Câu hỏi phỏng vấn Gia sư

22 Các câu hỏi phỏng vấn Gia sư được chia sẻ bởi các ứng viên

Gia sư là công việc có thu nhập khá hấp dẫn, giúp học hỏi và trau dồi kỹ năng sư phạm, khả năng truyền đạt cũng như khả năng giao tiếp. Vậy nên đây được coi là công việc đáng mơ ước đối với nhiều bạn sinh viên hoặc những người đã tốt nghiệp. Tuy nhiên tìm được một công việc Gia sư  tốt không phải là chuyện dễ dàng, làm thế nào để chinh phục được vị trí này? Cùng tìm hiểu bộ câu hỏi phỏng vấn dành cho Gia sư ! 

Các câu hỏi phỏng vấn chung chung cho vị trí Gia sư

Theo bạn, gia sư có vai trò gì?

Khi đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra kiến thức nền tảng nhất của bạn về công việc này, xem bạn đã thực sự hiểu rõ mình sẽ phải làm gì nếu có được vị trí trợ giảng hay chưa. 

Với câu hỏi trên, đừng trả lời dài dòng lan man, mà hãy đi thẳng vào vấn đề họ thắc mắc. Bạn có thể trả lời như sau: 

“Vai trò của gia sư là hỗ trợ cho học sinh củng cố kiến thức, ôn thi ngoài giờ lên lớp nhằm mục đích nâng cao kết quả học tập cho học sinh. Ngoài ra, gia sư cần giúp học sinh hoàn thành bài tập nếu gặp khó khăn; giải đáp thắc mắc của học sinh liên quan đến kiến ​​thức và quá trình giảng dạy .”

Vì sao bạn tin rằng bản thân đủ điều kiện làm gia sư?

Nhà tuyển dụng đang muốn tìm hiểu về sở thích, năng lực cá nhân của bạn. Qua đó, họ có thể thấy bạn thực sự đam mê công việc này hay không. Bởi vì nếu bạn có tố chất phù hợp với nghề thì công việc sẽ thuận lợi hơn và gắn bó với công ty lâu hơn. 

Sự đam mê của bạn về công việc ứng tuyển sẽ được thể hiện thông qua đây

Tham khảo cách trả lời dành cho bạn làm gia sư tiếng sư tiếng Anh: “Vì yêu thích ngoại giao nên tôi luôn muốn mở rộng các mối quan hệ của mình, đặc biệt là với bạn bè quốc tế. Vì vậy, tôi nghĩ rằng vị trí trợ giảng sẽ giúp tôi cải thiện kỹ năng giao tiếp và khả năng nói tiếng Anh để thực hiện mong muốn này.

Ngoài ra, tôi cũng muốn truyền đạt và đóng góp kỹ năng của mình để giúp nhiều người cải thiện khả năng ngôn ngữ của họ. Vì vậy, tôi nghĩ công việc trợ giảng tiếng Anh sẽ là xuất phát điểm phù hợp giúp tôi đạt được những mục tiêu này.”

Bạn sẽ làm gì nếu có học sinh không hoàn thành bài tập?

Thực chất, đây là câu hỏi phỏng vấn nhằm kiểm tra khả năng xử lý tình huống của trợ giảng. Học sinh không làm bài tập về nhà là một tình huống khá phổ biến thường gặp. 

Gợi ý trả lời: Khi học sinh không hoàn thành bài tập, gia sư cần làm ba việc quan trọng. Thứ nhất, hiểu lý do vì sao học sinh không hoàn thành để đưa ra phương pháp hỗ trợ phù hợp. Thứ hai, giải thích và thúc đẩy học sinh qua lại yêu cầu của bài tập và khuyến khích các em hoàn thành. Thứ ba, cung cấp hỗ trợ cá nhân và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh hoàn thành bài tập. Bên cạnh đó, trợ giảng cũng có thể đề xuất lời khuyên và phần thưởng để tạo động lực cho học sinh.

Bộ câu hỏi phỏng vấn về thông tin cá nhân

Bạn hãy giới thiệu sơ lược về bản thân?

Giới thiệu thông tin cơ bản của bản thân là một trong những câu hỏi mở đầu của buổi phỏng vấn. Qua đây, nhà tuyển dụng vừa biết được thông tin về bạn cũng như dễ trò chuyện trong những câu hỏi tiếp theo. Bạn hãy trả lời với sự tự tin, lời nói rõ ràng để lấy được thiện cảm từ cái nhìn đầu tiên.

Bạn hãy nói sơ lược về thông tin cá nhân như tên, tuổi để xưng hô cho thuận tiện. Tiếp theo bạn nên giới thiệu thông tin về bằng cấp, trường học hay các khóa đào tạo mình đã học. Bạn hãy chú trọng nói những kỹ năng mà bạn có đối với một giao dịch viên ngân hàng.

Bạn đã có gia đình chưa?

