Startup kỳ lân là gì? Top 10 startup kỳ lân nổi tiếng trên thế giới

Startup có lẽ là khái niệm khá phổ biến hiện nay nhưng “Startup kỳ lân” lại là khái niệm khá mới mẻ với nhiều người. Vậy Startup kỳ lân là gì? 10 startup kỳ lân nào nổi tiếng trên thế giới? Cùng 1900 đi tìm hiểu nhé!

1. Startup kỳ lân là gì?

Startup kỳ lân (Startup Unicorn) là khái niệm chỉ đến những doanh nghiệp được định giá trên 1 tỷ đô la. Kỳ lân có thể nói là hiện tượng hiếm gặp trong tự nhiên; tương tự vậy những công ty khởi nghiệp được định giá tỷ đô cũng hiếm không kém.

Thuật ngữ Unicorn Startup được xuất hiện lần đầu trên báo TechCrunch vào năm 2013. Đây là cách mà Aileen Lee – Co-founder của quỹ đầu tư Cowboy Venture đặt tên cho các công ty khởi nghiệp, công ty tư nhân được định giá trên 1 tỷ đô la Mỹ.

Lý giải cho việc lựa chọn thuật ngữ “unicorn” để mô tả cho các doanh nghiệp này có thể là do sự hiếm có. Vào thời điểm đó, chỉ có khoảng 0.07% công ty khởi nghiệp đủ điều kiện được gọi là một startup kỳ lân (số liệu thu thập từ năm 2013).

2. Đặc điểm của một Startup kỳ lân

Một startup kỳ lân có những đặc điểm gì? Cùng 1900 tìm hiểu đặc điểm của một unicorn startup trong phần dưới đây nhé.

  • Sự đổi mới (Innovation): Doanh nghiệp phát triển một sản phẩm/dịch vụ độc đáo, và có tính đột phá cao.
  • Là người tiên phong (Pioneer): Đơn vị đầu tiên cung cấp sản phẩm/dịch vụ ra thị trường. Nhờ đó, họ có lợi thế trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Định hướng công nghệ (Tech-driven): Các startup kỳ lân có nền tảng công nghệ vững chắc. Hiểu một cách đơn giản hơn, họ phát triển mô hình kinh doanh dựa trên sức mạnh về công nghệ. 
  • Am hiểu mạng xã hội: Các doanh nghiệp này xây dựng sự nhận diện của thương hiệu mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội để kết nối với công chúng mục tiêu.
  • Định hướng khách hàng làm trọng tâm (Customer-centric): Các doanh nghiệp này luôn cố gắng nâng cao trải nghiệm người dùng trong tất các giai đoạn mua hàng của khách hàng.
  • Tư duy phát triển (Growth Mindset): Một phần của việc tập trung vào doanh thu, các công ty khởi nghiệp hướng tới mục tiêu mở rộng quy mô bằng việc tạo ra một kế hoạch kinh doanh rõ ràng, mô hình kinh doanh có thể mở rộng.

Đọc thêm: 10 cuốn sách cho người khởi nghiệp

Có nên gia nhập Startup hay không? Đánh giá môi trường làm việc của các tập đoàn lớn

3. Top 10 startup kỳ lân nổi tiếng trên thế giới

ByteDance

Định giá: 220 tỷ USD (2024)

Quốc gia: Trung Quốc

Lĩnh vực: Mạng xã hội

ByteDance là công ty công nghệ internet đa quốc gia đến từ Trung Quốc có trụ sở văn phòng tại Bắc Kinh. Ông chủ ByteDance là Trương Nhất Minh, bắt đầu startup vào năm 2012. Sau 10 năm hoạt động, ByteDance được định giá vào khoảng 300 tỷ USD. ByteDance được coi là cha đẻ của TikTok. Nền tảng của ByteDance được gần 1 tỷ người sử dụng hàng ngày. ByteDance được xem là startup kỳ lân có giá trị top đầu thế giới; với doanh thu vào năm 2019 là 140 tỷ Nhân dân tệ (20 tỷ đô la Mỹ)

SpaceX

Định giá: 180 tỷ USD (2024)

Quốc gia: Hoa Kỳ

Lĩnh vực: Hàng không vũ trụ

SpaceX là tên viết tắt của Space Exploration Technologies Corporation, là công ty tư nhân sản xuất tên lửa đẩy và tàu vũ trụ tại California, Hoa Kỳ. SpaceX được Elon Musk thành lập vào năm 2002. Ông cũng là người đã sáng lập hệ thống thanh toán đa quốc gia PayPal và công ty xe Tesla Motors. 

