LÝ THUYẾT ÔN TẬP
Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị
- Khái niệm và bản chất kế toán quản trị trong doanh nghiệp: Khái niệm kế toán quản trị; Bản chất kế toán quản trị trong doanh nghiệp
- Thông tin kế toán quản trị với chức năng quản lý trong doanh nghiệp.
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kế toán quản trị: Đối tượng nghiên cứu của kế toán quản trị; Phương pháp nghiên cứu của kế toán quản trị
- So sánh kế toán quản trị và kế toán tài chính: Nhũng điểm giống nhau; Những điểm khác nhau
- Sự cần thiết, yêu cầu và nhiệm vụ tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp: Sự cần thiết tố chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp; Yêu cầu và nhiệm vụ tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp
- Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp: Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp theo chức năng thông tin kế toán; Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp theo chu trình thông tin kế toán
- Mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong doanh nghiệp
Chương 2: Phân loại chi phí
- Khái quát về chi phí: Ban chất kinh tế của chi phí; Khái niệm về chi phí dưới góc độ kế toán tài chính; Khái niệm về chi phí dưới góc độ kế toán quản trị
- Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: Chi phí sản xuất; Chi phí ngoài sản xuất
- Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế
- Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động: Biến phí; Định phí; Chi phí hỗn hợp
- Phân loại chi phí theo mối quan hệ với kỳ tính kết quả kinh doanh: Chi phí thời kỳ; Chi phí sản phẩm
- Các cách phân loại chi phí khác: Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp; Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát đ ược; Chi phí chênh lệch; Chi phí chìm; Chi phí cơ hội
- Phân loại chi phí trong các báo cáo kết quả kinh doanh: Báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng của chi phí; Báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận góp
Chương 3: Các phương pháp các định chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ
- Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm truyền thông: Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phâm theo công việc; Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phâm theo quá trình sản xuất
- Phương pháp xác định cho phí sản xuất sản phẩm hiện đại: Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phấm theo mô hình chi phí mục tiêu (Target - Costing); Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm dựa trên hoạt động (Activity-Based Costing-ABC)
- Báo cáo sản xuất:Khái niệm và ý nghĩa báo cáo sản xuất; Nội dung của báo cáo sản xuất
Chương 4: Phân tích mối quan hệ chi phí - sản lượng và lợi nhuận
- Ý nghĩa phân tích mối quan hệ chi phí sản, sản lượng và lợi nhuận
- Các khái niệm cơ bản để phân tích mối quan hệ C - V - P: Lợi nhuận góp; Tỷ lệ lợi nhuận góp.
- Phân tích điểm hòa vốn: Khái niệm, điều kiện và nội dung phân tích điếm hòa vốn; Các chí tiêu an toàn
- Cơ cấu chi phí và độ lớn đòn bẩy hoạt động: Cơ cấu chi phí; Độ lớn đòn bẩy hoạt động
- Phân tích quan hệ C-V-P để ra quyết định kinh doanh: Thay đổi định phí và doanh thu tiêu thụ; Thay đổi biến phí và doanh thu tiêu thụ; Thay đổi định phí, giá bán và doanh thu tiêu thụ; Thay đổi định phí, biến phí và doanh thu; Thay đổi kết cấu sản phẩm tiêu thỤ
- Điều kiện áp dụng cho phân tích C-V-P
Chương 5: Dự đoán sản xuất kinh doanh
- Tổng quan về dự đoán: Khái niệm, ý nghĩa và phân loại dự toán; Cơ sở khoa học xây dựng dự toán; Trình tự xây dựng dự toán
- Định mức chi phí: Khái niệm; Phương pháp xây dựng định mức chi phí; Các định mức chi phí trong doanh nghiệp.
- Dự đoán sản xuất kinh doanh: Dự toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa; Dự toán sản xuất (mua hàng); Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; Dự toán chi phí nhân công trực tiế p; Dự toán chi phí sản xuất chung; Dự toán thành phẩm, hàng hóa tồn cuối kỳ; Dự toán giá vốn hàng bán; Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp; Dự toán báo cáo tài chính
Chương 6: Dự toán linh hoạt
- Khái niệm và ý nghĩa của dự toán linh hoạt: Khái niệm dự toán linh hoạt; ý nghĩa của dự toán linh hoạt
- Phân tích biến động chi phí: Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp; Phân tích biến động chi phí sản xuất chung
- Phân tích biến động tiêu thụ
- Báo cáo hoạt động
Chương 7: Kế toán trách nhiệm
- Khái niệm, phân loại và nội dung đánh giá hoạt động các trung tâm trách nhiệm: Khái niệm trung tâm trách nhiệm; Phân loại trung tâm trách nhiệm; Chi tiêu đánh eiá trách nhiệm cùa các trung tâm; Hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm
- Báo cáo bộ phận và phân tích báo cáo bộ phận: Khái niệm và đặc điểm của báo cáo bộ phận; Phân tích báo cáo bộ phận.
