Câu hỏi phỏng vấn Giám sát Xây dựng
Với sự phát triển kinh tế ngày càng cao, các công trình quy hoạch, xây dựng cũng được phát triển nhiều hơn. Do đó, nhu cầu tuyển dụng Giám sát xây dựng cũng ngày càng cao hơn. Tuy vậy, Giám sát xây dựng là một việc làm có sự yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ khá cao. Do đó, các câu hỏi phỏng vấn Giám sát xây dựng cụng rất khắt khe.
Nếu bạn chuẩn bị có một buổi phỏng vấn tại vị trí này, bộ câu hỏi phỏng vấn Giám sát xây dựng sau đây của 1900 sẽ giúp ích cho bạn.
Các câu hỏi phỏng vấn chuyên môn thường gặp
Câu 1: Hãy chia sẻ về một kiến trúc/công trình xây dựng mà bạn thích?
Câu hỏi phỏng vấn Giám sát xây dựng này được nhà tuyển dụng sử dụng để giúp khởi đầu buổi phỏng vấn được thoải mái hơn. Ngoài ra, đây cũng là câu hỏi phỏng vấn Giám sát xây dựng giúp nhà tuyển dụng xem xét bạn có thực sự tìm hiểu và yêu thích ngành nghề này không.
Gợi ý trả lời
Với câu hỏi phỏng vấn này, bạn chỉ cần chọn bất kỳ một công trình, kiến trúc nào mà bạn yêu thích. Trong quá trình trả lời, bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:
- Nêu rõ về tên công trình, địa điểm. Nếu được, bạn có thể giới thiệu về lịch sử của công trình đó từ 1 – 2 câu.
- Nêu lý do bạn mà bạn yêu thích ở công trình đó là gì?
- Từ công trình đó bạn rút ra được những vấn đề gì?
Câu 2: Bạn có thể nêu hiểu biết của mình về tiêu chuẩn ISO 9001 không? Bạn áp dụng nó vào công việc như thế nào?
Đối với ngành giám sát xây dựng, việc nắm vững những thông tin liên quan đến các quy chuẩn, tiêu chuẩn là điều cần thiết. Các câu hỏi phỏng vấn Giám sát xây dựng liên quan đến tiêu chuẩn an toàn, đặc biệt là ISO 9001 rất phổ biến. Thông thường, những câu hỏi phỏng vấn Giám sát xây dựng này được sử dụng để kiểm tra về trình độ chuyên môn của ứng viên.
Gợi ý trả lời
Bạn cần chuẩn bị kỹ các kiến thức chuyên môn trước khi tham gia buổi phỏng vấn nào. Với câu hỏi này, bạn có thể trả lời ngắn gọn như sau:
“ISO 9001 là một trong những hệ thống quản lý chất lượng cơ bản, được sử dụng trong nhiều ngành nghề, quy mô khác nhau ở nhiều khu vực, quốc gia khác nhau. Để có thể đạt được tiêu chuẩn ISO 9001, các doanh nghiệp sẽ cần phải cung cấp nhiều bằng chứng khách quan khác nhau để chứng minh.”
Về quy trình áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 vào giám sát xây dựng, bạn sẽ cần căn cứ vào nhiều vấn đề khác nhau. Ví dụ như mức độ đầu tư của công trình, chất lượng theo đòi hỏi, mục tiêu ban đầu,…
Câu 3: Bạn có biết những lỗi thường gặp khi làm Giám sát xây dựng không?
Câu hỏi phỏng vấn Giám sát xây dựng này được đặt ra để đo lường về những tình huống, sự cố mà bạn đã gặp phải. Nhà tuyển dụng cũng sẽ dựa trên câu trả lời để đánh giá khả năng bạn xử lý, tư duy như thế nào khi gặp phải những vấn đề này.
Gợi ý trả lời
Bạn có thể dựa vào những nội dung sau đây để trả lời câu hỏi này. Lưu ý, chỉ nên nêu từ 3 – 5 lỗi thường gặp. Bạn có thể lồng ghép nó vào 1 tình huống cụ thể mà bạn đã gặp phải trước đó. Với mỗi lỗi này, bạn có thể đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Ví dụ như:
- Lỗi 1, không nắm bắt tốt và đầy đủ các quy trình, quy định liên quan đến kỹ thuật trong lúc thực hiện giám sát xây dựng. Hướng giải quyết cho tình huống này là thực hiện cập nhật ngay về quy trình, quy định theo đúng yêu cầu từ chủ đầu tư, quản lý trực tiếp của mình.
