Quy tắc 6 chiếc lọ là gì? Quản lý tiền bạc theo quy tắc 6 chiếc lọ

Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính được giới thiệu bởi T. Harv Eker, doanh nhân - diễn giả - tác giả cuốn sách nổi tiếng "Bí mật tư duy triệu phú". Ông đã phát triển nguyên tắc 6 chiếc lọ sau khi ông tiêu hết hơn 1 triệu USD đầu tiên mà mình làm ra chỉ trong chưa đầy 2 năm. 1900 - tin tức việc làm tổng hợp bài viết Quy tắc 6 chiếc lọ giúp bạn nắm vững kiến thức và cung cấp thông tin hữu ích trong công việc.

1. Quy tắc 6 chiếc lọ là gì?

Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính được giới thiệu bởi T. Harv Eker, doanh nhân - diễn giả - tác giả cuốn sách nổi tiếng "Bí mật tư duy triệu phú". Ông đã phát triển nguyên tắc 6 chiếc lọ sau khi ông tiêu hết hơn 1 triệu USD đầu tiên mà mình làm ra chỉ trong chưa đầy 2 năm.

Eker nhận ra thất bại của mình là vì kỹ năng quản lý tiền bạc kém và những khoản đầu tư sai lầm. Sau đó, ông đã bắt đầu xem xét nhiều quan điểm khác nhau về tài chính, và bắt tay vào lập nên kế hoạch tài chính cho riêng mình.

Trong các khóa học của mình, Eker khẳng định sự khác biệt lớn nhất giữa thành công và thất bại về tài chính phụ thuộc chủ yếu vào cách bạn quản lý nguồn tiền của mình như thế nào.

Khái niệm về quy tắc 6 chiếc lọ quản lý tài chính khá dễ hiểu. Theo nguyên tắc này, bạn cần chia tiền của mình thành 6 phần hay 6 chiếc lọ khác nhau. Mỗi lọ phục vụ một mục đích cụ thể hướng tới mục tiêu tự do tài chính.

Eker nhấn mạnh rằng bạn bắt đầu với bao nhiêu tiền không quan trọng. Chìa khóa của phương pháp này là bạn phải luôn chia tiền vào 6 lọ tài chính này.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Cách quản lý tiền bạc theo quy tắc 6 chiếc lọ

Theo phương pháp này, mỗi khi nhận được bất kể nguồn thu nhập nào, hãy chia khoản tiền này vào 6 chiếc lọ tài chính theo công thức như sau:

Lọ 1 - Chi tiêu cần thiết (NEC - 55% thu nhập)

Lọ đầu tiên chiếm phần trăm cao nhất trong thu nhập của bạn là phần dành cho nhu cầu và các chi phí tiêu cần thiết.

Khoản tiền này sẽ giúp bạn chi trả cho các chi phí sinh hoạt hàng ngày như: ăn uống, chi phí điện, nước, xăng xe, phương tiện đi lại, ăn uống... Chiếc lọ này là để đảm bảo bạn có thể chi trả cho mọi thứ bạn cần trong cuộc sống hàng ngày.

Lọ 2 - Tiết kiệm dài hạn (LTS - 10% thu nhập)

Quỹ tiếp theo trong phương pháp quản lý tiền bạc này sẽ dành cho những nhu cầu mua sắm lớn hay dành cho những mục tiêu tiết kiệm dài hạn như: mua nhà, mua xe, đám cưới,...

 Bạn cần lưu ý rằng để đạt được những mục tiêu này, bạn sẽ cần tiết kiệm trong một khoảng thời gian dài. Nhưng nếu bạn duy trì đều đặn, khoản tiết kiệm nhỏ hàng tháng có thể tăng lên nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể coi chiếc lọ này như một quỹ dự phòng. Nếu bạn cần chi các khoản bất ngờ hoặc dùng trong các trường hợp khẩn cấp, chiếc lọ này sẽ giúp bạn có sẵn một khoản để chi trả.