Tình trạng hôn nhân của bạn cũng chính là một câu hỏi đang được quan tâm khi đi phỏng vấn. Ngân hàng thường ưu tiên những nhân viên chưa lập gia đình. Bởi vì họ chưa bị ràng buộc về hôn nhân hay không có ý định sinh con trong 2 năm tới. Dù bạn đã có gia đình hay chưa thì hãy trả lời thật lòng trong câu hỏi này. Ngoài ra, bạn phải thể hiện là mình đang tập trung cho sự nghiệp và chưa có ý định có con trong 2-3 năm tới.

Điểm mạnh của bạn là gì? Lý do doanh nghiệp nên chọn bạn?

Nhà tuyển dụng muốn chắc chắn rằng bạn thật sự tự tin về những ưu điểm của mình hiện có. Vì vậy bạn hãy trả lời rõ ràng, dõng dạc nhưng cũng đừng nhắc lại tất cả những điều đã ghi trong CV. Bạn có thể kể thêm các điểm mạnh của mình hay đặt chúng vào tình huống cụ thể nhằm minh họa rõ ràng ưu điểm đó. Nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn sâu hơn về những lợi thế của bạn đấy.

Câu hỏi phỏng vấn Gia sư về chuyên môn

Đây là phần quan trọng giúp các nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực, trình độ và mức hiểu biết của bạn đối với ngành công việc  như thế nào; đồng thời, cũng quyết định bạn có đủ tiêu chuẩn và phù hợp với vị trí này hay không. Dưới đây là những kinh nghiệm cụ thể mà bạn có thể tham khảo trước khi đi phỏng vấn:

Theo bạn, những điều khó khăn có thể gặp phải khi làm Gia sư tiếng Anh là gì?

Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định được liệu bạn có ứng xử tốt với những khó khăn thường gặp trong công việc hay không, kỹ năng xử lý tình huống của bạn ra sao cũng như khả năng chịu áp lực thế nào. 

Gợi ý trả lời: “Tôi nghĩ rằng trợ giảng tiếng Anh sẽ đem lại cho tôi nhiều trải nghiệm mới nhưng những khó khăn có thể không thể tránh khỏi. Đầu tiên là việc giữ sự tập trung của học sinh trong suốt buổi học. Bên cạnh đó, ngôn ngữ và cách nói của trợ giảng cần phải thích hợp với độ tuổi và trình độ của học sinh.”

Bạn làm thế nào để tạo động lực học tập cho những đứa trẻ trong lớp?

Có thể nói, đây chính là một trong những câu hỏi khó nhưng thường xuyên được đưa ra trong buổi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng.

Ban tuyển dụng muốn kiểm tra sự linh hoạt, nhạy bén cũng như khả năng xây dựng chiến lược tư vấn của bạn trong khi làm việc. 

Bạn có thể tham khảo cách trả lời như sau: 

“Để tạo động lực học tập cho học sinh trong lớp, tôi có thể áp dụng những phương pháp sau đây. Thứ nhất, thiết lập mục tiêu rõ ràng giúp học sinh biết được họ đang học để đạt được gì. Thứ hai, tạo ra môi trường học tập tích cực, khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động học tập sôi nổi. Thứ ba, sử dụng công cụ học tập đa dạng để giúp học sinh tìm kiếm kiến thức một cách thú vị. Cuối cùng, tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ kiến thức và ý kiến của mình để khuyến khích chúng tham gia vào quá trình học tập.”

Bạn sẽ làm gì nếu một đứa trẻ nói rằng chúng cảm thấy chán nản khi học?

Trong khi làm việc trực tiếp, việc xảy ra các tình huống bất ngờ là không thể nào tránh khỏi. Sẽ có những lúc học viên của bạn tỏ ra chán nản và không có tình thần học tập. Vậy, bạn sẽ làm gì trong tình huống trên?

Để trả lời câu hỏi này, hãy xoáy sâu vào tính kiên nhẫn và sự nhạy bén. Bạn có thể trả lời theo cách sau đây: “Nếu một học sinh nói rằng chúng cảm thấy chán nản khi học, tôi có thể đưa ra những biện pháp phù hợp để giúp chúng vượt qua cảm giác này. Đầu tiên, tôi sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây chán nản của trẻ, có thể do áp lực học tập, khó khăn trong môn học hay thiếu hứng thú.”

Kinh nghiệm “đậu” phỏng vấn vị trí Gia sư

Để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ và nắm chắc phần thành công, bạn cần chú trọng thêm các yếu tố:

Về trang phục

Khi đi phỏng vấn, bạn nên lựa chọn những loại trang phục lịch sự, nhã nhặn phù hợp với môi trường công sở để dễ dàng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn:

Nữ: Mặc quần âu hoặc chân váy dài tối màu, phối cùng áo sơ mi các màu nhã nhặn, hạn chế các màu quá sặc sỡ, nổi bật. 

