việt Nam đang “thích ứng” với giai đoạn “bình thường mới”: Kết quả khảo sát  chỉ ra rằng, có tới khoảng 63,2% doanh nghiệp công nghệ tin tưởng việc kinh tế Việt Nam thích ứng trong giai đoạn bình thường mới là cơ hội lớn để phát triển trong tương lai.
  • Làn sóng dịch chuyển của các tập đoàn công nghệ lớn từ Trung Quốc sang khu vực Đông Nam Á: Căng thẳng chiến tranh thương mại – công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến Việt Nam nổi lên như một điểm đến đầy tiềm năng trong khu vực ASEAN. Các nhà đầu tư nước ngoài thay vì chủ yếu đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến – chế tạo, bất động sản, bán buôn, bán lẻ… thì nay xu hướng đó đã dịch chuyển sang các lĩnh vực Công nghệ thông tin, công nghệ cao; Thiết bị điện tử, phụ kiện; Logistics, thương mại điện tử…
  • Covid-19 đẩy nhanh công tác chuyển đổi số trên cả nước: Các sản phẩm công nghệ nổi lên trở thành một trong những phương thức quan trọng trong việc truy vết các ca bệnh covid, khắc phục các hạn chế khi không offline được như phần mềm họp trực tuyến, phần mềm học trực tuyến, thanh toán online,…

Ngân hàng nhà nước đã trình lên Chính phủ cho phép thí điểm Mobile Money để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Hơn nữa, hành vi người tiêu dùng đang dần thay đổi theo hướng chi tiêu thanh toán không dùng tiền mặt tạo “cơ hội vàng” cho lĩnh vực kinh doanh trực tuyến nở rộ, trở thành mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp IT Việt Nam.

  • Quốc hội chính thức phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EVFTA: Cam kết không đánh thuế nhập khẩu đối với giao dịch điện tử giữa Việt Nam và EU sẽ làm tăng các dự án hạ tầng phục vụ cho sự phát triển thương mại điện tử, giúp hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường EU và ngược lại.
  • Thử nghiệm mạng 5G thành công, thị trường viễn thông “nóng” trở lại: Thị trường viễn thông sẽ chứng kiến những cuộc đua của các nhà mạng trong việc nghiên cứu và triển khai các sản phẩm, dịch vụ 5G để chứng minh trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp.

Ngoài ra, xu hướng khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ ở Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp truyền thống trong các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp, bất động sản cũng đang chuyển mình sang các lĩnh vực liên quan đến chuyển đổi số và thương mại điện tử.

Thách thức với nghề IT  - Công nghệ thông tin ở Việt Nam

Song song với các cơ hội, thách thức luôn đi kèm, nếu tận dụng được các thách thức, cũng có thể xem chúng như “động lực” giúp nâng cao năng lực phát triển và cạnh tranh của ngành IT trong nước:

  • Thiếu điều kiện nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ: Các công ty trong nước phần lớn chưa đề cao, cũng như chưa có nguồn vốn lớn để đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ.
  • Thiếu hụt nguồn nhân lực IT chất lượng cao: Có một thực trạng là tỷ lệ IT không có việc làm vẫn cao, trong khi các doanh nghiệp vẫn khó khăn khi tuyển dụng, cơ hội nghề nghiệp cho các IT nhiều vô số với mức lương cao, chế độ ưu đãi nhiều hơn hầu hết các lĩnh vực khác. Nguyên nhân là do có nhân lực IT, nhưng nhân lực đấy chưa đáp ứng được chất lượng và chuyên môn sâu về công nghệ.
  • Thị trường tiêu thụ rối loạn do chưa ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu trong thời kỳ Covid: Qua đây các doanh nghiệp cũng rút ra được bài học lớn, nâng cao tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro, đa dạng hóa, dự trù các nguồn cung/ cầu để tránh bài toán bỏ trứng vào hết một giỏ.
  • Thiếu chính sách, thể chế, quy định pháp luật hỗ trợ của Nhà nước: Năng lực tài chính doanh nghiệp yếu cùng với các khó khăn trong việc tiếp cận vốn, thiếu hụt vốn đầu tư do cơ chế chính sách chưa phù hợp đã tạo thành rào cản phát triển công nghệ.

2. Nhu cầu nhân lực ngành CNTT Việt Nam đang nóng lên từng ngày

Thực trạng nguồn nhân lực ngành CNTT tại Việt Nam

Dự báo từ năm 2022 - 2024, Việt Nam vẫn thiếu hụt 150.000 - 195.000 lập trình viên/kỹ sư hằng năm. Khoảng cách này dự kiến còn cao cho đến năm 2024 khi nhu cầu lên tới thêm 80.000 lập trình viên. Trong khi đó, làn sóng đầu tư nước ngoài đã mang đến nhiều cơ hội cho thị trường lao động IT Việt Nam trở nên sôi động nhất từ trước đến nay. Việt Nam đang thu hút các công ty IT lớn trên thế giới và trong khu vực đầu tư, nên các hoạt động tuyển dụng và xây dựng đội ngũ kỹ sư phát triển sản phẩm, dịch vụ được đẩy mạnh.