NASA, các cơ quan chính phủ ngoài Hoa Kỳ và quân đội Hoa Kỳ đã đề nghị hợp tác với SpaceX; nhằm phát triển các hợp đồng về sản xuất tàu vũ trụ và thực hiện các đợt phóng tên lửa. Vào ngày 21/12/2015, SpaceX phóng một tên lửa vào không gian và thành công trở về. 

Musk đã tiết lộ về chi phí phóng tên lửa Falcon 9 trước đó lên đến hơn 60 triệu đô la, tuy nhiên việc sử dụng tên lửa tái tạo đã đưa chi phí giảm còn hơn 600.000 đô la Mỹ; giảm hơn 99% chi phí. SpaceX được định giá vào năm 2024 với đợt huy động vốn mới lên đến 43 tỷ USD; xếp sau ByteDance với mức định giá 180 tỷ đô la.

OpenAI

Định giá: 100 tỷ USD (2024)

Quốc gia: Hoa Kỳ

Lĩnh vực: Trí tuệ nhân tạo (AI)

Tài liệu VietJack

Với độ phổ biến nhanh chóng của AI, OpenAI đã nhanh chóng đạt trạng thái "kỳ lân" chỉ sau 1 năm 4 tháng ra mắt. Tuy sự phổ biến của AI đã nhanh chóng vấp phải sự chỉ trích từ cộng đồng dẫn đến việc sụt giảm trong nguồn tài trợ, việc ChatGPT - một sản phẩm của OpenAI - đang dần trở thành công cụ không thể thiếu trong đời sống người dùng đã phần nào giúp OpenAI tăng vọt vị thế của mình và nhanh chóng góp mặt trong bảng xếp hạng 10 startup kỳ lân lớn nhất hiện tại. Cụ thể, sau 9 tháng đi vào hoạt động, ChatGPT đã được sử dụng bởi hơn 80% trong số 500 công ty lớn nhất theo Fortune (Fortune 500). Với nguồn đầu tư khổng lồ từ Microsoft lên đến 13 triệu USD, OpenAI hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển và đưa AI vào nhiều tiện ích khác, phục vụ nâng cao đời sống con người.

Ant Group

Định giá: 80 tỷ USD (2024)

Quốc gia: Trung Quốc

Lĩnh vực: Công nghệ tài chính (Fintech)

Tài liệu VietJack

Ant Group được thành lập bởi tỷ phú Trung Quốc Jack Ma, là công ty tài chính liên kết được quản lý bởi tập đoàn Alibaba. Tiền thân của Ant Group, Alipay, được tạo ra với mục đích đi kèm nền tảng thương mại điện tử Alibaba và phục vụ cho khách hàng riêng của nền tảng này những dịch vụ thanh toán điện tử. Mô hình của Alipay ngày đó từng bị đánh giá thấp, song sau nhiều năm phát triển, Alipay (bây giờ là Ant Group) đã chuyển hóa trở thành nhà cung cấp dịch vụ công nghệ cho các tổ chức tài chính truyền thống với hơn 730 triệu người dùng hoạt động hằng tháng tính đến năm 2020. Ant Group hiện đang tăng cường sự hiện diện toàn cầu sau khi nhận thấy tiềm năng mở rộng, đặc biệt khi COVID-19 làm tăng cao nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính điện tử.

