Sách self-help nổi tiếng? Đọc sách sefl-help hiệu quả?

“Self help” là một hệ tư tưởng trong thời đại mà con người đang dần quan tâm hơn tới sức khoẻ tinh thần của mình. Hơn thế nữa, nó còn thuộc về một thể loại sách/tài liệu riêng biệt mà bạn có thể bắt gặp ở nhiều nơi hơn bạn tưởng. Với những bạn có thể chưa biết self help là gì, cụm từ này thực chất không còn mấy xa lạ với người Việt, đặc biệt là các thế hệ trẻ đương đại như Gen Z hoặc cuối Gen Y. Dù phổ biến là vậy, nhưng self-help cũng thu hút một số tranh cãi. 1900 - tin tức việc làm tổng hợp bài viết Sách self-help nổi tiếng? Đọc sách sefl-help hiệu quả? giúp bạn nắm vững kiến thức và cung cấp thông tin hữu ích trong công việc.

Sách self-help nổi tiếng? Đọc sách sefl-help hiệu quả?

1. Sách self-help là gì?

Khái niệm sách self-help

Nói một cách dễ hiểu, sefl-help có nghĩa là tự lực hoặc tự phát triển, tự giúp đỡ bản thân. Trên cơ sở tâm lý học, một cách gọi khác của cụm từ này là self-improvement, chỉ hành động tự phát triển chính mình về phương diện trí tuệ, kinh tế, hoặc tình cảm.

Còn sách sefl-help là gì? Self-help books là loại sách “tự lực” giúp người đọc rèn luyện kỹ năng qua những điều được viết trong sách, từ đó tự phát triển và hoàn thiện bản thân.

Những điều được chia sẻ có thể là mẩu truyện ngắn hay triết lý đến từ kinh nghiệm và đúc kết của tác giả. Loại sách này mang ý nghĩa cao quý giúp độc giả tự ngẫm ra các bài học và rút ra các bài học riêng cho vấn đề của mình.

Sách self-help có 5 thể loại chính:

- Step-by-step book: sách hướng dẫn các bước làm từ A-Z

- Progression book: sách phát triển các loại kỹ năng mềm

- Component-based book: sách hướng dẫn người đọc đối mặt với các vấn đề phức tạp trong cuộc sống

- Recovery book: sách giúp người đọc phục hồi thể chất và tinh thần

- Exercise book: sách dựa trên việc đưa một cá nhân tới kết qua cuối cùng theo bộ kỹ năng hoặc quy trình tất yếu

Sách self-help: có ích hay phi lý?

Sách tự lực chia sẻ các kỹ năng sống, quan niệm sống tích cực, tiếp thêm động lực theo đuổi mục tiêu và đam mê. Vậy những tranh cãi xoay quanh sefl-help là gì?

Một phần cộng đồng người đọc và “reviewer” lên án rằng sách sefl-help “phi lý” vì gây ảo tưởng sức mạnh cho người đọc. Khi đọc sách này, người đọc có thể cảm thấy mình là một phần trong câu chuyện có cái kết quá mỹ mãn giữa cuộc sống khắc nghiệt của thời điểm hiện tại.

Tuy vậy, chỉ dựa vào mặt này để nói sách self-help phi lý là ý kiến khá chủ quan. Bộ phận những người đọc sách sefl-help và chỉ ngồi đó mơ giữa ban ngày có thể đã vận dụng sai loại sách này.

Nếu muốn đạt được mục tiêu của bản thân, chúng ta còn cần các yếu tố khác như học cách thay đổi theo hướng tích cực, cố gắng nhiều hơn và đặt ra mục tiêu lớn hơn. Các mẹo về sefl-help chỉ là một trong các phương tiện để giúp bạn cố gắng.

Chẳng hạn, nếu bạn đọc sách về thói quen của người thành công hoặc sự khác biệt giữa người thành công và thất bại. Thế nhưng, bạn lại không chịu học tập hay thử áp dụng nó vào thực tiễn, thì có đọc mãi bạn cũng khó có thể phát triển toàn diện.

Suy cho cùng, sách sefl-help vẫn đáng đọc vì chúng mang đến năng lượng tích cực và những bài học hữu ích. Bạn chỉ cần đọc và áp dụng vào thực tiễn đúng cách để không bóp méo những giá trị nhân văn mà tác giả muốn truyền tải.

