Training là gì? 4 loại đào tạo nhân viên phổ biến

Training là thuật ngữ phổ biến với những ai vừa gia nhập một công ty mới hoặc những người đi làm lâu năm tham dự các buổi training cho công việc mới, dự án mới.... Hãy cùng 1990 "Tin tức việc làm" tìm hiểu tổng quan hoạt động Training và các hình thức Training phổ biến nhất.

1. Training là gì? 

Training có nghĩa là đào tạo. Hiểu đơn giản training là cách thức để truyền đạt những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về một lĩnh vực nào đó cho người khác. Thông qua đó, nhân viên có thể bắt kịp với những thay đổi của doanh nghiệp, vận dụng kiến thức được học để gia tăng hiệu suất công việc. Tùy thuộc vào môi trường ngành khác nhau, doanh nghiệp sẽ có những quá trình training riêng.

2. 3 Mục đích quan trọng của Training

Đào tạo và huấn luyện nhân viên 

Mục đích của việc training là đào tạo và huấn luyện nhân viên mới để có đủ kiến thức, năng lực và cả thái độ để nhân viên có thể đủ sức đảm nhận vị trí được giao. Ngoài ra, các nhân viên trong viên trong công ty cũng được “training” để đảm nhận các nhiệm vụ mới. 

Kiến thức training sẽ bao gồm các kiến thức cơ bản và nâng cao. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào mức độ nhận thức của nhân viên và độ khó của công việc mà quá trình training diễn ra ngắn hay dài. 

Căn cứ để đánh giá chất lượng và trình độ nhân viên 

Training không chỉ dừng lại ở việc đào tạo và huấn luyện nhân viên mà thông qua quá trình này còn làm căn cứ để đánh giá chất lượng và trình độ nhân viên để đưa ra quyết định tuyển dụng chính thức hay không.

Thông thường, những nhân viên mới vào công ty sẽ được training vì họ là người mới chưa nắm được toàn bộ công việc của vị trí họ phải đảm nhận hoặc chỉ mới quen công việc được vài ngày. Do vậy, những nhân viên này sẽ được một người dày dặn kinh nghiệm hoặc bộ phận L&D sẽ trực tiếp giảng dạy để bổ sung kiến thức và kỹ năng cho họ. 

Nâng cao chất lượng nhân sự về trình độ chuyên môn

Bên cạnh đó, khi công ty thay đổi chiến lược kinh doanh, áp dụng mô hình, phương thức kinh doanh mới, thay đổi máy móc thiết bị thì bộ phận kỹ thuật cũng cần phải nâng cao chất lượng nhân sự về trình độ chuyên môn cũng như các kiến thức và kinh nghiệm để nhân viên có thể áp dụng nâng cao tay nghề thì cũng cần phải tổ chức training cho nhân viên. Doanh nghiệp có thể đào tạo training cho bộ phận quản lý trước rồi sau đó đào tạo cho đội ngũ nhân viên.

Đọc thêm: Voluntary Benefits là gì? Lợi ích khi xây dựng chế độ phúc lợi cho nhân viên hợp lý

7 Chiến lược không thể bỏ qua để "giữ chân" nhân viên giỏi

3. Vai trò của Training đối với nhân viên và doanh nghiệp.

Đối với Doanh nghiệp

  • Tạo nguồn nhân lực tốt:

Chẳng phải doanh nghiệp cần có nguồn nhân lực tốt để đưa ra những quyết định đúng đắn hay sao? Nếu một công ty muốn tuyển dụng những người giỏi, trước tiên là cần phải đào tạo họ. Điều này sẽ giúp công ty quyết định xem họ có nên thuê nhân viên mới đó hay không, vì khi ứng viên thể hiện xuất sắc trong quá trình đào tạo cũng có nghĩa là người đó có kỹ năng, cũng như đủ kiến thức phù hợp để thực hiện tốt công việc và họ cũng là người sẽ giúp công ty phát triển hơn trong tương lai.