Nam: Đối với nam ứng viên, bạn có thể lựa chọn mặc quần âu tối màu phối với áo sơ mi màu trung tính. Bên cạnh đó, ứng viên có thể lựa chọn đi giày da để tạo sự chuyên nghiệp, lịch sự và tóc nên được tạo kiểu gọn gàng.

Kinh nghiệm về tác phong

Nên đến sớm 10 - 15 phút, để tránh trường hợp xảy ra các sự cố trên đường hay sự cố về trang phục. Những nhà tuyển dụng cũng thích những người đến sớm và có chuẩn bị tốt.

Tác phong chuyên nghiệp, giữ bản thân ở trạng thái bình tĩnh, lắng nghe câu hỏi phỏng vấn và lời lưu loát, rõ ràng. Hạn chế nói lắp, trả lời không rõ ràng, thiếu logic, mạch lạc

Định hình rõ câu hỏi và vấn đề

Trong buổi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng sẽ có rất nhiều câu hỏi được đưa ra. Do vậy để tránh tình trạng trả lời sai/nhầm nội dung câu hỏi, trả lời ấp úng, ngắt quãng,... bạn nên chuẩn bị trước những câu hỏi có thể gặp phải và đưa ra câu trả lời cho chúng.

Để tự tin hơn trong buổi phỏng vấn, bạn có thể liệt kê các câu hỏi và câu trả lời, sau đó học thuộc. Đồng thời, luôn giữ tâm thế bình tĩnh, phong thái tự tin, sẵn sàng đón nhận bất cứ câu hỏi phỏng vấn “khó nhằn” nào.

Câu hỏi phỏng vấn

Gia sư được hỏi... 06/11/2023

Bạn có quen thuộc với bất kỳ nền tảng hoặc công cụ dạy kèm trực tuyến nào không? Nếu vậy, cái nào?

1 câu trả lời

Trong thế giới ngày càng kỹ thuật số ngày nay, khả năng thích ứng và sử dụng các công cụ trực tuyến của bạn là một tài sản to lớn trong lĩnh vực dạy kèm. Đánh giá mức độ quen thuộc của bạn với các nền tảng và công cụ trực tuyến giúp nhà tuyển dụng hiểu được mức độ bạn có thể chuyển đổi từ phương pháp dạy kèm trực tiếp truyền thống sang lĩnh vực kỹ thuật số, điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hình thức học tập từ xa ngày càng phổ biến. Câu hỏi này cũng cho phép họ đánh giá mức độ sẵn sàng học hỏi các công nghệ mới của bạn và thích ứng với bối cảnh giáo dục luôn thay đổi.

Ví dụ: “Có, tôi quen thuộc với một số nền tảng và công cụ dạy kèm trực tuyến đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc nâng cao trải nghiệm học tập cho học sinh. Một số trong số này bao gồm Zoom, Google Meet và Microsoft Teams dành cho hội nghị truyền hình, cho phép tôi tiến hành các phiên trực tiếp và tương tác với học sinh trong thời gian thực.

Để cộng tác làm việc và chia sẻ tài nguyên, tôi thường sử dụng Google Classroom và Google Drive vì chúng cung cấp nền tảng tập trung để sắp xếp bài tập, tài liệu và phản hồi. Ngoài ra, tôi sử dụng các công cụ bảng trắng tương tác như BitPaper và Ứng dụng AWW để giải thích trực quan các khái niệm và thu hút học sinh trong các bài học. Những công cụ này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường học tập trực tuyến hấp dẫn và hiệu quả cho học sinh của tôi.”

Gia sư được hỏi... 06/11/2023

Bạn quản lý lịch học của mình như thế nào và đảm bảo các buổi dạy kèm đúng giờ?

1 câu trả lời

Người dạy kèm phải có tổ chức và đáng tin cậy, vì học sinh và phụ huynh phụ thuộc vào chuyên môn và kỹ năng quản lý thời gian của họ để mang lại trải nghiệm học tập hiệu quả. Người phỏng vấn hỏi câu hỏi này để đánh giá khả năng lập kế hoạch, ưu tiên và chịu trách nhiệm về các buổi phỏng vấn của bạn. Việc thể hiện cách bạn quản lý lịch trình và duy trì đúng giờ cho thấy cam kết của bạn đối với tính chuyên nghiệp và sự thành công của học sinh.

Ví dụ: “Để quản lý lịch trình của mình và đảm bảo đúng giờ cho các buổi dạy kèm, tôi dựa vào sự kết hợp giữa các công cụ kỹ thuật số và phương pháp quản lý thời gian có kỷ luật. Đầu tiên, tôi sử dụng lịch trực tuyến để theo dõi tất cả các cuộc hẹn của mình, bao gồm các buổi dạy kèm, các cuộc họp và các cam kết cá nhân. Điều này cho phép tôi có cái nhìn tổng quan rõ ràng về lịch trình hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng của mình, giúp tôi dễ dàng lên kế hoạch trước và phân bổ đủ thời gian cho mỗi buổi học.

Đang xem 21 - 22 trong 22 câu hỏi phỏng vấn