2. Cách đọc sách self-help hiệu quả

Đọc kĩ và có mục đích

Trừ phi tác giả có hướng dẫn đặc biệt nào đó, bạn hãy dành thời gian đọc từ đầu đến cuối cuốn sách. Và hãy đảm bảo bạn tập trung hết sức có thể và không bị xao nhãng.

Đọc có chọn lọc

Một trong những mục đích đọc sách self-help là để bạn có được tư duy phản biện. Từ những điều viết trong sách, bạn có thể chọn ra những điều đúng hoặc sai với bản thân bạn, vì đó là những quan điểm riêng của tác giả.

Hãy giữ tinh thần mở mang và cái nhìn đa chiều để có thể đón nhận các ý kiến một cách toàn diện nhất.

Đọc thêm: Cách phỏng vấn xin việc hiệu quả trong 3 bước

Biến kiến thức thành thực tiễn

Mục đích của mỗi người khi tìm đến sách sefl-help chắc chắn không giống nhau. Có người tìm đến những lời giải đáp khi họ gặp khúc mắc, có người tìm cách chữa lành những tổn thương từ các mối quan hệ độc hại.

Và điểm chung của sách sefl-help là chúng có những lời khuyên thực tiễn mà bạn có thể thực hiện, dù mục tiêu của bạn khi tìm đến chúng là gì.

Khi đã đọc và tìm được cuốn sách tâm đắc của mình, bạn nên ghi chú lại những thứ bạn đã đọc hiểu được, lên kế hoạch và hành động. Đừng chỉ ngồi đó mơ mộng và chờ phép màu tự tìm đến với mình.

Ghi lại quá trình

Khi bạn đã bắt đầu lồng ghép những lời khuyên của cuốn sách vào cuộc sống hàng ngày, bạn chắc chắn sẽ muốn ghi lại trải nghiệm đó.

Bạn có thể viết ra bất kỳ suy nghĩ hoặc cảm xúc nào mà bạn có vào thời điểm đó, liệu bạn có thành công trong việc mình đang làm hay không, và lý do tại sao hoặc tại sao không.

Ngay cả khi đó là những suy nghĩ và cảm giác không mấy tích cực như nghi ngờ hoặc mất niềm tin vào bản thân, bạn cũng sẽ dần vượt qua được nó. Và cảm giác khi đọc lại những ghi chú này khi bạn đã hoàn thành được mục tiêu sẽ rất đặc biệt.

3. Top 10 cuốn sách self-help nên đọc thử một lần trong đời

“Tự truyện Benjamin Franklin” của Benjamin Franklin

Những câu chuyện về cuộc đời của Franklin chưa bao giờ ngừng sự háo hức, thích thú đối với người đọc. Đến nay, hơn 3 thế kỷ trôi qua khi cuốn “Tự truyện Benjamin Franklin” ra đời, nó vẫn luôn được nhiều độc giả ưa thích.Quyển sách viết về cuộc đời của Benjamin Franklin từ thuở còn là thợ học việc tại xưởng in của anh trai ông đến khi chở thành một trong những chính khách và nhà văn nổi tiếng nhất trên thế giới.

Quyển sách ban đầu được Franklin đặt tên là “Hồi ức” vốn cũng chưa được hoàn chỉnh. Mãi cho đến khi ông qua đời năm 1790 thì nó mới được xuất bản lần đầu tại Paris bởi một dịch giả người Pháp. Tác phẩm này cũng được biết đến là cuốn sách đầu tiên viết bởi một người Mỹ lại được rất nhiều độc giả châu Âu quan tâm.

“Cách nghĩ để thành công” của Napoleon Hill

Quyển sách kinh điển của thể loại self-help này lần đầu được xuất bản vào năm 1937 – đỉnh điểm của thời kỳ suy thoái – và cho đến nay vẫn luôn là một trong những đầu sách bán chạy nhất mọi thời đại. Để viết nên cuốn sách này, Napoleon Hill đã nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của 40 triệu phú để có thể khám phá ra được bí quyết thành công của họ. Từ đó, ông rút ra những kinh nghiệm tích lũy hàng chục năm của họ để giới thiệu đến người đọc.