SHEIN

Định giá: 65 tỷ USD (2024)

Quốc gia: Trung Quốc

Lĩnh vực: Thương mại điện tử

SHEIN là startup thương mại điện tử chuyên về thời trang chính thức ra đời vào 2008. SHEIN được thành lập bởi ông chủ Trung Quốc là Chris Xu và có trụ sở ở Nam Kinh. Chris Xu là người không biết quá nhiều về thời trang, nhưng ông có sự am hiểu rất tốt về SEO. Ông đã đưa SHEIN lên top đầu tìm kiếm về thời trang và dần trở nên phổ biến. Vào năm 2015, startup này đổi tên từ Shelnside trước đó thành SHEIN. SHEIN đã tước đi ngôi vua của H&M và Zara tại Mỹ với thị trường thời trang nhanh; SHEIN chiếm đến 28% trong khi đó H&M và Zara lần lượt là 20% và 11% (2021). Việc SHEIN rút ngắn thời gian ra mắt sản phẩm mới cũng được xem là cú nổ lớn cho startup này; rút từ 2 tuần chỉ còn 3 ngày. Điều này đã khiến định giá của SHEIN ngày càng tăng vọt và xứng đáng với tên gọi “Startup kỳ lân”.

Stripe

Định giá: 61 tỷ USD (2024)

Quốc gia: Hoa Kỳ

Lĩnh vực: Công nghệ tài chính

Stripe Inc là startup tại Mỹ với lĩnh vực công nghệ tài chính. Stripe được thành lập năm 2010 bởi hai anh em Patrick và John Callison. Stripe là phần mềm thanh toán được cài đặt vào trang web và ứng dụng; nó sẽ liên kết với thẻ tín dụng và ngân hàng để thanh toán. Stripe xử lý giao dịch hàng ngày lên đến hàng tỷ đô la Mỹ và thu lời từ những khoản phí nhỏ.

Định giá của Stripe vào tháng 3 năm 2021 lên đến 95 tỷ USD. Vào thời điểm này, Stripe vượt qua SpaceX trở thành startup có định giá rất cao chỉ xếp sau ByteDance và AntGroup. Giải quyết vấn đề thanh toán của người dân vốn mất một tuần nay chỉ với 15 giây để thực hiện; Tuy nhiên, đến năm 2024, Stripe đã tụt lại phía sau so với cả 3 đối thủ trên. Dù như vậy, Stripe trong tương lai hứa hẹn sẽ còn được trông chờ vào mức định giá cao hơn; đặc biệt là khi công nghệ tài chính ngày càng phát triển.

Databricks

Định giá: 43 tỷ USD (2024)

Quốc gia: Hoa Kỳ

Lĩnh vực: Dữ liệu lớn (Big Data)

 

Databricks là công ty khởi nghiệp được sáng lập bởi Ali Ghodsi vào năm 2013. Startup này hoạt động trong lĩnh vực kho dữ liệu và hồ sơ dữ liệu hiện đại. Một lĩnh vực còn khá xa lạ nhưng đây là nhu cầu rất lớn cho các công ty hiện đại. Việc cần thiết phải lưu trữ các dữ liệu vận hành đã khiến Databricks trở thành đối tác của nhiều doanh nghiệp trên thế giới. 

Databricks được định giá 28 tỷ đô la sau khi đã huy động được 1,9 tỷ đô la giữa năm 2021. Nhà sáng lập của họ chia sẻ “Chúng tôi chỉ muốn thay đổi thế giới” đã cho thấy mức độ quan trọng của hệ thống lưu trữ của họ trong tương lai. Anh còn chia sẻ việc startup kỳ lân này sẽ được định giá lên đến 100 tỷ đô la trong tương lai không xa.

Canva

Định giá: 39 tỷ USD (2024)

Quốc gia: Úc

Lĩnh vực: Phần mềm dạng dịch vụ (SaaS)

Canva được biết đến là trang web thiết kế tiện lợi hàng đầu thế giới hiện nay. Canva được thành lập vào năm 2012 bởi Melanie Perkins, Cameron Adams và Cliff Obrecht tại Sydney, Australia. Là nền tảng phục vụ công cụ thiết kế được ưa chuộng trên thế giới; với việc đơn giản hóa việc thiết kế thay cho AI, Photoshop rất phức tạp.

Cuối năm 2019, Canva được định giá khoảng 6 tỷ USD và chưa đầy một năm sau mức định giá đã lên gấp đôi. Định giá được tăng lên do người dùng ngày càng nhiều và mức doanh thu hàng tỷ đô mỗi năm. Định giá gần nhất của Canva là vào tháng 4 năm 2021 là 15 tỷ USD; được lọt top một trong những startup kỳ lân phát triển trên thế giới.

