Top 100 câu hỏi ôn tập học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học (có đáp án) | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Bộ 100 câu hỏi ôn tập học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học bao gồm câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi nhỏ (có đáp án) giúp sinh viên củng cố kiến thức và đạt điểm cao trong bài thi kết thúc học phần CNXHKH.

1. Câu hỏi tự luận 

Câu 1: Hoàn cảnh lịch sử ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học:

Vào những năm 40 cùa thế ki XIX. cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất phát triển mạnh mẽ đã tạo nên nền đại công nghiệp. Nền đại công nghiệp cơ khí giúp cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có bước phát triển vượt bậc. Cùng với sự phát triển đó là sự mâu thuẫn ngày càng gay gắt trong lòng xà hội tư bản và giai cấp công nhân. Các cuộc đấu tranh chứng minh rằng giai cấp công nhân đã trưởng thành, trở thành một lực lượng chính trị - xã hội độc lập, lần đẩu đứng lên chống lại giai cấp tư sản với tư cách lả một giai cấp. Sự phát triển cùa phong trào công nhân đòi hòi phải có một lý luận cách mạng khoa học giúp giải phóng giai cấp công nhân một cách triệt để. Từ đó CNXHKH ra đời.

  • Tiền đề khoa học tự nhiên cho sự ra đời cùa CNXHKH: Thuyết tiến hóa (Charles Darwin). thuyết tế bào (Schleiden và Th.Schwam). định luật bảo toàn và  chuyển hóa năng lượng (J.R.Mayer). Tất cả các phát minh trên là cơ sở cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, những thành tựu đó lại là cơ sờ phương pháp luận để nghiên cứu những vấn đề chính trị - xà hội, đó là những vấn đề thuộc CNXHKH
  • Tiền đề tư tưởng lý luận cho sự ra đời cùa CNXHKH: Triết học cổ điển Đức (Hegel. Feuerbach), kinh tế chính trị cổ điển Anh (Smith. Ricardo). Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán (Saint Simon. Fourier. Owen)

Câu 2: Vai trò của C.Mác và PH. Angghen đối với sự ra đời của CNXHKH

  • Sự chuyên biến lập trường triết học và lập trường chính trị

c. Mác và Ph. Angghen khi còn trẻ là hai thành viên tích cực cùa câu lạc bộ Hegel trẻ. chịu ảnh hưởng từ quan điểm triết học của Hegel và Feuerbach. Hai ông đã sớm nhận ra giá trị tích cực và hạn chế trong triết học cùa Hegel và Feuerbach, từ đó kế thừa và phát triển để xây dựng nên chủ nghĩa duy vật biện chứng. Tháng 4/1844. các ông chuyên từ thế giới quan duy tâm sang duy vật, từ lập trường dân chủ cách mạng sang cộng sản chủ nghĩa.

  • Ba phát kiến vĩ đại cùa C.Mác và Ph. Angghen

Chủ nghĩa duy vật lịch sừ là phát kiến vĩ đại thứ nhất của c. Mác và Ph. Angghen. Nhờ phát kiến này. các ông đã chứng minh được quy luật vận động, phát triển của xà hội.

- Học thuyết giá trị thặng dư lả phát kiến vĩ đại thứ hai cùa C.Mác và Ph. Angghen. Từ việc nghiên cửu nền kinh tế tư bản chủ nghía. các ông đã khẳng định trên phương diện kinh tế sự diệt vong không thể tránh khỏi cùa chù nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu cùa chữ nghĩa cộng sàn.

- Học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phát minh vĩ đại thứ ba của C.Mác và Ph.Angghen. Với phát kiến này. hai ông đã chứng minh giai cấp công nhân là giai cấp đứng ở vị trí trung tâm để thực hiện công cuộc cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sàn. Sự ra đời của tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đánh dấu sự ra đời của CNXHKH (02/1848)

Câu 3: Những điều kiện khách quan và chủ quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhâu.

3.1 Điều kiện khách quan:

  • Do địa vị kinh tế của giai cấp công nhân quy định:

Giai cấp công nhân là con đẻ, là sản phẩm của nền đại còng nghiệp, là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất hiện đại. Vì thế giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến và lực lượng sản xuất hiện đại có vai trò quyết định sự phát triển của xã hội hiện đại.

Giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến và lực lượng sản xuất hiện đại, phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chù nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội kiểu mới. không còn chế độ người áp bức. bóc lột người.

  • Do địa vị chính trị - xã hội của giai cấp công nhân quy định:

Giai cấp còng nhân có được những phẩm chất của một giai cấp tiên tiến nhất:

+ Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền sản xuất đại công nghiệp, phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất đại công nghiệp nên đòi hỏi giai cấp còng nhân cần phải tiếp thu các kiến thức khoa học để vận hành được dây chuyền này.

+ GCCN được trang bị lí luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin là lí luận cách mạng khoa học vả tiến bộ. Để có thể tiếp thu và vận dụng lí luận này đòi hỏi GCCN cần có trình độ lí luận nhất định.

Giai cấp còng nhân có ý thức tổ chức kỷ luật cao:

 Môi trường làm việc của giai cấp công nhân là sản xuất tập trung cao và có trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, có cơ cấu tổ chức ngày càng chặt chẽ, làm việc  theo dây chuyền buộc giai cấp công nhân phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao động.

+ Giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để nhất:

Vì cách mạng của GCCN hướng tới mục tiêu cuối là giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người, thể hiện ở sự xóa bỏ mọi tình trạng áp bức bóc lột, nô dịch cả về vật chất lẫn tinh thần. GCCN vừa phải giành chính quyền, vừa sử dụng chính quyền để thực hiện mục tiêu đó.

+ Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế:

Giai cấp còng nhân ở tất cả các nước đều có chung một mục đích là giải phóng mình đồng thời giải phóng xã hội khỏi áp bức bóc lột và họ đều có chung một kẻ thù là giai cấp tư sản bóc lột.

+ Và cũng do yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp:

Để chống lại chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản khi mà chúng đã liên kết với nhau thành tập đoàn tư bản, chủ nghĩa đế quốc, vì vậy mà giai cấp công nhân càng phải nêu cao tinh thần quốc tế của giai cấp mình, cùng nhau thực hiện sứ mệnh lịch sử.

3.2 Điều kiện chủ quan:

  • Sự phát triển của bản thân giai cấp công nhân cả về số lượng lẫn chất lượng:

Sự phát triển về số lượng phải gắn liền với sự phát triển về chất lượng giai cấp công nhân hiện đại, đảm bảo cho giai cấp công nhân thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình. Chất lượng giai cấp công nhân phải thể hiện ở trình độ trường thành về ý thức chính trị của một giai cấp cách mạng, tức là sự tự giác nhận thức được vai trò và trọng trách của giai cấp mình đối với lịch sử.

Là giai cấp đại diện tiêu biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến, chất lượng của giai cấp công nhân còn phải được thể hiện ở năng lực và trình độ làm chủ khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại, nhất là trong điều kiện ngày nay.

  • Đảng Cộng sản là nhân tố quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử:

Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội và nguồn bổ sung lực lượng quan trọng nhất của Đảng, làm cho Đảng mang bản chất giai cấp công nhân trở thành đội tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu cùa giai cấp.

Đảng Cộng sản là đại biểu trung thành cho lợi ích cùa giai cấp công nhân, của dân tộc vả của xã hội. Sức mạnh của Đảng không chỉ thể hiện ở bản chất giai cấp công nhân mà còn ở mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, với quẩn chúng lao động đông đảo trong xà hội.

Câu 4: Tính tất yểu khách quan của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Theo quan điểm cùa chủ nghĩa Mác - Lenin, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội tất yếu phải trải qua thời kì quá độ chính trị. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là gì khác hơn nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản.

Có hai loại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản:

  • Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chù nghĩa cộng sản đối với những nước đã trải qua chù nghĩa tư bản phát triển. Cho đến nay thời kỳ quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa cộng sản từ chủ nghĩa tư bản phát triển chưa từng diễn ra.
  • Quá độ gián tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với những nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển. Trên thế giới một thế kỷ qua, kể cả Liên Xô vả các nước xà hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước xã hội chủ nghĩa khác ngày nay, theo đúng lý luận Mác - Lenin, đều đang trải qua thời kì quá độ gián tiếp.