- Phân bổ chi phí phục vụ cho các bộ phận Sự cần thiết phải phân bổ chi phí phục vụ cho các bộ phận; Nguyên tắc phân bổ chi phí phục vụ; Tiêu thức phân bổ chi phí phục vụ; Phương pháp phân bổ chi phí phục vụ
- Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh lập theo các phương pháp xác định chi phí: .Các phương pháp xác định chi phí; Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo các phương pháp xác định chi phí
Chương 8: Định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp
- Lý thuyết cơ bản và ý nghĩa của định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp: Lý thuyết cơ bản của định giá bán sán phẩm trong doanh nghiệp của nền kinh tế thị trường; Ý nghĩa cùa định giá bán sản phẩm trong quản trị doanh nghiệp
- Vai trò của định giá bán sản phẩm và các nhân tố ảnh hương đến quyết định, định giá bán sản phẩm: Vai trò của định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp; Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định, định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp.
- Nội dung định giá bán sản phẩm trong doang nghiệp: Định giá bán sản phẩm trong dài hạn; Định giá bán sản phẩm trong ngắn hạn
Chương 9: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn
- Khái niệm và ý nghĩa của các quyết định ngắn hạn: Khái niệm về quyết định ngắn hạn; Ý nghĩa của các quyết định ngắn hạn
- Tiêu chuẩn lựa chọn và đặc điểm của các quyết định ngắn hạn: Tiêu chuẩn lựa chọn các quyết định ngắn hạn; Những đặc điểm của các quyết định ngắn h ạn
- Các bước ra quyết định ngắn hạn
- Ứng dụng phân tích thông tin tích hợp trong việc ra các quyết định ngắn hạn trong kinh doanh
Chương 10: Thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định dài hạn
- Khái niệm và vai trò của các quyết định dài hạn trong quản lý doanh nghiệp: Khái niệm về quyết định dài hạn; Vai trò của các quyết định dài hạn trong hệ thống quản lý
doanh nghiệp.
- Đặc điểm và phân loại quyết định dài hạn: Đặc điểm của các quyết định dài hạn; Phân loại các quyết định dài hạn.
- Các phương pháp ra quyết định dài hạn: Phương pháp hiện giá thuần; Phương pháp kỳ hoàn vốn; Phương pháp tỉ lệ sinh lời gián đơn; Phương pháp ti lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Kế toán quản trị cung cấp thông tin chủ yếu cho nhà quản trị trong việc:
A. Lập kế hoạch
B. Tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá.
C. Ra quyết định.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Đáp án: D
Câu 2. Kế toán quản trị áp dụng chủ yếu ở các tổ chức nào dưới đây
A. Tổ chức với mục tiêu lợi nhuận.
B. Các cơ quan quản lý chức năng.
C. Các tổ chức nhân đạo.
D. Tất cả các tổ chức trên.
Đáp án: A
Câu 3. Nội dung báo cáo kế toán quản trị do:
A. Bộ tài chính quy định.
B. Chủ tịch HĐQT quy định.
C. Nhà quản trị DN quy định.
D. Nhân viên kế toán quản trị tự thiết kế.
Đáp án: C
Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là đúng:
A. Thông tin do kế toán quản trị cung cấp không bao gồm các khoản chi phí phát sinh ở bộ phận điều
hành.
B. Kỳ báo cáo của kế toán quản trị thường là một năm.
C. Các DN có thể tự thiết kế hệ thống thông tin KTQT phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình.
D. Kế toán quản trị có chức năng chủ yếu là kiểm soát điều hành, tính giá thành sản phẩm, kiểm soát
quản lý và báo cáo cho bên ngoài
Đáp án: C
...