Binance

Định giá: 34 tỷ USD (2024)

Quốc gia: Malta

Lĩnh vực: Blockchain

Tài liệu VietJack

Binance, là một nền tảng trao đổi tiền điện tử kết hợp công nghệ kỹ thuật số và tài chính. Binance được thành lập vào năm 2017 bởi Triệu Trương Bằng (Changpeng Zhao), một nhà phát triển trước đây đã tạo ra phần mềm giao dịch tần số cao. Công ty cung cấp quyền truy cập để trao đổi các cặp tiền kỹ thuật số trên thị trường trong khi vẫn duy trì tính bảo mật, thanh khoản, cho phép giao dịch an toàn và hiệu quả với bất kỳ ai, mọi lúc và mọi nơi. Chỉ trong vòng 5 tháng, Binance đã nhanh chóng trở thành top 3 sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới.

WeBank

Định giá: 33 tỷ USD (2024)

Quốc gia: Trung Quốc

Lĩnh vực: Công nghệ điện tử (Fintech)

Tài liệu VietJack

WeBank – Công ty con của gã khổng lồ internet Trung Quốc Tencent Holdings Ltd. là ngân hàng trực tuyến đầu tiên của Trung Quốc chuyên về các khoản vay cá nhân và doanh nghiệp nhỏ, đồng thời là nhà cung cấp cơ sở hạ tầng công nghệ đầu tiên của Trung Quốc cho mạng blockchain. Được thành lập bởi Tencent vào năm 2014, WeBank cung cấp các khoản vay dành cho người có thu nhập thấp với ít hồ sơ vay cần thiết. Đây có thể xem là một cuộc cách mạng trong thị trường tài chính tại Trung Quốc khi phân khúc người thu nhập thấp và công ty quy mô nhỏ thường bị bỏ qua do độ rủi ro cao. 

3. Yếu tố tạo nên thành công bứt phá của các công ty Startup "Kỳ lân"

Không phải nhà khởi nghiệp nào cũng thành công, và không phải startup nào cũng chạm mốc giá trị 1 tỷ USD. Vậy điểm chung nào đã khiến các Startup nêu trên trở thành kỳ lân? Cùng 1900 tìm hiểu nhé:

  • Thuê nhân tài phù hợp: Một công ty khởi nghiệp thành công đòi hỏi các thành viên trong nhóm mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng. Điều quan trọng là phải thuê những người không chỉ có những kỹ năng bạn cần mà còn có những giá trị tương tự. Khi mọi người có cùng quan điểm về những gì công ty muốn đạt được, họ có thể hợp tác chặt chẽ hơn với nhau để đạt được mục tiêu đó.
  • Giải quyết các vấn đề thực sự hiện diện: Những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu hoặc mong muốn của khách hàng sẽ tự nhiên thu hút được người dùng. Đó là lý do tại sao việc xác định vấn đề mà doanh nghiệp của bạn muốn giải quyết ngay từ đầu là rất quan trọng. Theo thống kê, mỗi năm có hơn 70% các sản phẩm mới thất bại vì không thực sự cân nhắc đến và giải quyết vấn đề của khách hàng.
  • "Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng": Việc thu hút nhà đầu tư là điều tối quan trọng để 1 startup nhanh chóng đạt cột mốc 1 tỷ USD. Nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng sẵn sàng đặt niềm tin vào một công ty mà chính quản lý của công ty ấy cũng không nắm rõ về thị trường, lĩnh vực, hoạt động cũng như đối thủ của họ.
  • Quản lý chi phí hiệu quả: Khởi nghiệp đòi hỏi những kế hoạch tài chính và quản lý chi phí hiệu quả trong suốt vòng đời kinh doanh để hướng tới đường cong tăng trưởng dài hạn, đặc biệt là khi môi trường kinh doanh xảy ra các biến động chưa có tiền lệ

4. Một số startup kỳ lân nổi tiếng khác trên thế giới

Checkout.com 

Checkout.com là một startup về lĩnh vực công nghệ thanh toán. Doanh nghiệp được điều hành bởi Guillaume Pouvez có trụ sở tại London. Bước chuyển mình của Checkout.com là khi startup này được Netflix bắt tay hợp tác làm nhà cung cấp dịch vụ thanh toán. Sau sự hợp tác đó, Checkout.com được địng giá năm 2019 là 2 tỷ đô. 

