1. Làm việc chăm chỉ và làm việc không minh khác nhau như thế nào?
Khi dành rất nhiều thời gian làm một việc nào đó, người ta gọi đó là làm việc chăm chỉ. Còn khi làm việc bằng những phương pháp nhanh, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, công sức, đó chính là làm việc thông minh.
Cả hai cách này đều có thể đem lại kết quả công việc như nhau. Tuy nhiên, làm việc thông minh sẽ tối ưu hơn vì nó tiêu tốn ít nguồn lực hơn trong khi kết quả cuối cùng lại giống với khi làm việc chăm chỉ.
Trong nhiều trường hợp, thành quả thu được từ phương pháp làm việc thông minh còn tốt hơn so với làm việc chăm chỉ. Nhiều người cắm đầu cắm cổ làm việc xong bù lại kết quả chẳng đi đến đâu.
Bạn có bao giờ thấy đồng nghiệp thảnh thơi sau giờ làm với bảng công việc được hoàn thành còn mình thì vẫn ở lại OT? Đó là sự khác biệt giữa work hard và work smart.
Đó là định nghĩa về làm việc chăm chỉ và làm việc thông minh một cách khái quát. Thực tế, chúng ta có thể so sánh từng đặc điểm của chúng để thấy rõ sự khác biệt.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Lời khuyên “Đừng làm việc chăm chỉ hãy làm việc thông minh” liệu có đúng hoàn toàn?
Trước đây rất lâu chủ đề về working hard và working smart đã được đem ra bàn luận. Thực ra là cụm “work smarter…not harder” (làm việc thông minh hơn…không phải chăm chỉ hơn) xuất hiện từ những năm 1930s. Allen F.Morgenstern – một kỹ sư công nghiệp và là người tạo ra chương trình đơn giản hóa công việc đã đặt ra thuật ngữ này.
Chương trình của ông có mục đích làm tăng khả năng của mọi người trong việc sản xuất nhiều hơn với ít nỗ lực hơn. Về sau, cách nói này tiếp tục được sử dụng bởi nhân vật hoạt hình Scrooge McDuck được tạo ra bởi Carl Banks vào năm 1947. Nhân vật này luôn luôn nói với 3 người cháu trai của mình là “Work smarter than the smarties and tougher than the toughest.” (tạm dịch: Làm việc thông minh hơn những người thông minh và vất vả hơn những người vất vả).
Có thể thấy, trong cách nói của nhân vật McDuck, cả làm việc chăm chỉ và làm việc thông minh đều quan trọng.
Những bàn luận xoay quanh hai trường phái này tiếp tục nở rộ và ý kiến trái chiều đã được nêu ra khi Gordon B.Hinckley – nhà lãnh đạo tôn giáo người Mỹ phát ngôn rằng Without hard work, nothing grows but weed. (tạm dịch: Nếu không làm việc chăm chỉ, chẳng có thứ gì phát triển ngoài cỏ dại).
Vậy rốt cuộc như thế nào mới đúng? Kết quả là không có đúng hay sai mà nó phụ thuộc nhiều hơn vào lựa chọn của mỗi người. Tuy nhiên, sự thật về lợi ích và kết quả mà làm việc thông minh mang lại là không thể chối cãi.
Một công việc mà người lựa chọn work hard mất hàng giờ để hoàn thành thì người làm việc thông minh sẽ mất ít thời gian hơn.
Nếu muốn kết quả tốt và tối ưu được thời gian, chắc hẳn ai cũng có suy nghĩ là “đừng làm việc chăm chỉ hãy làm việc thông minh”.
Không ai muốn ngồi 8 giờ đồng hồ chỉ để giải quyết một vấn đề trong khi có cách để xử đẹp nó trong nửa số thời gian đó và dành phần còn lại làm việc khác hoặc nghỉ ngơi, giải trí.
Đọc thêm: Deadline là gì? 6 lý do nên tuân thủ Deadline
3. Bí quyết để làm việc thông minh hơn
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cực tốt
Lý do mình đưa cách này lên đầu tiên là bởi vì nó thực sự quan trọng. Nếu không nhớ, bạn có thể quay lại nội dung thứ nhất để thấy sự khác biệt giữa làm việc chăm chỉ và làm việc thông minh. Một trong những khác biệt chính là “vấn đề thời gian”.
Một trong những mục đích của làm việc thông minh cũng chính là để tiết kiệm thời gian. Thời gian là vàng là bạc đối với người làm việc thông minh. Do đó, kỹ năng quản lý thời gian tốt là yếu tố then chốt giúp một người rèn luyện thói quen smart working.