2. Câu hỏi tự luận
Câu 1: Công ty B đang dự kiến sản xuất một loại sản phẩm mới X với các số liệu kế hoạch có liên quan như sau:
- Sản lượng dự kiến hàng năm: 20.000đ/sp
- Biến phí đơn vị:
+Nguyên liệu trực tiếp : 8.000đ/sp
+Lao động trực tiếp : 12.000đ/sp
+Biến phí sxc : 3.000đ/sp
+Biến phí BH và QLDN : 2.000đ/sp
Tổng định phí phân bổ cho sản phẩm mới hàng năm:
+Định phí sxc : 100.000.000đ
+Định phí BH và QL : 150.000.000đ
Vốn đầu tư để sản xuất sản phẩm này ước tính là 400.000.000đ. Công ty hoàn vốn mong muốn trong 8 năm. Hãy dùng cả 2 phương pháp định phí toàn bộ và giá phí trực tiếp để tính giá bán cho sản phẩm này theo những thông tin trên.
Tính giá bán sản phẩm theo phương pháp:
1. Định phí toàn bộ
2. Giá phí trực tiếp
Lời giải
1.Theo phương pháp định phí toàn bộ:
Giá bán sp = chi phí nền + chi phí tăng thêm - chi phí nền= chi phí NVLTT+ chi phí NCTT + chi phí SXC
= 8.000 + 12.000 + 3.000 +
= 28.000đ/sp
Mức hoàn vốn mong muốn =
= 400.000.000/8 = 50.000.000
Tỷ lệ chi phí tăng thêm = (Mức lãi mong muốn + CP thời kỳ) / (Sản lượng SP x CP nền đơn vị)
= [50.000.000+(2.000x20.000)+150.000.000] / 20.000 x 28.000
= 0.4286 hay 42.86%
Gía bán đơn vị sản phẩm
=CP nền x (1+ tỷ lệ cp tăng thêm)
= 28.000 x (1+ 42.86%)
= 40.000 đ/sp
Vậy theo phương pháp định phí toàn bộ thì 1 sản phẩm X có giá bán là 40.000đ/sp
2. Theo giá phí trực tiếp:
Giá bán sp = cp nền + cp tăng thêm
Chi phí nền = Biến phí = BPnltt+BPnctt+BPsxc+BPnsx
= 8.000 + 12.000 + 3.000 + 2.000
= 25.000 đ/sp
Mức hoàn vốn mong muốn =
= 400.000.000 / 8 = 50.000.000
Tỷ lệ chi phí tăng thêm = (Mức lãi mong muốn + tổng định phí / (Sản lượng SP x CP nền đơn vị)
= [50.000.000+(100.000.000+150.000.000] / 20.000 x 25.000
= 0,6 hay 60%
Giá bán đơn vị sản phẩm
= CP nền x (1+ tỷ lệ cp tăng thêm)
= 25.000 x (1+ 60%)
= 40.000đ/sp
Kết quả: Vậy theo 2 phương pháp định phí toàn bộ và biến phí trực tiếp thì giá bán 1 sản phẩm X bằng
nhau ( 40.000đ/sp). Trong đó chi phí nền của phương pháp định phí toàn bộ lớn hơn chi phí nền của
phương pháp biến phí trực tiếp( 28.000 đ/sp > 25.000 đ/sp)
Câu 2: Công ty XUMI sản xuất giầy. Mức sản xuất và tiêu thụ dự kiến cho cả năm được chỉ ra dưới
bảng dưới đây( công suất tối đa 110.000đôi/năm). Một cửa hàng với nhiều chi nhánh bán theo đơn đặt hàng đề xuất mua 20.000 đôi với giá 75.000đ/đôi, tức là 1.500.000.000đ
Chi phí giao hàng do người mua chịu. Việc chấp nhận đề xuất đặc biệt này không ảnh hưởng tới khối lượng hàng bán thường ngày. Giám đốc công ty đắn đo trước đơn đặt hàng này vì giá bán đơn vị thấp hơn cả giá thành sản xuất đơn vị. Liệu có nên chấp nhận đơn đặt hàng này không?