“Luật hấp dẫn” của Michael J. Losier

Tư tưởng của cuốn “Luật hấp dẫn” này rất nổi bật trong nền văn hóa Mỹ ít nhất là từ những năm đầu thập niên 1900 khi nó được công chúng biết đến trong dòng chảy của phong trào Tư Tưởng Mới.

Tư tưởng chủ đạo của luật hấp dẫn đó là “Những gì bạn muốn, muốn bạn”. Theo đó, những suy nghĩ tích cực sẽ “hấp dẫn” những kết quả tích cực; còn những suy nghĩ tiêu cực chỉ mang lại những kết quả không mong muốn. Cuốn “Luật hấp dẫn” của Losier xuất bản năm 2004 nhận được nhiều khen ngợi từ phía độc giả khi đã đưa ra những lời giải thích rõ ràng, cặn kẽ về nguyên tắc này. Cuốn sách cũng đưa ra nhiều hướng dẫn cũng như công cụ để giúp độc giả biết cách áp dụng những tư tưởng này vào trong cuộc sống thường ngày.

“Đắc nhân tâm” của Dale Carnegie

Cũng tương tự Napoleon Hill, Dale Carnegie cũng được biết đến là một trong những người khai sinh của phong trào sách self-help. Ông đã học rất nhiều phương pháp để giúp gây dựng nên sức ảnh hưởng cũng như truyền sự tự tin cho người khác. Vào năm 1936, ông đã cho ra đời tuyệt tác “Đắc nhân tâm”, giúp mọi người học cách sống, bỏ qua những lời phê bình, luôn nhớ tên của người khác và tập lắng nghe nhiều hơn. Trước khi ông qua đời, cuốn sách đã bán được 5 triệu bản, được dịch sang 31 thứ tiếng và là một trong những siêu phẩm bán chạy nhất bấy giờ.

Carnegie chưa từng khẳng định rằng mình đã kiến tạo nên bất cứ điều gì. Khi được hỏi về triết lý của mình, ông chỉ trả lời rằng, “Ý tưởng cuốn sách này vốn không phải của tôi. Tôi đã mượn từ Socrates. Tôi lấy nó từ Chesterfield. Tôi đã trộm chúng từ Chúa Jesus.”

Đọc thêm: CEO là viết tắt của từ gì? Phẩm chất cần có?

“Đánh thức con người phi thường trong bạn” của Anthony Robbins

Nhà văn và diễn giả nổi tiếng Anthony “Tony” Robbins cũng là một tượng đài lớn trong thể loại sách tự trợ từ những năm 1990. Cuốn “Đánh thức con người phi thường trong bạn” được xuất bản năm 1992 đã diễn giải chiến lược mà ông gọi là “sự tập trung sức mạnh“, hay là cách khai thác khả năng con người để giúp họ đạt mục tiêu của mình. Robbin đã khuyến khích độc giả từ bỏ lối tư duy hạn hẹp để nâng cao tiêu chuẩn của bản thân. Ông nhấn mạnh rằng, mỗi người chúng ta đều nên tin tưởng nhiều hơn vào bản thân để có thể làm được nhiều thứ hơn nữa hoặc những điều mà ta nghĩ là không thể.

“Con đường chẳng mấy ai đi” của M. Scott Peck

M. Scott Peck, chuyên gia về tâm thần học, được biết đến với “siêu phẩm” năm 1978 – “Con đường chẳng mấy ai đi”. Trong cuốn sách này, Peck đã kể về cách để hoàn thiện cuộc sống mỗi người, đưa ra rất nhiều tư tưởng về tình yêu và những mối quan hệ. Peck cho rằng, một sai lầm phổ biến chung của mọi người đó là họ luôn nhìn nhận mối quan hệ yêu đương chỉ là phương tiện để “đạt được” chứ không phải tìm cách hiểu rõ chúng để biết “cho đi”. Tình yêu mà ông muốn truyền đạt là để nuôi dưỡng và thấu hiểu người khác. Peck cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của kỷ luật tự giác và để đạt được thành công trong cuộc sống, chúng ta cần phải tự giải quyết những vấn đề cũng bản thân cũng như tự tìm cách vượt qua những thử thách. Ông đã viết trong tác phẩm của mình rằng, “Chỉ nhờ có vấn đề nảy sinh, chúng ta mới có thể trưởng thành cả về trí tuệ lẫn tinh thần”.