Đọc thêm: Chỉ báo ADX là gì? Hai thành phần chính của chỉ báo ADX là gì?

Lọ 3 - Quỹ tự do tài chính (FFA - 10% thu nhập)

Chiếc lọ này nhằm giúp bạn tiết kiệm và đạt được mục tiêu tự do tài chính trong tương lai. Các quỹ này nên được phân bổ cho các khoản đầu tư, tạo nên các dòng thu nhập thụ động và lập kế hoạch nghỉ hưu. Xem thêm: Tiết kiệm được bao nhiêu rồi nên nghỉ hưu? Nghỉ hưu là dừng làm việc hẳn hay sao? Đừng bỏ qua bài viết này!

Bạn có thể dùng tiền trong quỹ này để đầu tư chứng khoán, giao dịch cổ phiếu, đầu tư vào quỹ... Một khi bạn bỏ tiền vào tài khoản này, bạn sẽ không được tiêu đến.

Bạn có thể chuyển lợi nhuận sang các lọ khác, nhưng bạn không bao giờ được tiêu hết số tiền vốn của mình. Nếu đầu tư từ sớm và đầu tư một cách hiệu quả, bạn sẽ tạo ra "con ngỗng" đẻ trứng vàng giúp tiền đẻ ra tiền.

Lọ 4 - Hưởng thụ (PLY - 10% thu nhập)

Mặc dù tiết kiệm và quản lý tiền bạc hiệu quả để đạt được sự ổn định về tài chính là điều quan trọng, nhưng bạn cũng không thể bỏ qua việc vui chơi và tận hưởng cuộc sống.

Để đạt đến tự do tài chính, tinh thần của bạn cũng phải vui vẻ. Đó là lý do tại sao bạn cần dành một khoản cho nhu cầu hưởng thụ. Bạn nên sử dụng chiếc lọ này cho những việc mang lại niềm vui cho bạn.

Hãy chiêu đãi bản thân một bữa ăn xa hoa, mua sắm, du lịch hoặc bất cứ điều gì khác mà bạn mong muốn. Có nghỉ ngơi, cơ thể mới được nạp nhiên liệu và có thêm động lực để làm việc tốt hơn.

Lọ 5- Giáo dục (EDU - 10% thu nhập)

Chiếc lọ này nhằm giúp bạn nâng cao trình độ học vấn và phát triển bản thân. Hơn nữa, bạn cũng có thể xem số tiền này như một khoản đầu tư vào bản thân.

Số tiền bạn dành cho việc hoàn thiện bản thân không bao giờ là khoản chi tiêu lãng phí. Vì kiến thức và kinh nghiệm là tài sản quý giá nhất của bạn.

Những người thành công nhất thường xuyên trau dồi các kỹ năng và tiếp thu thêm những kiến thức mới. Bạn có thể sử dụng khoản tiền này để chi trả cho các khóa học chuyên ngành, hội thảo, mua sách hoặc các ứng dụng học tập khác.

Đọc thêm: Phong cách làm việc hiện đại - Đừng làm việc chăm chỉ hãy làm việc thông minh!

Lọ 6 - Giúp đỡ người khác (GIV - 5% thu nhập)

Khoản tiền cuối cùng theo quy tắc quản lý tiền bạc này là khoản bạn nên dành ra để làm từ thiện, giúp đỡ cộng đồng, người thân hay bạn bè. Khi bạn đã ổn định về tài chính, bạn có thể giúp đỡ những người khác trên hành trình của họ.

Bạn có thể sử dụng số tiền này để làm những việc tốt như làm từ thiện, giúp đỡ cộng đồng, người thân hay bạn bè. Nếu có nhiều thứ phải chi trả hơn, bạn có thể giảm tỷ lệ khoản này xuống, nhưng hãy nhớ luôn trích một khoản để giúp đỡ người khác.

Như vậy 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về chức năng của Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính và thực hành hiệu quả.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!