Đáng chú ý, hiện nay chỉ có 35% trong số 57.000 sinh viên chuyên ngành IT đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, số còn lại phải đào tạo lại. Dù được săn đón với mức lương hấp dẫn, nguồn cung nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và tốc độ phát triển của ngành. Sự thiếu hụt này xuất phát từ chênh lệch giữa trình độ của lập trình viên và yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Tương lai ngành Công nghệ thông tin ở Việt Nam

So với những năm đầu của thế kỉ XX, công nghệ thông tin đã có bước nhảy vọt lớn. Theo thống kê những năm đầu thế kỉ XX, công nghệ thông tin chỉ chiếm 0.5% tổng GDP cả nước. Trong những năm gần đây, thực trạng công nghệ thông tin ở Việt Nam đã có những bước tiến lớn:

  • Năm 2022, doanh thu của công nghệ thông tin tăng khoảng 400 lần so với những năm đầu 2000, ước lượng mức bình quân 38% trong suốt 20 năm. Doanh thu năm 2022 ước chừng khoảng 148 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021 trước đó. Thực trạng công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện nay đã góp phần vào GDP cả nước 14,4%. Nhờ bước tiến này, công nghệ thông tin ở nước ta đã có vị trí nhất định trên thế giới. Không chỉ vậy, với dịch vụ phần mềm, nước ta đứng thứ nhất tại khu vực Đông Nam Á.

  • Với sự phát triển này, công nghệ thông tin nước ta đã có những thành tựu nhất định, trở thành điểm đầu tư của các tập đoàn lớn như: Samsung, Microsoft,... Ngoài ra, với các tập đoàn công nghệ nước ta như: Viettel, FPT,... đã có những thành công trên thị trường quốc tế và sẽ có nhiều triển vọng hơn trong tương lai
  • Về nguồn nhân lực của ngành, dù số lượng lao động đã tăng nhiều so với những năm trước đó nhưng đây vẫn là ngành thiếu nhân lực nhiều nhất trong thị trường lao động. Hầu hết lập trình viên chiếm đến hơn 93% là nam giới và thường tập trung ở các thành phố lớn với nhịp sống phát triển mạnh mẽ. Với độ tuổi tiếp cận công nghệ và làm trong lĩnh vực lập trình nằm trong khoảng từ 20-35 tuổi. Với số kinh ngiệm từ 5-10 năm chiếm gần 30%, và với số kinh nghiệm dưới 3 năm chiếm phần lớn hơn 50%. Có nhiều lập trình viên đang ở mức độ kinh nghiệm thấp nhưng trình độ được đánh giá khá cao. Vì vậy, lập trình không quan trọng số năm kinh nghiệm mà quan trọng vào trình độ và việc tiếp cận công nghệ mới một cách nhanh nhất.

Cơ hội và mức lương hấp dẫn nhưng khó tuyển dụng

Hiện tại Việt Nam có hơn 100 trường Đại học đào tạo CNTT, mỗi năm các trường cung cấp 50.000 kỹ sư, mức lương trung bình cho mỗi sinh viên mới ra trường là 9 -12 triệu đồng một tháng. Tuy nhiên, các ngành đều có sự thay đổi, đặc biệt là xu hướng chuyển đổi số và sự chênh lệch của các mức thu nhập ở nhóm ngành này là khá xa, còn tùy thuộc vào năng lực cá nhân.

Để có thể tuyển dụng một nhân sự CNTT chất lượng cao là rất khó khăn, nhiều khi đưa ra mức lương cao cũng khó có thể tìm được người thích hợp. Nhiều sinh viên CNTT mới ra trường, để có thể đầu quân cho các công ty công nghệ thì cần phải trải qua quãng thời gian 3 – 6 tháng để đào tạo mới có thể bắt tay vào công việc. Còn đối với các công ty có quy mô vừa và nhỏ hơn, thì việc dành thời gian đào tạo cũng như rèn luyện tay nghề nhân lực thì tốn rất nhiều thời gian và chi phí.

Sự phát triển của ngành CNTT cũng như sự biến động của thị trường luôn đòi hỏi người làm công nghệ phải học hỏi liên tục, phát triển các kỹ năng toàn diện cũng như khả năng thích ứng nhanh với mọi biến đổi. Đặc biệt nhân sự công nghệ chất lượng cao là đối tượng săn đón của tất cả các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới, chứ không phải chỉ riêng Việt Nam. Vì thế, nhân sự CNTT quan trọng nhất bao nhiêu kinh nghiệm, tính chủ động thế nào, còn bằng cấp chỉ là một thành phần xem xét.