.....

2. Câu hỏi tự luận, câu hỏi nhỏ 

Chương 1: Nhập môn chủ nghĩa xã hội khoa học

Câu 1 Chủ nghĩa xã hội khoa học làm một trong ba bộ phận cấu thành của:..........................................

Câu 2 Chủ nghĩa Mác-Lênin bao gồm ba bộ phận hợp thành là:...............................................................

Câu 3: Thành phần nào dưới đây không phải là ba bộ phận hợp thành của Chủ nghĩa Mác-Lênin

A. Triết học Mác-Lênin

B. Chủ nghĩa xã hội hiện thực

C. Chủ nghĩa xã hội khoa học

D. Kinh tế chính trị Mác- Lênin

Câu 4 Thành phần nào dưới đây không phải là ba phát kiến vĩ đại của Chủ nghĩa Mác-Lênin

A. Chủ nghĩa duy vật lịch sử

B. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

C. Học thuyết giá trị thặng dư

D. Học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Câu 5 Thành phần nào dưới dây là phát triển vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen trong Triết học Mác-Lênin

A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

B. Học thuyết giá trị thặng dư

C. Học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

D. Chủ nghĩa duy vật lịch sử

Câu 6 Thành phần nào dưới dây là phát kiến vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen trong Kinh tế chính trị Mác-Lênin

A. Học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

B. Học thuyết giá trị thặng dư

C. Chủ nghĩa duy vật lịch sử

D. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Câu 7 Thành phần nào dưới dây là phát kiến vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen trong Chủ nghĩa xã hội khoa học

A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

B. Chủ nghĩa duy vật lịch sử

C. Học thuyết giá trị thặng dư

D. Học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Câu 8 Nội dung nào dưới đây không phải là điêu kiện kinh tế-xã hội cho sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học?

A. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản biểu hiện qua các cuộc

đấu tranh của giai cấp công nhân

B. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa

C. Cách mạng công nghiệp tạo ra sự phát triển mạnh mẽ cho nền đại công nghiệp

D. Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp thế kỉ XIX

Câu 9 Phong trào đấu tranh nào dưới đây không phải là hoàn cảnh lịch sử cho sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học?

A. Phong trào Hiến chương của người lao động ở Anh

B. Phong trào công nhân dệt ở thành phố Xê-lê-di, Đức

C. Phong trào công nhân dệt thành phố Li-on, Pháp

D. Phong trào công nhân New York, Mỹ

Câu 10. Nội dung nào dưới đây là tiền đề khoa học tự nhiên cho sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học?

A. Kinh tế chính trị cổ điển Anh

B. Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp

C. Học thuyết tiến hóa của Đác-Uyn

D. Triết học cổ điển Đức

.....

Xem Thêm: 

Giáo trình học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học

Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học chọn lọc

Đề thi Chủ nghĩa xã hội khoa học (có đáp án) 

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm gia sư môn Lịch sử

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm giáo viên lịch sử mới nhất

Mức lương của gia sư môn Lịch sử là bao nhiêu?

Top 100 câu hỏi ôn tập học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học (có đáp án) | Đại học Sư Phạm Hà Nội (trang 1)
Trang 1
Top 100 câu hỏi ôn tập học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học (có đáp án) | Đại học Sư Phạm Hà Nội (trang 2)
Trang 2
Top 100 câu hỏi ôn tập học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học (có đáp án) | Đại học Sư Phạm Hà Nội (trang 3)
Trang 3
Top 100 câu hỏi ôn tập học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học (có đáp án) | Đại học Sư Phạm Hà Nội (trang 4)
Trang 4
Top 100 câu hỏi ôn tập học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học (có đáp án) | Đại học Sư Phạm Hà Nội (trang 5)
Trang 5
Top 100 câu hỏi ôn tập học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học (có đáp án) | Đại học Sư Phạm Hà Nội (trang 6)
Trang 6
Top 100 câu hỏi ôn tập học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học (có đáp án) | Đại học Sư Phạm Hà Nội (trang 7)
Trang 7
Top 100 câu hỏi ôn tập học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học (có đáp án) | Đại học Sư Phạm Hà Nội (trang 8)
Trang 8
Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!