Chỉ tiêu |
Số tiền |
Cho một đơn vị |
Bán 80.000 đôi với giá 100/đôi |
8.000.000.000 |
100.000 |
Chi phí sản xuất (1) |
6.500.000.000 |
81.250 |
Lãi gộp |
1.500.000.000 |
18.750 |
Chi phí bán hàng |
1.200.000.000 |
15.000 |
Lãi dự kiến |
300.000.000 |
3.750 |
Trong chi phí sản xuất có 2.500.000.000đ là định phí. Trong chi phí bán hàng có 800.000.000 đ là định phí và biến phí việc giao hàng là 5.000đ/1 đôi
Lời giải
Để đưa ra quyết định bán hay không, công ty có thể định giá bán sản phẩm theo các cách sau:
1. Định giá bán dựa vào giá thành sản xuất
Ta có: giá bán sp=cp nền+cp tăng thêm
- Chi phí nền=chi phí sản xuất = 81.250đ/sp
- Mức lãi mong muốn = Lãi dự kiến = 300.000.000đ
- Chi phí bán hàng = 1.200.000.000 đ
- Sản lượng Q = 80.000 sp
Tỷ lệ chi phí tăng thêm = (Mức lãi mong muốn + CP thời kỳ) / (Sản lượng SP x CP nền đơn vị)
= [300.000.000 + 1.200.000.000] / [81.250 x 80.000]
= 0,2308 hay 23,08 %
Giá bán đơn vị sản phẩm
= CP nền x (1+ tỷ lệ cp tăng thêm)
= 81.250 x (1+23,08%)
= 100.000 đ/sp
Theo phương pháp này ta có:
+ Chi phí nền = 81.250 đ/sp
+ Giá bán = 100.000 đ/sp
+ Giá bán đơn đặt hàng = 75.000 đ/sp
75.000 – 81.250 = - 6.250 đ/đôi là khoản lỗ trên một đôi mà XUMI phải chịu nếu quyết định bán
Kết luận:
- Công ty không nên bán nếu tính giá bán theo phương pháp định phí.
- Tuy nhiên
+ Việc chấp nhận đơn đặt hàng này không ảnh hưởng tới khối lượng hàng bán hàng ngày, khách hàng cũ không yêu cầu giảm giá bán.
+ Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là mở rộng thị trường thì công ty XUMI có thể chấp nhận đơn đặt hàng này
2. Định giá bán sản phẩm theo biến phí trực tiếp
Ta có: giá bán sp = cp nền + cp tăng thêm
Cp nền = biến phí sx cho 1 đơn vị + biến phí ngoài sx cho 1 đơn vị
Biến phí sx = Chi phí sản xuất - Tổng định phí sx / Số lượng sản phẩm
= 6.500.000.000 - 2.500.000.000 / 80.000 = 50.000đ/sp
BP ngoài sx = [Chi phí ngoài sx - Định phí ngoài sx ] / Số lượng sản phẩm
= 1.200.000.000 – 800.000.000 / 80.000 = 50.000đ/sp
Chi phí nền = 50.000 +5.000 =55.000 đ/sp
Tỷ lệ chi phí tăng thêm = [Mức lãi mong muốn + Tổng định phí ] / [Sản lượng SP x CP nền đơn vị]
= [300.000.000 +(800.000.000+2.500.000.000)] / [55.000 x 80.000]
= 0,8182 hay 81.82%
Gía bán đơn vị sản phẩm
= CP nền x (1+ tỷ lệ cp tăng thêm)
= 55.000 x (1+81,82%)
= 100.000 đ/sp
Giá nền đơn vị = 55.000đ/đôi
+ Trong đó khách hàng chịu 5.000 đ/đôi ( phần biến phí ngoài sản xuất)
+ Giá bán theo đơn = 75.000 đ/đôi
+ 75.000 – 50.000 = 25.000 đ/đôi là lãi biến phí trên một đôi mà XUMI thu đựơc khi bán hàng theo đơn đặt hàng.
Lãi biến phí = 25.000 x 20.000 = 500.000.000 đ.
- Định phí không thay đổi, công ty không bỏ thêm định phí vì: Công ty không đầu tư thêm máy móc thiết bị, không mở rộng xây thêm nhà xưởng …
- Công suất tối đa: 110.000đ/năm, sản lượng bán: 80.000sp, đơn đặt hàng: 20.000 đôi. Sản lượng sản xuất hiện tại không vượt công suất thiết kế (80.000 + 20.000 < 110.000 )
- Vì không làm tăng thêm định phí nên phần lãi phí thu được từ đơn đặt hàng chính là lợi nhuận đạt được. Nên đơn đặt hàng có thể chấp nhận được.
- Hơn nữa đơn đặt hàng này không ảnh hưởng tới khối lượng bán thường ngày, không liên quan đến việc khách hàng yêu cầu giảm giá bán.
Vậy theo phương pháp biến phí trực tiếp thì công ty có thể chấp nhận đơn đặt hàng
...
Xem thêm
Giáo trình học phần Kế toán quản trị
Đề thi học phần Kế toán quản trị
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh kế toán tài chính
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm cộng tác viên kế toán
Mức lương của Thực tập sinh kế toán là bao nhiêu?