- Lỗi 2, xử lý công việc theo nguyên tắc cứng nhắc, chưa có tư duy linh hoạt, sáng tạo. Hướng giải quyết cả lỗi này thường sẽ là cố gắng cải thiện sự khéo léo, linh hoạt trong quá trình làm việc. Tham khảo thêm ý kiến của người có kinh nghiệm để có thêm lời khuyên khi gặp những trường hợp tương tự.
- Lỗi 3, chưa có đầy đủ kiến thức chuyên môn những thường “phán bừa”. Đây cũng là một trong những lỗi thường gặp phải. Để khắc phục điền này, bạn cần trau dồi chuyên môn thường xuyên hơn.
- Lỗi 4, thiếu tầm nhìn, không dự báo được những sự cố có thể xảy ra. Đây thường là một trong những lỗi dễ gặp phải nhất của người làm giám sát xây dựng.
Câu 4: Bạn vận dụng phương pháp, cách thức nào để thực hiện giám sát công trình?
Đây là một câu hỏi phỏng vấn Giám sát xây dựng khá “bẫy” nếu bạn chủ quan và không tìm hiểu kỹ. Câu hỏi phỏng vấn Giám sát xây dựng này được nhà tuyển dụng đưa ra để xác định xem bạn có khả năng quản lý, xử lý linh hoạt hay không.
Gợi ý trả lời
Với câu hỏi này, bạn nên lưu ý trả lời phương pháp giám sát linh hoạt. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý để trả lời như sau:
- Quy mô công trình như thế nào, bạn được giao nhiệm vụ giám sát những vấn đề, hạng mục nào.
- Phương pháp mà bạn đã áp dụng là gì? Nêu ngắn gọn về đặc điểm của phương pháp đó.
Bạn cần nhấn mạnh với nhà phỏng vấn, trong quá trình thực hiện công việc, bạn không chỉ áp dụng 1 phương pháp duy nhất. Thay vào đó, bạn sẽ thay đổi các phương pháp linh hoạt theo thời gian, hạng mục, địa điểm. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, có thể tham khảo một số phương pháp Giám sát xây dựng như sau:
- Giám sát – kiểm tra trực quan: Là phương pháp kiểm tra, giám sát đơn giản nhất bằng mắt. Mục đích để xem xét về hình dáng, màu sắc bên ngoài của công trình.
- Giám sát – kiểm tra bằng thiết bị: Thường sử dụng thước đo, búa gõ, khoan, súng bật nẩy,… Phương pháp này được sử dụng để xác định xem kết cấu của công trình có đảm bảo so với chất lượng ban đầu theo bản thiết kế hay không.
- Giám sát – kiểm tra bằng thí nghiệm: Ví dụ như kiểm tra về độ đồng nhất của bê tông, độ toàn vẹn của cọc khoan nhồi, độ chịu tải của công trình,…
Câu 5: Trong trường hợp công nhân gặp tai nạn, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Các tai nạn lao động không mong muốn luôn có thể xảy ra, đặc biệt là với các công trình xây dựng. Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn Giám sát xây dựng để giúp nhà tuyển dụng xem xét về khả năng xử lý tình huống, sự cố bất ngờ của bạn như thế nào.
Gợi ý trả lời
Câu hỏi này sẽ liên quan đến những kiến thức về an toàn lao động tại công trường. Do đó, bạn có thể trả lời theo quy trình xử lý như sau:
- Lập tức đưa công nhân gặp tai nạn đến khu vực an toàn.
- Thực hiện sơ cứu, các công tác y tế cơ bản. Tạm ứng chi phí cấp cứu, điều trị cho công nhân nếu cần thiết.
- Yêu cầu mọi người giữ nguyên và bảo vệ hiện trường để tìm hiểu nguyên nhân, lập hồ sơ, biên bản liên quan.
- Khai báo tai nạn lao động cho công nhân theo đúng quy định của nhà nước.
- Báo lại cho chủ đầu tư, yêu cầu lập Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở nếu cần thiết.
- Chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ có liên quan đến tai nạn để cung cấp cho cơ quan chức năng nếu được yêu cầu.
- Lập bản quyết toán, thanh toán các chi phí liên quan đến cấp cứu, điều trị cho công nhân bị tai nạn.
Câu 6: Hãy nêu những nguyên tắc trong an toàn lao động khi làm giám sát xây dựng?