Chúng ta hiểu rằng đào tạo có thể là một quy trình hoặc quá trình có giá trị để cải thiện năng suất và hiệu quả công việc của các nhân viên. Quy trình training của các tổ chức được thiết kế để cung cấp cho nhân viên những kỹ năng mà họ cần để thành công trong công việc và thăng tiến trong sự nghiệp, đồng thời training cũng góp phần giúp hệ thống hóa nơi làm việc và giảm khả năng xảy ra sai sót.

Tài liệu VietJack

Đối với nhân viên

  • Đối với nhân viên mới

Với nhân viên mới trong công ty thì Training là việc làm giúp họ làm quen với công việc, làm quen với môi trường công việc mới, training cũng sẽ giúp người lao động nắm được các đầu việc mà họ cần phải làm và đồng thời giúp họ ngày một thành thục với quy trình làm việc. Thêm vào đó, đào tạo nhân sự còn giúp nhân viên mới dễ dàng làm quen và dễ hòa nhập với văn hóa công ty. 

  • Đối với nhân viên cũ của công ty

Quá trình training sẽ giúp nhân viên cũ nâng cao chất lượng công việc, nhờ đó xác định được chất lượng thực hiện công việc của mình và qua đó họ sẽ có thể xác định được các mục tiêu cá nhân.

4. 4 loại hình training phổ biến.

Pre-employment training (Đào tạo trước khi làm việc)

Pre-employment training là khi nhân viên mới của bạn đã được hướng dẫn hoặc đào tạo trước đó. Việc đào tạo này đã diễn ra trước khi nhân viên của bạn được tuyển vào công ty.

Mặc dù loại hình đào tạo trước khi làm việc chỉ ra rằng việc học qua trước đó có thể có ích, nhưng điều này thường không liên quan trực tiếp đến công việc ở thời điểm hiện tại. Do đó, các chứng chỉ giáo dục và bằng cấp chỉ nên được sử dụng như một chỉ báo ban đầu về những kỹ năng và kiến thức mà một cá nhân đã có được, khả năng làm việc của bạn cần phải được đào sâu hơn nữa.

Orientation (Định hướng)

Loại hình đào tạo Orientation còn được gọi là định hướng. Đây là một cách chính thức đào tạo để giới thiệu nhân viên mới vào tổ chức của bạn cũng như định hướng họ là thành viên trong đội nhóm của bạn.

Đào tạo định hướng thường sẽ diễn ra ngay khi nhân viên mới bắt đầu vai trò mới của họ. Giai đoạn đào tạo này có thể kéo dài từ một ngày cho đến vài tuần tùy theo tính chất, mức độ khó dễ của công việc. Đây được cho là một trong những giai đoạn quan trọng nhất, vì đây là khung thời gian mà nhân viên mới sẽ hình thành ấn tượng ban đầu về công ty và quyết định xem họ có muốn ở lại với tổ chức hoặc doanh nghiệp của bạn hay không.

Giai đoạn đào tạo này có thể liên quan đến việc sử dụng lịch trình hoặc các danh sách kiểm tra. Sẽ rất có lợi khi đầu tư thời gian hoặc tiền bạc vào loại hình đào tạo này, vì nhân viên mới sẽ có động lực hơn đồng thời cảm thấy họ có giá trị đối với tổ chức của bạn và qua đó cũng giúp họ sẽ mắc ít sai sót hơn khi làm việc.

In-service training (Đào tạo tại chức) 

Điều này sẽ xảy ra trong suốt thời gian làm việc. Điều này đặc biệt quan trọng khi các quy trình hoặc sản phẩm thay đổi. Mục đích của đào tạo tại chức là nhằm cải thiện trình độ và kỹ năng của nhân viên. Tức là, nó liên quan đến các hoạt động phát triển để duy trì hay nâng cao trình độ chuyên môn hoặc để cải thiện kỹ năng.

