CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHIỆM VỤ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM?
Cơ sở lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
1. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1.1. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Lịch sử xã hội trong hình thái kinh tế xã hội của chủ nghĩa Mác Lênin đã trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. So với các hình thái kinh tế xã hội đã xuất hiện trong lịch sử, hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa có sự khác biệt về chất. Vì vậy nên sự cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia là rất cần thiết. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kì quá độ chính trị. Chúng xuất phát từ những mong muốn có một chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa tốt đẹp để thay thế xã hội tư bản chủ nghĩa bất công. Tuy nhiên xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là một quá trình biện chứng lâu dài và có những đặc trưng tùy vào đặc điểm từng nước khác nhau.
1.2. Đặc điểm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Thực chất quả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội tiền tư bản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa sang xã hội chủ nghĩa. Đó là một xã hội đan xen cả những tàn dư mọi phương diện từ kinh tế, đạo đức, tinh thần của chủ nghĩa tư bản và những yếu tố mới mang tính chất xã hội chủ nghĩa.
Lĩnh vực kinh tế: |
Về phương diện kinh tế, tất yếu tồn tại trên nền kinh tế nhiều thành phần , trong đó có thành phần đối lập. |
Lĩnh vực chính trị: |
Là việc thiết lập, tăng cường chuyên chính vô sản mà thực chất của nó là việc giai cấp công nhân nắm và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tư sản, tiến hành xây dựngmột xã hội không giai cấp. Là sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân với chức năng thực hiện dân chủ đối với nhân dân, tổ chức và bảo vệ chế độ mới, chuyên chính vớinhững phần tử thù địch, chống lại nhân dân. |
Lĩnh vực tư tưởng, văn hóa: |
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn nhiều tư tưởng khác nhau cùng tồn tại, chủ yếu là tư tưởng vô sản và tư tưởng tư sản. Giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong của mình là Đảng Cộng Sản từng bước xây dựng văn hóa vô sản, nên văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, bảo đảm đáp ứng nhưcầu văn hóa – tinh thần ngày càng tăng của nhân dân. |
Lĩnh vực xã hội: |
Do kết cấu của nền kinh tế nhiều thành phần quy định nên trong thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp và sự khác biệt giữa các giai cấp tầng lớp xã hội, các giai cấp,tầng lớp vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau. Trong xã hội của thời kỳ quá độ còn tồn tạisự khác biệt giữa nông thôn, thành thị, giữa lao đồng trí óc và lao động chân tay. Do đó thời kỳ này là thời kỳ đấu tranh chống áp bức bất công xóa bỏ tệ nạn xã hội và những tàn dư của xã hội cũ để lại. |
1.3. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mang đặc điểm cơ bản là bỏ qua chế độ tư bảnchủ nghĩa, bao gồm những đặc trưng cơ bản khác:
- Xuất phát từ xã hội thuộc địa nửa phong kiến với lực lưỡng sản xuất trình độ thấp, đấtnước mới trải qua chiến tranh với nhiều hậu quả nặng nề.
- Diễn ra trong thời kì cách mạng khoa học đang diễn ra mạnh mẽ, cuốn hút cả đất nước ta vào vòng xoáy quốc tế hóa sâu sắc. Đảng và Nhà nước đã hoàn toàn đúng đắn khi lựa chọn bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, phản ánh đúng quy luật phát triển khách quan của cách mạng Việt Nam trong thời đại ngày nay. Điều đó cũng đúng với mong muốn tha thiết của dân tộc, nhân dân, phù hợp với khoa học và xu thế phát triển của thời đại.
2. Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Hồ Chí Minh cho rằng, thực chất của quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là quá trình chuyển nền sản xuất lạc hậu sang nền sản xuất tiên tiến hiện đại. Thực chất của quá trình đổi mới và phát triển kinh tế đất nước cũng là cuộc đấu tranh giai cấp khó khăn, phức tạp trong tình hình mới, nhân dân ta đã hoàn thành cơ bản cách mạng dân tộc dân chủ, lực lượng trong và ngoài nước có nhiều thay đổi. Điều đó đòi hỏi phải sử dụng toàn diện các hình thức đấu tranh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để chống lại các thế lực chống lại con đường xã hội chủ nghĩa. Do đó, nhiệm vụ mà nó mang theo mình là không hề nhỏ:
Một là, xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng các tiền đề kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.
Hai là, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt, lâu dài. Từ những đặc điểm và tính chất và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên, có thể nói sự nhảy vọt này là điều tất yếu khách quan đối với đất nước ta.
Liên hệ bản thân
Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Ngoài vấn đề kinh tế, trên lĩnh vực văn hóa xã hội, Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng con người mới, bởi vì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh vai trò của văn hóa, giáo dục và khoa học công nghệ trong xã hội xã hội chủ nghĩa.
Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì con người phải được học hành, phải học văn hóa, chính trị, kỹ thuật, và chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học sẽ đem lại hạnh phúc vô bờ cho nhân loại. Hồ Chí Minh hết sức coi trọng việc trau dồi trí tuệ, tu thân, dụng nhân, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa trong đời sống xã hội. Là thế hệ trẻ, đặc biệt là thế hệ thanh niên – những tương lai của đất nước, là đầu tàu để xây dựng và phát triển đất nước; thế hệ trẻ cần khẳng định và đóng góp sức mình vào công cuộc kiến thiết và bảo vệ tổ quốc, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩ xã hội:
Trước hết, thế hệ trẻ cần siêng năng, sáng tạo, có mục đích và động cơ học tập đúng đắn, học để xây dựng đất nước mai sau, hiểu được học tốt là yêu nước. Đặc biệt là thanh niên Việt Nam, nhất là sinh viên Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao, có đủ kiến thức và kỹ năng thích ứng với những bước phát triển mới của khoa học và công nghệ. Vì vậy, thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước phải tiếp tục học hỏi, sáng tạo, tiếp thu công nghệ mới để tạo nền tảng, kiến thức, kỹ năng phong phú cho bản thân để tiếp tục lập nghiệp, tiếp nối các thế hệ cha anh gắn với phát triển kinh tế tri thức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ hai, tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá - đạo đức truyền thống của dân tộc.Thanh niên Việt Nam phải luôn cảnh giác, kiên quyết phản đối, chống thực trạng kế thừa hòa bình, độc lập dân tộc, thụ hưởng sản phẩm của quá trình phát triển đất nước, trừ những hành vi suy đồi về đạo đức, văn hóa, dũng cảm lên án những hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội. Để duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thanh niên phải rèn luyện bản thân, tăng cường tiếp thu có chọn lọc các sản phẩm nước ngoài, tránh lối sống sính ngoại, phá giá sản phẩm trong nước. Tránh làm ngơ trước các nền văn hóa ngoại lai và cho phép mình "hòa nhập chứ không hòa tan". Ngoài ra, thanh niên Việt Nam cần "học sử" chứ không chỉ "học sử", tôn trọng lịch sử là tiền đề của tôn trọng văn hóa và tạo điều kiện để phát huy, khơi dậy đầy đủ những giá trị to lớn của dân tộc Việt Nam do ông cha ta tạo dựng nên trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ ba, luôn nâng cao nhận thức chính trị, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tránh nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị. Hiện nay, các thiết bị công nghệ hiện đại và hệ thống mạng xã hội đang ngày càng phát triển đã tạo ra nhiều ảnh hưởng lớn đến giới trẻ, bao gồm cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, một trong số đó là khiến giới trẻ sống tách biệt với xã hội, hình thành lối sống vô tâm, vô cảm, thờ ơ chính trị, đi ngược với câu nói của cha ông trong lịch sử dân tộc: "Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách". Tuổi trẻ Việt Nam cũng phải có nhiệm vụ tự mình nâng cao nhận thức trị, học và làm theo Bác, hỗ trợ Đảng và Nhà nước trong việc loại bỏ các thông tin xuyên tạc, tiêu cực khỏi các nền tảng mạng xã hội, tuyên truyền đến người thân, bạn bè có cách tiếp nhận thông tin đúng đắn và phải báo cáo ngay các trường hợp phản động, chống phá Nhà nước.