Đây là câu hỏi phỏng vấn Giám sát xây dựng được sử dụng để khai thác, kiểm tra về khả năng bạn vận dụng những nguyên tắc về an toàn lao động như thế nào. Những kiến thức liên quan đến an toàn lao động được xem là cơ bản đối với ngành nghề này.
Gợi ý trả lời
Để trả lời câu hỏi này, bạn cần ôn tập và tìm hiểu lại những thông tin về an toàn lao động trong xây dựng trước. Trong quá trình trả lời câu hỏi phỏng vấn Giám sát xây dựng này, bạn cần làm nổi bật nguyên tắc “an toàn là trên hết”. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nêu một số nguyên tắc sau đây:
- Chỉ làm việc trong phạm vi cho phép, lưu ý về những việc – biển cấm tại công trình.
- Phải luôn đo nồng độ, thử nghiệm khí độc trong khi làm việc ở không gian kín. Ví dụ như hầm mỏ, bồn chứa, cống,…
- Kiểm tra, cô lập trong quá trình làm việc với những thiết bị có tính bảo vệ cao.
- Luôn có người giám sát các công việc liên quan đến môi trường kín.
- Phải được sự cho phép của Giám sát xây dựng mới được đóng các thiết bị điện liên quan đến công trình.
- Luôn đeo dây bảo hộ an toàn khi làm việc ở độ cao từ 2m trở lên.
- Không được sử dụng thuốc lá, chất kích thích ở nơi làm việc.
- Tuân thủ đúng trang phục, trang thiết bị liên quan đến bảo hộ lao động.
- Không đứng dưới cần cẩu bởi có thể dẫn đến những tai nạn nguy hiểm.
Câu 7: Bạn nhìn nhận như thế nào về cơ hội, thách thức khi làm giám sát xây dựng?
Với câu hỏi phỏng vấn Giám sát xây dựng này, nhà tuyển dụng muốn xác nhận về quan điểm, sự nhìn nhận của ứng viên với công việc giám sát xây dựng. Do đó, bạn nên trả lời khái quát và trung thực về câu hỏi này.
Gợi ý trả lời
Trong quá trình hội nhập chung của nền kinh tế, ngành xây dựng đang ngày từng bước phát triển hơn. Do đó, nhu cầu về giám sát xây dựng, kỹ sư xây dựng ngày càng cao. Đây là một trong những cơ hội của ngành nghề này. Ngoài ra, với đặc thù công việc khá áp lực, đối mặt với các tình huống căng thẳng thường xuyên, nhân viên Giám sát xây dựng cũng sẽ có mức thu nhập cao và phù hợp hơn.
Bên cạnh cơ hội, thách thức của ngành này cũng tương đối nhiều. Đa số các công trình, chủ đầu tư thường ưu tiên hơn cho những nhân sự đã có kiến thức, chuyên môn ổn. Bạn cũng sẽ phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt, thường xuyên phải công tác xa nhà.
Ngoài ra, để thành công khi làm giám sát xây dựng, bạn cũng cần phải đáp ứng được những kỹ năng phù hợp. Đặc biệt là 3 kỹ năng chính sau đây:
- Có tư duy, khả năng xử lý vấn đề, tình huống linh hoạt, ổn định.
- Có kiến thức sâu rộng về ngành xây dựng.
- Có tinh thần trung thực, thẳng thắn trong công việc.
Một số lưu ý khi tham gia phỏng vấn Giám sát xây dựng
Tham gia phỏng vấn vị trí Giám sát xây dựng có thể là một thử thách lớn. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng giúp bạn chuẩn bị tốt và thành công trong buổi phỏng vấn:
Nắm vững kiến thức chuyên môn: Đảm bảo bạn hiểu rõ về lĩnh vực xây dựng và quy trình xây dựng. Chuẩn bị trước để trả lời các câu hỏi về kỹ thuật và quy trình xây dựng.
Tìm hiểu về công ty
Nghiên cứu về công ty mà bạn đang phỏng vấn, bao gồm dự án mà họ đang thực hiện và các giá trị và cam kết của công ty liên quan đến bảo vệ môi trường và xây dựng bền vững.
Làm việc nhóm
Đôi khi, Giám sát xây dựng phải làm việc trong môi trường đa dạng và cần có khả năng làm việc cùng đồng đội. Đề cập đến kinh nghiệm làm việc trong nhóm và khả năng làm việc nhóm của bạn trong buổi phỏng vấn.
Kỹ năng quản lý dự án
Đặc biệt nếu bạn ứng tuyển cho vị trí có trách nhiệm quản lý dự án, thể hiện khả năng quản lý dự án của bạn. Đưa ra ví dụ về việc bạn đã lập kế hoạch và quản lý một dự án thành công trong quá khứ.
Kỹ năng giao tiếp
Trong vai trò này, khả năng giao tiếp xuất sắc là rất quan trọng. Trả lời câu hỏi về cách bạn tương tác với các bên liên quan và làm việc với đội ngũ.
Sự kiên nhẫn và giải quyết vấn đề
Làm việc xây dựng thường đòi hỏi khả năng giải quyết vấn đề và kiên nhẫn khi gặp khó khăn. Đưa ra ví dụ về cách bạn đã đối phó với các tình huống khó khăn trong công việc trước đây.
Tự tin và tư duy tích cực
Tự tin trong lối nói chuyện và tư duy tích cực sẽ giúp bạn ghi điểm trong buổi phỏng vấn.
Hỏi câu hỏi
Đừng ngại hỏi câu hỏi về công việc, dự án, và môi trường làm việc. Điều này cho thấy bạn quan tâm và muốn hiểu rõ hơn về vị trí và công ty.
Đưa ra ví dụ cụ thể
Khi trả lời câu hỏi, hãy luôn cố gắng đưa ra ví dụ cụ thể từ kinh nghiệm làm việc của bạn để minh họa điểm mạnh và khả năng của bạn.
Làm việc với dự án thực tế
Trong một số trường hợp, bạn có thể được yêu cầu làm việc với một dự án thực tế hoặc phân tích một tình huống xây dựng. Hãy chuẩn bị tâm thế tương tác và giải quyết các tình huống thực tế.
Buổi phỏng vấn là cơ hội để bạn thể hiện kiến thức và kỹ năng của mình, vì vậy hãy chuẩn bị kỹ càng và tự tin.
Câu hỏi phỏng vấn
Bạn có kinh nghiệm cụ thể trong việc quản lý các dự án xây dựng trước đây không? Hãy nêu rõ những dự án quan trọng mà bạn đã giám sát và thành công nhất trong quá trình đó.
↳
Trong cuộc phỏng vấn cho vị trí Giám sát Xây dựng, để ghi điểm, bạn nên tóm tắt kinh nghiệm của mình trong quản lý dự án xây dựng bằng cách nêu rõ các dự án quan trọng đã giám sát và thành công. Hãy bắt đầu bằng việc đề cập tới số lượng năm kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực này, sau đó liệt kê một hoặc hai dự án nổi bật mà bạn đã quản lý, bao gồm thông tin về quy mô, phạm vi công việc, ngân sách và thời gian hoàn thành. Đặc biệt, bạn nên tập trung vào những thành công cụ thể và cách bạn đã giải quyết các thách thức trong quá trình quản lý dự án. Điều này sẽ thể hiện khả năng lãnh đạo và kỹ năng quản lý của bạn, và giúp bạn tạo ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng.
Làm thế nào bạn quản lý và đảm bảo tiến độ xây dựng được thực hiện đúng hẹn và trong ngân sách? Bạn đã sử dụng những phương pháp, công cụ hoặc phần mềm quản lý dự án nào trong công việc của mình?
Làm thế nào bạn đảm bảo an toàn công trình và tuân thủ các quy định về môi trường trong quá trình xây dựng? Bạn đã từng phải xử lý tình huống khẩn cấp liên quan đến an toàn công trình, và làm thế nào bạn đã giải quyết chúng?
Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi với vị trí Giám sát Xây dựng?
Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn với vị trí Giám sát Xây dựng?
Điểm mạnh của bạn với vị trí Giám sát Xây dựng?
Bạn nghĩ là mình có ưu điểm gì để hoàn thành tốt công việc với vị trí Giám sát Xây dựng?
Bạn có nghĩ là năng lực của bạn vượt so với yêu cầu của chúng tôi với vị trí Giám sát Xây dựng?
Bạn mong muốn làm việc với người sếp như thế nào với vị trí Giám sát Xây dựng?
Khả năng chịu áp lực trong công việc với vị trí Giám sát Xây dựng?
Điểm yếu của bạn với vị trí Giám sát Xây dựng?
Bạn biết gì về công việc ứng tuyển với vị trí Giám sát Xây dựng?
Làm sao công ty tuyển dụng bạn khi bạn chưa có kinh nghiệm với vị trí Giám sát Xây dựng?
Bạn còn ứng tuyển cho công ty nào với vị trí Giám sát Xây dựng?
Nếu được tuyển dụng bạn sẽ làm gì với vị trí Giám sát Xây dựng?