“Tôi thách bạn” của William H. Danforth

William H. Danforth là người đã sáng lập nên công ty Nestle Purina (trước khi sát nhập với Nestle vào 2001 chỉ là những nhà máy xay Purina) vào năm 1894. Ông nghĩ rằng cuộc sống cũng hệt như một ván cờ. Danforth nhấn mạnh, 4 yếu tố quan trọng (hay là “những ô vuông”) gồm có: trí lực, thể lực, xã hội và tôn giáo; luôn phải được cân bằng để có thể đạt thành công trong cuộc sống. Tất cả những suy nghĩ, ý tưởng của ông đều được đúc kết trong cuốn “Tôi thách bạn” được xuất bản hơn 70 năm trước. Ông khuyến khích tất cả người đọc, dù ở bất kỳ độ tuổi nào, cũng nên nắm bắt cơ hội và hoàn thiện những tiềm năng của chính mình.

“7 thói quen của người thành đạt” của Stephen R. Covey

Stephen R. Covey từng là giáo sự tại Trường Đại học Brigham Young vào năm 1989. Thời điểm ấy, ông đã xuất bản cuốn “7 thói quen của người thành đạt“. Cho đến nay, quyển sách này được đánh giá là một trong những “tượng đài” của phong trào sách self-help. Trong cuốn sách này, Covey đã đào sâu vào tầm quan trọng của tính cách và đạo đức. Ông đã nhận thấy rằng những thành công trong cuộc sống có mối liên hệ trực tiếp đến mong muốn sắp xếp lại cuộc sống theo những nguyên tắc phổ quát trọng yếu nhất định.

“Khi người ta tư duy” của James Allen

“Khi người ta tư duy” (As a man thinketh) là tác phẩm kinh điển thuộc thể loại sách truyền cảm hứng của tác giả – triết gia James Allen, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1902. Tác phẩm dựa trên câu thơ trong Kinh thánh: “Khi con người suy nghĩ trong đầu, bản chất anh ta cũng vậy”. Phiên bản mỏng chỉ 68 trang này được biết đến là một trong những tác phẩm kinh điển mọi thời đại. Allen đã thuyết giảng về tầm quan trọng của việc chịu trách nhiệm đối với bản thân cũng như những hành động của con người.

“Người bán hàng vĩ đại nhất thế giới” của Og Mandino

Sau khi phục vụ quân đội trong chiến tranh thế giới lần II, Og Mandino lại lâm vào tình trạng nghiện rượu nặng cũng như sự nghiệp buôn bán lận đận. Khi vợ con ông bỏ đi, ông từng có ý định tự tử nhưng ông đã xem vài quyển sách self-help trước khi quyết định kết liễu đời mình. Chính ông đã từng nói, những gì ông đọc được khi đó đã thay đổi cuộc đời ông hoàn toàn, và nó cũng giúp ông bỏ được chứng nghiện rượu. Ông sau đó đã trở thành một tác giả rất ăn khách và ông cũng cho ra đời tuyệt tác “Người bán hàng vĩ đại nhất thế giới” vào năm 1968.

“Người bán hàng vĩ đại nhất thế giới” là một hành trình dài về câu chuyện của Hafid, một cậu bé lạc đà nghèo, ở Jerusalem cổ đại. Người thanh niên đã học được từ một thương nhân giàu có và thành công về những bí quyết để trở thành một người bán hàng vĩ đại.

Cho đến nay, “Người bán hàng vĩ đại nhất Thế giới” được dịch ra 25 ngôn ngữ và đã bán ra hơn 50 triệu bản, trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất Thế giới.

Như vậy 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về chức năng của Self help. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của Self help và thực hành hiệu quả.

Đọc thêm: Customer Service là gì? 4 yếu tố tạo nên Customer Service tốt

Software Engineer là gì? Mô tả công việc của một Software Engineer

Bác sĩ ngoại khoa là gì? Các trường đào tạo?

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm cộng tác viên biên tập sách mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh tư vấn

Mức lương của Thực tập sinh tư vấn là bao nhiêu? 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!