Việc xử lý giao dịch thanh toán hàng trăm tỷ USD mỗi năm mang lại cho Checkout.com nguồn lợi nhuận cực lớn. Đầu năm 2022, startup này huy động được 1 tỷ đô từ nhà đầu tư, trong đó có quỹ đầu tư quốc gia Qatar. Vòng gọi vốn mới nhất, Checkout.com được định giá lên đến 40 tỷ USD; cho thấy các nhà đầu tư trông chờ vào tương lai sáng của startup này.

Instacart

Instacart là công ty khởi nghiệp tại Mỹ với lĩnh vực giao hàng tạp hóa. Công ty được sáng lập bởi Apoorva Mehta, Max Mullen và Brandon Leonardo. Giao diện sẽ cho phép bạn chọn hàng tạp hóa trực tuyến và giao tận nơi. Dịch vụ này đã bùng nổ khi Covid-19 bùng phát và lượng đặt hàng tăng gấp 5 lần trước đó.

Ngày 11/06/2020, startup kỳ lân này huy động được 225 triệu USD và tăng định giá từ 7,9 tỷ đô lên 13,7 tỷ đô. Công ty hợp tác với hàng trăm nhà bán lẻ tại Mỹ, Canada và đang hướng đến hơn 700.000 nhân viên làm việc. Với mức quy mô và kỳ vọng vào tương lai, startup kỳ lân này được định giá 39 tỷ đô vào tháng 3 năm 2021.

>> Đọc thêm:

Xu hướng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2023

Startup là gì? Gợi ý TOP 15 mô hình kinh doanh hiệu quả khi khởi nghiệp

Revolut

Revolut được thành lập năm 2015 với trụ sở chính tại Anh, là startup cung cấp tỷ giá hối đoái và dịch vụ thanh toán. Với việc là ứng dụng ngân hàng như một thẻ thanh toán tiện lợi, Revolut có thể thay thế hệ thống ngân hàng truyền thống trước kia. Ứng dụng này đã thay đổi cuộc sống của nhiều người đi du lịch ngoại quốc lo lắng về thanh toán.

Đặc biệt, phần mềm này không có bất cứ phí ẩn nào; cho phép đăng ký tài khoản vãng lai không cần bất kỳ giấy tờ nào. Với các tính năng phân tích chi tiêu, đặt ngân sách, quản lý tài chính, tiết kiệm,… Revolut đã được định giá ở mức 33 tỷ đô vào tháng 7 năm 2021. Startup kỳ lân này trở thành hiện tượng công nghệ tài chính được quan tâm và có hơn 16 triệu khách hàng toàn cầu.

Epic Games 

Epic Games là nhà phát triển, phát hành phần mềm và trò chơi điện tử của Mỹ có trụ sở tại Bắc Carolina. Được thành lập năm 1991 bởi Tim Sweeney; sản phẩm đầu tay là trò chơi ZZT năm 1991 đã đưa tiếng vang Epic Games ra toàn cầu. Năm 2012, Tencent – công ty công nghệ game hàng đầu Trung Quốc mua lại 48,4% Epic Games, tuy nhiên Tim vẫn là cổ đông chính tại startup này. 

Năm 2014, Epic Games được Guinness – Kỷ lục thế giới ghi nhận là “công cụ trò chơi điện tử thành công nhất. Năm 2017 khi tựa game Fortnite Battle Royale được toàn cầu đón nhận, doanh thu của startup kỳ lân này tăng chóng mặt. Sau đó vào tháng 8 năm 2020, startup này được định giá lên đến 17,3 tỷ đô la; là nhà phát hành game thành công và được xem như “kỳ lân game” của nước Mỹ.

Trên đây 1900 đã cung cấp tới bạn đọc khái niệm “Startup kỳ lân”  và điểm danh top 10 startup kỳ lân nổi tiếng trên thế giới. Hi vọng với những kiến thức này sẽ hữu ích cho bạn trong công việc. Chúc các bạn thành công!

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Review các công ty hàng đầu

Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất

Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến

Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực

 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!