Career Development training (Đào tạo phát triển sự nghiệp)  

Đào tạo phát triển sự nghiệp tương tự như đào tạo tại chức. Nó liên quan đến việc nhân viên có thể được thăng chức hoặc mở rộng kiến thức và hiểu biết về công việc đang làm của họ.

Loại hình đào tạo này sẽ không liên quan đến tất cả các nhân viên trong công ty, vì một số người cảm thấy họ đang còn rất vui hay thỏa mãn khi được tiếp tục làm việc với vai trò hiện tại hay ở vị trí đang làm. Nhưng đối với những nhân viên khác, họ có động lực để cải thiện bản thân, họ sẽ đánh giá cao việc đào tạo hay học nâng cao thêm.

Career Development training cũng sẽ giúp nhân viên cảm thấy như công ty đang đặt kỳ vọng vào họ, muốn họ làm tốt, nhờ đó họ sẽ nhận được các nguồn lực cần thiết để cải thiện.

Đọc thêm: 10 cách nâng cao tinh thần nhân viên lâu năm

6 cách thúc đẩy tinh thần học hỏi cho nhân viên

5. Các bước training nhân sự chuyên nghiệp

Hiện nay, các doanh nghiệp đang thực hiện chương trình đào tạo nhân viên theo 3 bước sau: 

Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo

Một doanh nghiệp sẽ không thể xây dựng được quá trình đào tạo nội bộ thành công nếu như không biết xây dựng cho ai và để làm gì. Do vậy mà trước khi lên kế hoạch đào tạo cần xác định các nhóm đối tượng cần được đào tạo. Vì vậy mà bộ phận đào tạo phải liên hệ với các cấp lãnh đạo để các phòng ban và các nhóm chuyên môn quyết định nhu cầu cào tạo, cái đích mà doanh nghiệp đang hướng tới. 

Bước 2: Xây dựng quy trình đào tạo

Bước thứ hai của việc xây dựng quy trình đào tạo là đưa ra kế hoạch đào tạo nhân viên cũng như phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Các mục chính của quy trình đào tạo nhân viên là: 

- Tên của mỗi chương trình đào tạo nội bộ

- Các mục tiêu cần đạt được sau chương trình

- Đối tượng nhân viên tham gia huấn luyện

- Nhân sự, phòng ban phụ trách

- Nội dung và hình thức đào tạo cho nhân sự

- Phân bổ thời gian cụ thể, chi phí và địa điểm

- Các điều kiện ràng buộc khác cần chú ý

Lúc này bộ phận L&D của công ty cần xây dựng một quy trình đào tạo chi tiết và bài bản để có thể triển khai một cách dễ dàng và hiệu quả. Việc đào tạo cũng nên được xem xét, bộ phận nào cần ưu tiên được đào tạo trước. Việc đào tạo liên tục sẽ giúp doanh nghiệp có được đội ngũ nhân sự chất lượng.

Bước 3: Triển khai và đánh giá

Khi đã xong bản kế hoạch đào tạo nhân viên, một mẹo nhỏ là nên tập hợp các bộ phận liên quan để thông báo ý nghĩa của buổi training. Điều này giúp họ hiểu được ý nghĩa thực sự của buổi huấn luyện này là gì? Trên thực tế nhiều nhân viên đã không tham gia tích cực buổi training vì họ không biết ý nghĩa của chúng là gì, áp dụng như thế nào trong thực tế. 

Để quá trình training được thành công cần sự phối hợp giữa nhiều bộ phận, đưa ra các chương trình training phù hợp với môi trường cũng như điều kiện làm việc. Việc đào tạo phải gắn liền với thực tế. Khi đã xây dựng được một đội ngũ nhân sự chất lượng, giàu tâm huyết là điều kiện tiền để gây dựng lên một doanh nghiệp thành công.

Đào tạo hay Training nhân viên là điều quan trọng và cần thiết để doanh nghiệp đạt được thành công. 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích vể cách đào tạo nhân viên. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của việc Training và áp dụng hiệu quả!

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Review các công ty hàng đầu

Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất

Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến

Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực

 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!