Câu hỏi phỏng vấn Kỹ Sư Nội Nghiệp
Ngành Xây dựng là một trong những ngành nghề được nhiều người quan tâm. Đây là một nghề nghiệp thú vị với mức thu nhập hấp dẫn, mang lại nhiều trải nghiệm thực tế, song cũng không ít áp lực. Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn Kỹ sư nội nghiệp thường gặp.
Các câu hỏi phỏng vấn chung chung cho vị trí Kỹ sư nội nghiệp
Theo bạn, Kỹ sư nội nghiệp là gì ?
Kỹ sư nội nghiệp là người cung cấp các đầu mục khối lượng theo dự toán, chủng loại thiết bị vật tư… cho Phòng đấu thầu để tiến hành mời thầu. Có trách nhiệm tham gia tổ chức và phối hợp với các phòng ban khác để kiểm tra, xác nhận các công tác phát sinh trong giai đoạn thi công và tập hợp, lập biên bản nghiệm thu công việc và biên bản nghiệm thu giai đoạn và biên bản bàn giao đưa vào sử dụng các hạng mục công trình.
Vì sao bạn muốn trở thành Kỹ sư nội nghiệp ?
Nhà tuyển dụng đang muốn tìm hiểu về sở thích, năng lực cá nhân của bạn. Qua đó, họ có thể thấy bạn thực sự đam mê công việc này hay không. Bởi vì nếu bạn có tố chất phù hợp với nghề thì công việc sẽ thuận lợi hơn và gắn bó với công ty lâu hơn.
Sự đam mê của bạn về công việc ứng tuyển sẽ được thể hiện thông qua đây
Tham khảo cách trả lời dành cho bạn: “Mục tiêu của tôi là phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực Xây dựng. Tôi đã nhận thấy rằng vị trí Kỹ sư nội nghiệp là một cơ hội tuyệt vời để học hỏi và phát triển kỹ năng của mình. Tôi tin rằng tại vị trí này, tôi sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều điều mới nâng cao giá trị bản thân và cộng đồng. Tôi đam mê và muốn thử thách bản thân trong môi trường phát triển năng động như vậy, và tôi tin rằng trung tâm của bạn sẽ là nơi thúc đẩy sự phát triển và thành công cá nhân của tôi.”
Kỹ sư nội nghiệp làm công việc gì?
Để trở thành một Kỹ sư nội nghiệp giỏi, bạn phải biết công việc này cần phải làm gì mỗi ngày. Câu hỏi trên giúp nhà tuyển dụng kiểm tra xem liệu bạn đã tìm hiểu kỹ về ngành nghề này hay chưa.
Hãy trả lời một cách ngắn gọn và súc tích, ví dụ như:
“Với trọng trách đảm nhận việc tăng thu nhập và lợi nhuận chính của công ty. Một Kỹ sư nội nghiệp sẽ đảm nhận những công việc chính sau đây.”
Cụ thể Kỹ sư nội nghiệp làm các công việc sau đây:
- Phân tách khối lượng từ bản thiết kế, design, lập và check dự toán thiết kế.
- Lập và test tổng mức đầu tư, đánh giá hiệu quả đầu tư dự án.
- Lên ý tưởng đấu thầu, hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu.
- Lập và kiểm soát các Hợp đồng xây dựng, kiểm tra các hồ sơ thanh, thanh toán, các hoạt động xây dựng.
- Quản lý hồ sơ dự án đầu tư xây dựng, làm công tác nội nghiệp của Phòng, Ban.
- Kiểm tra dự toán các gói thầu/dự án về các nội dung: Khối lượng, định mức, đơn giá đầu vào... để có ý kiến xây dựng dự toán phù hợp với quy định hiện hành;
- Bảo vệ dự toán/tổng mức dự án với các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo quyền lợi của nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án;
- Lập dự toán phát sinh cho các hạng mục công việc tạm tính, phát sinh ngoài hợp đồng (thu thập báo giá, lập dự toán phù hợp với quy định hiện hành);
- Bóc tách khối lượng, chi phí gói thầu, tham gia công tác đấu thầu;
- Tổng hợp báo cáo sản xuất kinh doanh định kỳ tháng, quý, năm... và các báo cáo đột xuất khác;
- Các công việc khác theo sự phân công của cấp trên và lãnh đạo Ban/Tập đoàn.
Bộ câu hỏi phỏng vấn về thông tin cá nhân
Bạn hãy giới thiệu sơ lược về bản thân?
Giới thiệu thông tin cơ bản của bản thân là một trong những câu hỏi mở đầu của buổi phỏng vấn. Qua đây, nhà tuyển dụng vừa biết được thông tin về bạn cũng như dễ trò chuyện trong những câu hỏi tiếp theo. Bạn hãy trả lời với sự tự tin, lời nói rõ ràng để lấy được thiện cảm từ cái nhìn đầu tiên.
Bạn hãy nói sơ lược về thông tin cá nhân như tên, tuổi để xưng hô cho thuận tiện. Tiếp theo bạn nên giới thiệu thông tin về bằng cấp, trường học hay các khóa đào tạo mình đã học. Bạn hãy chú trọng nói những kỹ năng mà bạn có đối với một Kỹ sư nội nghiệp.
Điểm mạnh của bạn là gì? Lý do doanh nghiệp nên chọn bạn?
Nhà tuyển dụng muốn chắc chắn rằng bạn thật sự tự tin về những ưu điểm của mình hiện có. Vì vậy bạn hãy trả lời rõ ràng, dõng dạc nhưng cũng đừng nhắc lại tất cả những điều đã ghi trong CV. Bạn có thể kể thêm các điểm mạnh của mình hay đặt chúng vào tình huống cụ thể nhằm minh họa rõ ràng ưu điểm đó. Nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn sâu hơn về những lợi thế của bạn đấy.
Câu hỏi phỏng vấn Kỹ sư nội nghiệp về chuyên môn
Đây là phần quan trọng giúp các nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực, trình độ và mức hiểu biết của bạn đối với ngành Xây dựng như thế nào; đồng thời, cũng quyết định bạn có đủ tiêu chuẩn và phù hợp với vị trí này hay không. Dưới đây là những kinh nghiệm cụ thể mà bạn có thể tham khảo trước khi đi phỏng vấn:
Quy trình nghiệm thu công trình xây dựng gồm các bước nào?
Nghiệm thu công việc xây dựng:
- Đối với thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường: trách nhiệm nghiệm thu công trình xây dựng thuộc về người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
- Trách nhiệm của người giám sát thi công xây dựng công trình: kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu căn cứ dựa trên hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng.
- Thời gian tiến hành nghiệm thu công việc xây dựng: không quá 24 giờ, tính từ thời điểm nhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng.
- Nếu như vì lý do nào đó, người giám sát thi công không thực hiện nghiệm thu thì phải thông báo cho nhà thầu thi công bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng:
- Thực hiện nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng khi thuộc một trong các trường hợp sau: Trường hợp kết thúc một gói thầu xây dựng. Hoặc trường hợp kết thúc một giai đoạn thi công hoặc một bộ phận công trình cần phải thực hiện kiểm tra, nghiệm thu để đánh giá chất lượng trước khi chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo.
- Để tiến hành nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng sẽ phải được xem xét căn cứ trên kết quả các công việc đã được nghiệm thu theo quy định, các kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng và các văn bản pháp lý theo quy định của pháp luật có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng. Từ đó, thực hiện đánh giá được các điều kiện nghiệm thu theo thỏa thuận giữa các bên.
Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng:
Điều kiện để thực hiện nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng:
- Công tác nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, giai đoạn trong quá trình thi công được thực hiện đầy đủ theo quy định về nghiệm thu công việc xây dựng; nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng.
- Các công việc xây dựng đã được thi công đầy đủ theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
- Căn cứ dựa trên các kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng.
Trường hợp nghiệm thu có điều kiện, thực hiện nghiệm thu từng phần của công trình xây dựng thì chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu đưa công trình, hạng mục công trình vào khai thác tạm nếu như phần thi công xây dựng cơ bản đã hoàn thành.
- Kết quả nghiệm thu sẽ được xác nhận bằng biên bản nghiệm thu công trình.
Bộ hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm gì?
Thành phần trong bộ hồ sơ công trình xây dựng
- Tập hợp toàn bộ phiên bản nghiệm thu công việc bao gồm: Phiếu yêu cầu để nghiệm thu công việc xây dựng, biên bản nghiệm thu công việc xây dựng và những biên bản kiểm tra kèm theo nếu có.
- Tập hợp toàn bộ những kết quả thí nghiệm của công việc xây dựng bao gồm: Thí nghiệm trước khi thi công là biên bản lấy mẫu, kết quả thí nghiệm có bản dấu đỏ, thí nghiệm sau quá trình tiến hành thi công có biên bản lấy mẫu, kết quả thí nghiệm kèm bản dấu đỏ.
Như vậy để hoàn thành vai trò lập bộ hồ sơ nghiệm thu công việc xây dựng là việc bạn cần thực hiện được trong 2 thành phần 1 bộ hồ sơ nghiệm thu công việc xây dựng là được.
Phương pháp lập hồ sơ công trình xây dựng làm như thế nào?
Đối với giấy tờ biên bản nghiệm thu công việc
- Phải đọc kỹ quy định của pháp luật theo nghị định 06/2021/NĐ-CP vào ngày 26 tháng 1 năm 2021, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu sẽ áp dụng với công việc xây dựng để có thể biết những dữ liệu sẽ được đưa vào các nội dung của biên bản nghiệm thu.
- Phải đọc kỹ về hồ sơ pháp lý của dự án: Hợp đồng thi công bản vẽ thiết kế, biện pháp thi công, chỉ dẫn về kỹ thuật, những quyết định phể duyệt có liên quan tới hạng mục, công việc để biết những dữ liệu sẽ đưa vào trong nội dung biên bản nghiệm thu. Cần có biểu mẫu hồ sơ nghiệm thu công việc.
- Cần biết về những kỹ năng xử lý, xây dựng đến file hồ sơ từ biểu mẫu công trình được phê duyệt bao gồm những kỹ năng như lập bằng thủ công, sử dụng phần mềm lập hồ sơ chất lượng công trình xây dựng, sử dụng excel,..
Đối với những kết quả thí nghiệm của công việc xây dựng
- Hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng sẽ có các trường hợp có kết quả thí nghiệm và trường hợp không có kết quả thí nghiệm đi kèm theo. Vấn đề một số công việc có kết quả thí nghiệm chí cần xảy ra khi công việc đó có dùng vật liệu để thi công.
- Muốn lập được những kết quả thí nghiệm này thì cần: Phải đọc về những tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu, chỉ dẫn về kỹ thuật, đề cương thí nghiệm để có thể nắm rõ về những vấn được các tần suất lấy mẫu, quy cách lấy mẫu của những kết quả thí nghiệm liên quan tới quá trình thi công, nghiệm thu công trình xây dựng. Lập được bảng theo dõi thí nghiệm, bảng kê thí nghiệm cho các đơn vị thí nghiệm.
Kinh nghiệm “đậu” phỏng vấn vị trí Kỹ sư nội nghiệp
Với những gói công việc cũng như những kỹ năng cần thiết của một Kỹ sư nội nghiệp như trên, vậy ai sẽ thật sự phù hợp với công việc này?
Có thể nói, Kỹ sư nội nghiệp có yêu cầu cao về bằng cấp và đào tạo đúng chuyên ngành. Tuy thế, họ vẫn cần phải sở hữu những tố chất dưới đây để dễ dàng thực hiện công việc này, đó là:
- Năng động, sáng tạo.
- Có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc ổn thỏa.
- Sức khỏe ổn định.
- Người thích giao tiếp, làm việc với con người.
- Cẩn trọng, chi tiết; song cũng cần cái nhìn bao quát.
- Là người nhạy cảm trước những rủi ro tiềm tàng.
Để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ và nắm chắc phần thành công, bạn cần chú trọng thêm các yếu tố:
Về trang phục
Khi đi phỏng vấn, bạn nên lựa chọn những loại trang phục lịch sự, nhã nhặn phù hợp với môi trường để dễ dàng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn:
- Nữ: Mặc quần âu hoặc chân váy dài tối màu, phối cùng áo sơ mi các màu nhã nhặn, hạn chế các màu quá sặc sỡ, nổi bật.
- Nam: Đối với nam ứng viên, bạn có thể lựa chọn mặc quần âu tối màu phối với áo sơ mi màu trung tính. Bên cạnh đó, ứng viên có thể lựa chọn đi giày da để tạo sự chuyên nghiệp, lịch sự và tóc nên được tạo kiểu gọn gàng.
Kinh nghiệm về tác phong
Nên đến sớm 10 - 15 phút, để tránh trường hợp xảy ra các sự cố trên đường hay sự cố về trang phục. Những nhà tuyển dụng cũng thích những người đến sớm và có chuẩn bị tốt.
Tác phong chuyên nghiệp, giữ bản thân ở trạng thái bình tĩnh, lắng nghe câu hỏi phỏng vấn và lời lưu loát, rõ ràng. Hạn chế nói lắp, trả lời không rõ ràng, thiếu logic, mạch lạc
Định hình rõ câu hỏi và vấn đề
Trong buổi phỏng vấn Kỹ sư nội nghiệp sẽ có rất nhiều câu hỏi được đưa ra. Do vậy để tránh tình trạng trả lời sai/nhầm nội dung câu hỏi, trả lời ấp úng, ngắt quãng,... bạn nên chuẩn bị trước những câu hỏi có thể gặp phải và đưa ra câu trả lời cho chúng.
Để tự tin hơn trong buổi phỏng vấn, bạn có thể liệt kê các câu hỏi và câu trả lời, sau đó học thuộc. Đồng thời, luôn giữ tâm thế bình tĩnh, phong thái tự tin, sẵn sàng đón nhận bất cứ câu hỏi phỏng vấn “khó nhằn” nào.
Được mệnh ra là một nghề “siêu hot” và cớ mức lương “khủng”, nhưng thực sự, nghề Kỹ sư nội nghiệp như thế nào, có "hào nhoáng" như vẻ bề ngoài hay không?
Câu hỏi phỏng vấn
Theo bạn, Kỹ sư nội nghiệp là gì ?
↳
Kỹ sư nội nghiệp là người cung cấp các đầu mục khối lượng theo dự toán, chủng loại thiết bị vật tư… cho Phòng đấu thầu để tiến hành mời thầu. Có trách nhiệm tham gia tổ chức và phối hợp với các phòng ban khác để kiểm tra, xác nhận các công tác phát sinh trong giai đoạn thi công và tập hợp, lập biên bản nghiệm thu công việc và biên bản nghiệm thu giai đoạn và biên bản bàn giao đưa vào sử dụng các hạng mục công trình.
Vì sao bạn muốn trở thành Kỹ sư nội nghiệp ?
Bạn đã từng tham gia vào việc đào tạo nhân viên về quy trình nội nghiệp chưa?
Làm thế nào bạn đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn trong quy trình nội nghiệp?
Bạn đã từng đối mặt với thách thức nào trong việc thực hiện quy trình nội nghiệp và làm thế nào để giải quyết nó?
Bạn đã sử dụng phần mềm hoặc công cụ nào để quản lý quy trình nội nghiệp chưa?
Quy trình nghiệm thu công trình xây dựng gồm các bước nào?
Bộ hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm gì?
Phương pháp lập hồ sơ công trình xây dựng làm như thế nào?
Bạn đã từng đối mặt với sự phản ánh tiêu cực từ nhân viên về quy trình nội nghiệp và làm thế nào để xử lý nó?