Để biết cách phân bổ thời gian và hoàn thành công việc trong đúng thời gian đã đặt ra, có một số mẹo tiếp theo mà bạn nên áp dụng:
Tuân theo quy tắc 80:20: 20% những nhiệm vụ quan trọng tạo ra 80% giá trị. Hãy dành 80% thời gian cho những việc quan trọng bạn cần làm.
- Loại bỏ những thứ làm xao nhãng trong quá trình làm việc.
- Đừng để những nhiệm vụ khẩn cấp làm gián đoạn những nhiệm vụ quan trọng bạn đang làm.
- Tạo danh sách công việc cần làm và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
- Tận dụng các ứng dụng nhắc nhở, phân chia công việc, lên lịch, v.v.
Không ngừng đổi mới
Nếu đã làm theo một công thức quá lâu và kết quả vẫn như cũ thì hãy thử tìm tòi những phương pháp mới xem sao. Bạn và các thành viên trong nhóm có thể cùng brainstorm và cùng nhau nghĩ ra các biện pháp làm tăng năng suất và tiết kiệm thời gian.
Dù kết quả công việc của các bạn đã tốt rồi nhưng hãy liên tục nghiên cứu để tối ưu nhiều nhất có thể. Một quy trình hay cách thức làm việc mới có thể đem lại hiệu quả bất ngờ đấy.
Học hỏi những kỹ năng mới
Nhiều khi làm việc kém hiệu quả hay tốn thời gian không phải do bạn không có năng lực mà là chưa có đủ kỹ năng hoặc chưa biết cách vận dụng kỹ năng vào công việc.
Kỹ năng ở đây là gì? Đó là những kỹ thuật giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian hơn, và kết quả công việc mỹ mãn hơn.
Hãy tìm hiểu cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm giúp bạn làm việc năng suất hơn. Ví dụ như nếu công việc lên kế hoạch Marketing cho công ty đòi hỏi bạn phải làm việc với lượng lớn data từ khách hàng, kỹ năng phân tích dữ liệu hay sử dụng các phần mềm làm việc với dữ liệu như Excel, SQL Server là vô cùng hữu ích.
Đọc thêm: Chỉ báo ADX là gì? Hai thành phần chính của chỉ báo ADX là gì?
Nghiên cứu kỹ càng trước khi làm bất cứ việc gì
Sự nghiên cứu cung cấp cho bạn những nền tảng và hiểu biết về lĩnh vực cũng như công việc mà mình phải làm. Từ đó, bạn có cái nhìn toàn diện và sâu hơn về công việc, dẫn tới quá trình tiến hành dễ dàng và ít gặp sai lầm hơn.
Đơn giản như khi thiết kế bao bì sản phẩm, việc nghiên cứu sản phẩm hay thị hiếu của người dùng là vô cùng quan trọng.
Nếu không nghiên cứu, bạn sẽ rất dễ gặp phải khó khăn trong lúc thực hiện và rồi lại tốn công bắt đầu lại từ đầu. Như vậy, chẳng những làm việc kém hiệu quả mà còn tốn thêm một đống thời gian.
Không ôm đồm nhiều việc và “cầu cứu” khi cần
Nhiều khi multitasking không phải là lựa chọn thông minh. Và những người làm việc thông minh cũng không bao giờ ôm đồm quá nhiều việc để rồi chẳng làm việc nào ra hồn.
Nếu bạn là trưởng nhóm của một nhóm có nhiều người, hãy phân bổ công việc đồng đều cho mỗi người. Nếu là cấp dưới, hãy giao tiếp với leader rằng mình có thể đảm nhận khối lượng công việc như thế nào để không bị quá tải, dẫn đến làm việc kém hiệu quả.
Nghỉ ngơi để làm việc thông minh hơn
Đọc thêm: Quy tắc 6 chiếc lọ là gì? Quản lý tiền bạc theo quy tắc 6 chiếc lọ
Nghỉ ngơi thư giãn đầu óc sau những giờ làm việc căng não sẽ có ích cho công cuộc làm việc thông minh của bạn.
Để cho não bộ và tinh thần của bạn có khoảng không gian yên bình sẽ giảm thiểu nguy cơ stress và burnout. Một người luôn căng thẳng khó có thể làm việc thông minh được vì tâm trí họ đã quá bận rộn với những suy nghĩ mệt mỏi như muốn nuốt chửng họ.
Hơn thế, một bộ não tươi mới được đổ đầy năng lượng sau một “đợt nghỉ dưỡng” sẽ giúp bạn hào hứng bắt đầu một dự án mới, hoặc phát hiện ra những hạn chế và phương pháp sáng tạo khiến công việc trở nên mới mẻ và thú vị hơn.
Như vậy 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về chức năng của làm việc chăm chỉ và làm việc thông minh. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của làm việc chăm chỉ và làm việc thông minh và thực hành hiệu quả.