Tư duy phản biện là gì ? Làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện ?

Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng quan trọng cần thiết của con người, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm đồng hành cùng bạn tìm hiểu chi tiết về tư duy phản biện và các kỹ năng biện pháp rèn luyện này hiệu quả nhé !

1. Tư duy phản biện là gì?

Tư duy phản biện (Critical Thinking) là quá trình phân tích, đánh giá, chất vấn các giả thiết, giả định từ đó hình thành cách suy nghĩ, đưa ra quan điểm khi đứng trước vấn đề nào đó. Nói cách khác kỹ năng tư duy phản biện là kỹ năng đưa ra quan điểm về một vấn đề và chứng minh rằng quan điểm đó là đúng, hợp lý có tính nhất quán và logic. Đồng thời phản bác những ý kiến trái ngược với quan điểm trên.

Do đó, Critical Thinking rất quan trọng trong đời sống và nó được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau và có vai trò trong cuộc sống hiện đại ngày này.

Tư duy phản biện - Đa số học sinh, sinh viên thiếu sót điều này

2. Làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện ?

Mỗi người sẽ có những khả năng nhìn nhận, phân tích và tổng hợp kiến thức khác nhau để từ đó đưa ra các phản biện khác nhau. Để có thể rèn luyện cho mình kỹ năng tư duy phản diện, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

Học cách đánh giá khách quan 

Để có thể rèn luyện tư duy phản biện, điều đầu tiên bạn cần thay đổi đó chính là học cách đánh giá mọi việc dưới góc nhìn khách quan. Cụ thể, khi đứng trước một nhận định, một vấn đề nào đó, bạn hãy nhìn nhận chúng dưới một góc nhìn không phải chỉ của riêng bạn. Nghĩa là, chúng độc lập và không bị tác động hay chi phối bởi các yếu tố cảm xúc hay tình cảm nào khác.

Đây là điều mà nhiều bậc phụ huynh phải đặc biệt lưu ý. Để con trẻ có thể hình thành lối tư duy phản biện ngay từ khi con nhỏ, trong đời sống hay sinh hoạt gia đình, ba mẹ nên cư xử với con một cách công tâm, không thiên vị và áp đặt quá nhiều.

Đưa ra những giả định

Khi thực hành tư duy phản biện, nhất đinh phải đưa ra những giải định. Tư duy phản biện được sinh bởi những nghi vấn và giả định là điều cần thiết để hình thành nên tư duy phản biện. Hãy luôn đặt mình trước nghi vấn và thắc mắc là cách để bạn có thể phản biện tốt một vấn đề nào đó. 

 

Tư duy ngược

Hình thành lối tư duy ngược cũng là cách hữu hiệu để rèn luyện tư duy phản biện.

Trước một vấn đề, một nhận định, việc đảo ngược tình huống sẽ giúp bạn hiểu vấn đề một cách cặn kẽ hơn. Từ đó tìm ra đáp án nhanh hơn. Trường hợp đảo ngược nếu không đem lại kết quả đúng, chúng cũng giúp bạn một lần nữa tái khẳng định nhận định còn lại là đúng. Lối tư duy này khá hữu hiệu trong việc làm toán, khi bạn cần xét đến hai điều kiện cần và đủ. Hãy thử làm một số bài tập rèn luyện tư duy phản biện để cải thiện kỹ năng tư duy ngược.

Sử dụng dẫn chứng thực tế

Trước khi nhận định hay kết luận cần phải dùng thực tế để chứng minh. Đó là cách rèn luyện tư duy phản biện tốt nhất đối với tất cả mọi người. Cùng đó, khi người khác đưa ra một khẳng định hay nhận định nào đó, bạn hoàn toàn có thể đặt ngược lại các câu hỏi cho họ. Chẳng hạn: 

  • Bạn lấy bằng chứng ở đâu để khẳng định điều đó?
  • Có dẫn chứng nào khẳng định điều đó là đúng?
  • Tại sao lại khẳng định như vậy?

Hạn chế sự thỏa hiệp khi tranh luận

Đừng dễ dàng thỏa hiệp khi tranh luận. Đây chính là cách để bạn hình thành nên lối tư duy phản biện. Điều này không có nghĩa là bạn luôn đúng hay người khác lúc nào cũng sai. Đừng đánh đồng “phản biện” và tư tưởng “chủ quan hóa”, đề cao cái tôi cá nhân. Tư duy phản biện đó là tranh luận, là “đấu tranh” một cách văn minh để bảo vệ quan điểm của mình, dưới một góc nhìn khách quan, không mang tính phiến diện. Hơn hết, chúng được bảo vệ bởi những luận điểm và dẫn chứng rõ ràng. Đây là dẫn chứng về tư duy phản biện dễ thấy nhất.

Kết luận vấn đề thông qua dẫn chứng thực tế

Đưa ra kết luận và bảo vệ quan điểm của bản thân bằng các dẫn chứng thực tế để tăng tính thuyết phục. Một số câu hỏi để áp dụng gồm:

  • Bằng chứng này do ai thu thập?
  • