1. Tìm hiểu về phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?
Phương pháp nghiên cứu khoa học được định nghĩa là các hoạt động, phương thức mà người nghiên cứu sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong quá trình nghiên cứu của mình.
Trong quá trình nghiên cứu, chủ thể nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học tác động lên đối tượng nghiên cứu để tìm hiểu cụ thể về đặc điểm, bản chất, xu hướng của đối tượng. Từ đó tìm hiểu, đưa ra các kết luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Phương pháp có chủ thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu xác định. Chủ thể nghiên cứu sử dụng các cách thức, thủ thuật nhằm khám phá các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
Đặc điểm
Tính khách quan và chủ quan: Các phương pháp thường được áp dụng trên một lượng lớn đối tượng nghiên cứu nên kết quả thu được mang tính khách quan. Song lại được đánh giá dựa trên quan điểm của chủ thể nghiên cứu, mang đến tính chủ quan cho kết quả.
Tính mục đích, có nội dung cụ thể, mục tiêu xác định: các loại phương pháp nghiên cứu đều thực hiện các nhiệm vụ nhất định trong một nghiên cứu khoa học.
Tính logic và kế hoạch: các phương pháp là những hoạt động được tổ chức một cách hợp lý, khoa học để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra trước đó.
Cuối cùng, các phương pháp nghiên cứu luôn cần có sự hỗ trợ của các công cụ và phương tiện kỹ thuật nhất định. Chúng sẽ giúp hoạt động diễn ra dễ dàng và đạt được những hiệu quả cao hơn.
Xem thêm: Việc làm Giảng viên Tâm lý học thu nhập cao
2. Các loại hình phổ biến
Dựa vào cách thức thực hiện mà các phương pháp nghiên cứu được chia thành 3 loại. Đó là: phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp nghiên cứu thực tiễn và phương pháp toán học.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp nghiên cứu chủ yếu thu thập thông tin qua các tài liệu hay văn bản. Trong phương pháp này, chủ thể nghiên cứu tham khảo, tìm kiếm thông tin ở các văn bản liên quan. Từ đó, bằng các tư duy logic rút ra kết luận cụ thể. Dưới đây là 5 phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết là phương pháp phân chia các thông tin thu thập được thành các bộ phận riêng biệt từ những tài liệu có sẵn. Từ đó, phát hiện ra những xu hướng hay đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.
Trong phương pháp này, những thông tin quan trọng liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu của nghiên cứu khoa học sẽ được lựa chọn và lưu lại. Đây là phương pháp liên kết, sắp xếp tài liệu, thông tin lý thuyết đã thu được. Từ đó tạo tiền đề, hệ thống lý thuyết về chủ đề của nghiên cứu.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
Phân loại lý thuyết là phương pháp sắp xếp các tài liệu đã thu thập thành một hệ thống chặt chẽ. Phân chia chúng thành từng đơn vị và từng vấn đề khoa học cụ thể, có chung dấu hiệu hoặc cùng hướng phát triển.
Hệ thống hóa là phương pháp sắp xếp các tri thức khoa học thành hệ thống. Dựa trên cơ sở một mô hình lý thuyết cụ thể, khiến cho sự hiểu biết về đối tượng nghiên cứu trở nên toàn diện và sâu sắc hơn.
Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết luôn đi liền với nhau. Có tác dụng làm rõ hơn đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này thường được sử dụng khi nghiên cứu các vấn đề mang tính lý thuyết.
- Phương pháp mô hình hóa
Phương pháp mô hình hóa là phương pháp nghiên cứu bằng việc xây dựng các mô hình giả định về đối tượng. Mà trong mô hình đó, đối tượng nghiên cứu thể hiện các đặc điểm, bản chất hay xu hướng.
Có thể hiểu rằng, phương pháp mô hình hóa chính là chuyển từ những kế hoạch trừu tượng thành các đối tượng cụ thể, thuận tiện hơn cho quá trình nghiên cứu. Việc này sẽ giúp tìm hiểu về những tác động của thực tiễn đối với đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp giả thuyết
Phương pháp giả thuyết là phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng cách dự đoán bản chất của đối tượng và tìm cách chứng minh dự đoán đó. Liệu rằng dự đoán, giả thuyết đó là đúng hay sai. Có hai cách được dùng để chứng minh giả thuyết trong phương pháp này: trực tiếp và gián tiếp. Có thể lấy ví dụ về phương pháp giả thuyết trong các bài toán hằng ngày.
Cách chứng minh gián tiếp thường sử dụng các phương pháp giải lập để chứng minh rằng giả thuyết là đúng. Nếu mệnh đề đối lập của giả thuyết là sai thì mệnh đề giả thuyết là đúng.
- Phương pháp lịch sử
Phương pháp lịch sử là phương pháp tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu dựa trên quá trình hình thành và phát triển của nó. Bằng cách tìm nguồn gốc phát sinh cùng với các quá trình phát triển, biến hóa của đối tượng để tìm ra bản chất và quy luật của nó.
Phương pháp này thường được sử dụng để phân tích các tài liệu lý thuyết, chứng minh tính đúng đắn và phù hợp của lý thuyết với thời đại. Từ đây, hoàn thiện hơn các kiến thức về đối tượng nghiên cứu, hoàn thành mục đích nghiên cứu.
Đọc thêm: Quy trình và các ứng dụng của phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn là một trong những phương pháp cơ bản. Trong phương pháp này, chủ thể nghiên cứu trực tiếp tác động vào các đối tượng nghiên cứu. Từ đó, các đối tượng nghiên cứu thể hiện, bộc lộ bản chất và quy luật vận động của đối tượng đấy. Các loại phương pháp nghiên cứu thực tiễn được chia thành:
- Phương pháp quan sát khoa học
Phương pháp quan sát khoa học là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác. Đây là phương pháp phổ biến và được sử dụng nhiều nhất.
Phương pháp quan sát khoa học mang tính chủ quan của chủ thể nghiên cứu. Có nhiều cách để có thể quan sát đối tượng nghiên cứu: trực tiếp và gián tiếp. Cần lựa chọn cách thức quan sát phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Ngoài chức năng thu thập thông tin, phương pháp quan sát khoa học còn giúp kiểm chứng thông tin và đối chiếu những kiến thức thu được với đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra
Phương pháp điều tra là phương pháp được sử dụng phổ biến khi tìm hiểu đặc điểm của một nhóm đối tượng nghiên cứu lớn. Để phát hiện ra những quy luật, bản chất và xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu thì đây là một phương pháp hợp lý.
Một trong những đại diện tiêu biểu cho phương pháp điều tra chính là các bảng hỏi Anket. Mỗi cá thể trong nhóm đối tượng nghiên cứu cần thực hiện cung cấp thông tin bằng cách trả lời các câu hỏi trong bảng hỏi Anket. Điều này sẽ giúp chủ thể nghiên cứu dễ dàng phân loại thông tin hơn.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
Trong phương pháp này, các nhà khoa học dùng lý luận để xem xét lại những thành quả thu được trong thực tiễn, từ những kinh nghiệm trong quá khứ rút ra những kết luận bổ ích, phù hợp với thực tiễn và khoa học. Phương pháp này được sử dụng với mục đích cải tiến các lý luận đã tìm ra trước đó, phát triển nó phù hợp với yêu cầu của hiện tại.
- Phương pháp chuyên gia
Đây là phương pháp nghiên cứu đỡ tốn thời gian và công sức nhất. Ở đây, người nghiên cứu sử dụng đội ngũ những người có trí tuệ cao và hiểu biết sâu rộng về chủ đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và phân tích nó.
Trong phương pháp chuyên gia, người nghiên cứu sẽ xin ý kiến, đánh giá, nhận xét của họ về đối tượng nghiên cứu để tìm hiểu và phát triển nghiên cứu khoa học.
Khám phá thêm: Mức lương của thực tập sinh nghiên cứu là bao nhiêu?
Phương pháp toán học
Phương pháp toán học là phương pháp chủ thể nghiên cứu sử dụng tư duy logic toán học để xây dựng logic nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng trong hầu hết các đề tài nghiên cứu khoa học.
Người nghiên cứu thường sử dụng các phép toán để hỗ trợ thống kê các kết quả, dữ liệu tìm kiếm được trong quá trình nghiên cứu, tổng hợp các thông tin thu được qua bảng hỏi anket. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến ở hầu hết các nghiên cứu khoa học.
3. Tầm quan trọng của phương pháp nghiên cứu khoa học
Xác định phương pháp nghiên cứu khoa học là rất quan trọng vì nhiều lý do:
Phương pháp tiếp cận có hệ thống
Phương pháp nghiên cứu khoa học cung cấp một khuôn khổ có hệ thống để tiến hành các nghiên cứu. Nó đảm bảo rằng nghiên cứu được tổ chức tốt, hợp lý và tuân theo quy trình từng bước. Cách tiếp cận có hệ thống này giúp các nhà nghiên cứu tránh các cuộc điều tra ngẫu nhiên hoặc sai lệch và đảm bảo tính hợp lệ và độ tin cậy của các phát hiện của họ.
Tính chính xác
Xác định phương pháp nghiên cứu khoa học cho phép các nhà nghiên cứu thu được kết quả chính xác và đáng tin cậy. Bằng cách cẩn thận thiết kế các thí nghiệm, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu bằng các phương pháp thống kê thích hợp, các nhà nghiên cứu có thể giảm thiểu sai sót và sai lệch có thể ảnh hưởng đến kết quả. Độ chính xác này là cần thiết để xây dựng kết luận nghiên cứu dựa trên kiến thức hiện có và đưa ra các lời khuyên sáng suốt.
Tìm hiểu thêm: Tính mới trong nghiên cứu khoa học là gì?
4. Các bước thực hiện phương pháp nghiên cứu khoa học
Bước 1: Quan sát và xây dựng lý thuyết
Bước đầu tiên của phương pháp nghiên cứu khoa học là quan sát và xây dựng lý thuyết. Các nhà khoa học quan sát cẩn thận một hiện tượng hoặc sự kiện cụ thể, thu thập thông tin và dữ liệu liên quan. Những quan sát này đóng vai trò là nền tảng để xây dựng một khung lý thuyết với mục đích giải thích dữ liệu quan sát được. Các lý thuyết giúp các nhà nghiên cứu hình thành các giả thuyết và hướng dẫn hướng nghiên cứu của họ.
Bước 2: Đặt câu hỏi
Khi một lý thuyết được thiết lập, các nhà nghiên cứu xây dựng các câu hỏi nghiên cứu cụ thể. Những câu hỏi này xác định mục tiêu của nghiên cứu và cung cấp trọng tâm rõ ràng cho quá trình nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu giúp các nhà khoa học xác định các biến mà họ cần điều tra và xác định các phương pháp thích hợp để thu thập dữ liệu.
Bước 3: Hình thành giả thuyết (Đưa ra dự đoán)
Trong bước này, các nhà nghiên cứu phát triển các giả thuyết dựa trên lý thuyết hiện có và các câu hỏi nghiên cứu. Một giả thuyết là một phỏng đoán có học thức hoặc một lời giải thích được đề xuất cho hiện tượng quan sát được. Nó dự đoán mối quan hệ giữa các biến và đóng vai trò là điểm khởi đầu để điều tra thêm. Các giả thuyết sau đó sẽ được kiểm tra và có thể được kết luận là thuận hay nghịch tuỳ theo kết quả kiểm tra thực nghiệm.
Bước 4: Chạy thử nghiệm (Thu thập dữ liệu)
Giai đoạn tiếp theo liên quan đến việc tiến hành các thí nghiệm hoặc thu thập dữ liệu để kiểm tra các giả thuyết đã xây dựng. Các nhà nghiên cứu thiết kế các thí nghiệm có kiểm soát, tạo các giao thức nghiên cứu và chọn các phương pháp thu thập dữ liệu thích hợp. Họ cẩn thận thao túng các biến số, thu thập dữ liệu thông qua quan sát, khảo sát, phỏng vấn hoặc thí nghiệm và ghi lại những phát hiện của họ. Chất lượng và độ chính xác của việc thu thập dữ liệu là rất quan trọng để đưa ra kết luận đáng tin cậy.
Bước 5: Phân tích dữ liệu và rút ra kết luận
Khi dữ liệu được thu thập, các nhà nghiên cứu tiến hành phân tích dữ liệu đó bằng các kỹ thuật thống kê, phân tích định tính hoặc các phương pháp thích hợp khác. Họ kiểm tra dữ liệu để tìm các mẫu, mối quan hệ và các phát hiện quan trọng. Quá trình phân tích cho phép họ đưa ra kết luận dựa trên bằng chứng và đánh giá xem dữ liệu hỗ trợ hay bác bỏ các giả thuyết ban đầu. Ý nghĩa thống kê và quy mô ảnh hưởng thường được xem xét để xác định sức mạnh và độ tin cậy của kết quả.
Bước 6: Chia sẻ kết quả của bạn
Sau khi phân tích dữ liệu và rút ra kết luận, các nhà nghiên cứu truyền đạt những phát hiện của họ cho cộng đồng khoa học và công chúng. Họ thường xuất bản nghiên cứu của mình trên các tạp chí học thuật uy tín, trình bày công việc của họ tại các hội nghị hoặc chia sẻ nó thông qua các kênh thích hợp khác. Chia sẻ kết quả cho phép công chúng có quyền xem xét kỹ lưỡng, thảo luận và nhân rộng nghiên cứu, góp phần nâng cao kiến thức trong lĩnh vực này.
Bước 7: Lặp lại Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa học là một quá trình lặp đi lặp lại bao gồm việc tinh chỉnh và cải tiến dựa trên những phát hiện trước đó. Các nhà khoa học thường xem xét lại các lý thuyết của họ, sửa đổi các câu hỏi nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết mới dựa trên kết quả nghiên cứu ban đầu. Sự lặp lại thúc đẩy việc học tập liên tục, giúp xây dựng kiến thức hiện có và khuyến khích nghiên cứu sâu hơn để giải quyết các câu hỏi và thách thức mới.
Bằng cách làm theo các bước này, các nhà khoa học có thể điều tra các hiện tượng một cách có hệ thống, góp phần tích lũy kiến thức và đạt được những tiến bộ đáng kể trong các lĩnh vực nhất định trong cuộc sống.
5. Ứng dụng của phương pháp nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực
Sinh học
Trong sinh học, các nhà nghiên cứu thường sử dụng phương pháp khoa học để điều tra các hiện tượng khác nhau. Ví dụ: họ có thể nghiên cứu tác dụng của một loại thuốc mới đối với một căn bệnh cụ thể bằng cách tiến hành các thí nghiệm có kiểm soát trên tế bào, động vật hoặc đối tượng là con người. Thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu nghiêm ngặt, các nhà sinh học có thể xác định hiệu quả của thuốc, tác dụng phụ tiềm ẩn và tác động của nó đối với bệnh tật.
Tâm lý học
Các nhà tâm lý học sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học để hiểu rõ hơn về hành vi của con người và ảnh hưởng của hệ thần kinh. Họ xây dựng các câu hỏi nghiên cứu, phát triển các giả thuyết và tiến hành các thí nghiệm để kiểm tra các lý thuyết của họ. Chẳng hạn, các nhà tâm lý học có thể điều tra tác động của các yếu tố môi trường đối với hiệu suất nhận thức bằng cách thiết kế các thí nghiệm và thu thập dữ liệu thông qua quan sát, khảo sát hoặc kiểm tra nhận thức.
Vật lý
Vật lý chủ yếu dựa vào phương pháp nghiên cứu khoa học để khám phá các định luật và nguyên tắc cơ bản chi phối vũ trụ. Các nhà vật lý tiến hành thí nghiệm, thực hiện các phép đo chính xác và phân tích dữ liệu để kiểm tra các giả thuyết của họ. Họ có thể điều tra các chủ đề như hành vi của các hạt hạ nguyên tử, tính chất của ánh sáng hoặc động lực học của các thiên thể bằng các công cụ và mô hình toán học tiên tiến
Khoa học xã hội
Trong các ngành khoa học xã hội như xã hội học hoặc nhân chủng học, các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học để nghiên cứu xã hội và văn hóa loài người. Họ tiến hành khảo sát, phỏng vấn hoặc quan sát người tham gia để thu thập dữ liệu. Bằng cách phân tích dữ liệu này, các nhà khoa học xã hội có thể xác định các mẫu, hiểu động lực phát triển xã hội và phát triển các lý thuyết để giải thích hành vi của con người và các hiện tượng xã hội.
Như vậy 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Phương pháp nghiên cứu khoa học. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học và thực hành hiệu quả.
>> Tìm hiểu thêm các công việc có ứng dụng Nghiên cứu khoa học:
Việc làm nhân viên/ kĩ thuật phòng Lab mới nhất
Việc làm thực tập sinh nghiên cứu tuyển dụng