Thứ tư, biết trau dồi khả năng hội nhập của thời đại mới, tiếp thu sự phát triển của khoa học công nghệ, phát triển bản thân theo hoàn cảnh gia đình và xã hội. Thanh niên có nghị lực, sáng tạo, nhiệt huyết, nhanh nhẹn là lý tưởng để tiếp thu công nghệ mới, tham gia giao lưu và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, trong quá trình hội nhập, người ta phải luôn cảnh giác để không làm mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc và hài hòa giữa lối sống hiện đại với các giá trị truyền thống. Nhiệm vụ học tập khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế đòi hỏi thanh niên ngày nay phải nhanh chóng trang bị cho mình những năng lực hội nhập như bản lĩnh, tri thức, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng, tác phong công nghiệp, hiểu biết về văn hóa dân tộc, đất nước mình, đồng thời thời phải hiểu biết về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa
thế giới. Để thực hiện nhiệm vụ đó, mỗi thanh niên phải tự mình phát huy tinh thần học tập, rèn luyện. Trong đó, việc trau dồi các kiến thức tin học và ngoại ngữ yếu tố tiên quyết, nhất là tiếng Anh vì hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông nhất trên thế giới, thông thạo tiếng Anh sẽ là một lợi thế rất lớn cho việc xin việc làm cũng như nắm bắt được nhiều cơ hội khởi nghiệp từ sự hội nhập toàn cầu.
Bác đã từng nói: "Tuổi trẻ là tuổi của tương lai". Muốn có tương lai tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân, thế hệ trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, do đó, cần ra sức rèn đức luyện tài, cố gắng phấn đấu và học tập, tu dưỡng đạo đức, tiên phong trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.
Kết luận
Tóm lại, qua tìm hiểu về nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cùng tư tưởng của Bác về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, ta nhận thấy được tầm quan trọng của thời kỳ quá độ, càng không thể phủ nhận được muốn làm tốt quá trình quá độ lên xã hội chủ nghĩa không thể thiếu được vai trò và trách nhiệm của thế hệ trẻ, đặc biệt là thanh thiếu niên. Thế hệ trẻ thật sự cần không ngừng học tập, phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để trở thành thế hệ thanh niên vừa hồng vừa chuyên như lời dạy của Người đối với thế hệ thanh niên: "Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cõi của Người không sớm hồi sinh". Thực tiễn luôn vận động biến đổi và đang đặt ra nhiều vấn đề mới, những nội dung tư tưởng về thời kỳ quá độ của Người vẫn giữ nguyên giá trị, cần tiếp tục bổ sung, phát triển trong điều kiện mới, nhằm khẳng định những giá trị của nó, đưa đất nước phát triển hơn nữa, mà trước hết là phát triển văn hóa xã hội một cách bền vững, giữ nguyên những giá trị cốt lõi của Việt nam ta.
Qua việc nghiên cứu đề tài trên, mỗi chúng ta đều đã thấy được tầm quan trọng của thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa, đồng thời thấy được những vai trò to lớn của con người đặc biệt là lớp trẻ, những mầm non tương lai của đất nước. Từ đó thấy được tính cấp thiết của đề tài, cần được nghiên cứu hơn nữa để tiếp tục phát huy những thế mạnh của đất nước, mang Việt Nam trở nên thật phát triển trong tương lai.
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm gia sư môn lịch sử
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm giáo viên lịch sử
Mức lương của giáo viên lịch sử là bao nhiêu?