>> Xem thêm: Việc làm Chuyên viên công nghệ thông tin 

Nhu cầu nhân lực khó khăn, các doanh nghiệp cạnh tranh mời gọi

Để có thể tăng hiệu quả trong việc tìm kiếm và tuyển dụng ứng viên, các phòng ban nhân sự của các doanh nghiệp đang tận dụng cả phỏng vấn trực tuyến lẫn trực tiếp, tìm kiếm ứng viên ở nhiều nơi khác nhau. Việc các doanh nghiệp cạnh tranh tuyển dụng bằng thư mời làm việc (job offer) khá phổ biến. Một cá nhân có năng lực tốt và có kinh nghiệm, đạt được nhiều thành tựu trong công việc có thể nhận được nhiều lời mời làm việc cùng một lúc. Để có thể chiêu mộ được ứng viên năng lực, các doanh nghiệp thường đưa ra những lời đề nghị với mức phúc lợi tốt, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Trong tình hình hiện nay, nhiều ứng viên ngày càng cẩn trọng hơn trong việc tìm hiểu về văn hóa công ty, cũng như mức phúc lợi, thù lao mà họ nhận được và cả sự phát triển ổn định của một doanh nghiệp trên thị trường. Các doanh nghiệp có sự linh với xu hướng thị trường và phát triển ổn định sẽ hấp dẫn được các ứng viên.

3. Các lĩnh vực công nghệ thông tin có nhu cầu tuyển dụng cao nhất

Với thực trạng khan hiếm ngành nhân lực IT như thế, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là cứ hễ sinh viên CNTT ra trường là sẽ có việc. Bởi lẽ chất lượng ứng viên cũng là điều mà các nhà tuyển dụng rất quan tâm. Không đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn khiến các nhà tuyển dụng dù rất “khát” nhân lực nhưng vẫn không thể tuyển dụng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “vừa thừa vừa thiếu” nhân lực trong lĩnh vực này. Dưới đây là tổng hợp những ngành IT rất hot và có như cầu nhân sự rất lớn, cho bạn tham khảo:

  • Lĩnh vực phát triển APP di động (Mobile Apps Developer) : Nhân viên IT thuộc lĩnh vực này có thể tạo ra các ứng dụng di động, các app trên điện thoại tương tự như Zalo, Facebook… Hiện nay, phát triển ứng dụng di động được thực hiện trên những nền tảng phổ biến như IOS, Android, Windows Phone.
  • Lĩnh vực phát triển web (Web Developer): Nhân viên IT còn có thể là những người phát triển web hay còn được biết đến với cái tên phổ biến hơn là Web Developer. Họ là những lập trình viên công nghệ thông tin (CNTT) tham gia vào việc tạo và phát triển ứng dụng World Wide Web (www). Có 2 loại website là web động và web tĩnh nhưng lập trình viên chỉ tạo web động. Web động còn bao gồm cả các web ứng dụng. Một ngôn ngữ trình duyệt web phổ biến là PHP. Web Developer sẽ sử dụng ngôn ngữ kịch bản lệnh PHP (Hypertext Pre) để viết các ứng dụng web từ máy chủ.

  • Lĩnh vực lập trình nhúng: Những chiếc ô tô, máy bay… hiện đại ngày nay có rất nhiều chip để xử lý các lệnh trong quá trình vận hành. Người lập trình các con chip này chính là các lập trình viên nhúng. Và mỗi bộ phận này chính là một hệ thống nhúng.
  • Lĩnh vực phát triển game: Lĩnh vực phát triển game luôn trong tình trạng “thừa cầu thiếu cung” vì vậy nếu bạn đam mê lĩnh vực này đừng ngần ngại ứng tuyển vào các vị trí nhân viên phát triển game của các công ty phát hành game
  • Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI): Facebook có thể nhận diện hình ảnh, google nhận diện giọng nói, SoftBank chế tạo robot Pepper làm lễ tân… tất cả đều là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo. Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì AI thực sự là công việc hấp dẫn với nhu cầu nhân lực lớn.
  • Bảo mật thông tin: nhân viên IT hoạt động trong lĩnh vực bảo mật thông tin cũng là một vị trí mà công ty nào cũng cần. Một kỹ sư IT trong lĩnh vực bảo mật, đặc biệt là điện toán đám mây sẽ là nghề có cơ hội việc làm rất cao.
  • Kết hợp với các ngành nghề khác: Nhân viên IT còn đảm bảo cho hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các công ty ngoài ngành CNTT vận hành trơn tru. Công việc có thể bao gồm cả việc cài đặt hệ thống mạng, đảm bảo các phần cứng như máy móc, bàn phím, màn hình… hoạt động hiệu quả, sửa chữa khi cần thiết. Bên cạnh đó, nhân viên IT còn có thể hoạt động trong mọi ngành như y tế, giáo dục, giải trí.

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh lập trình

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh IT

Mức lương của thực tập sinh IT là bao nhiêu?

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!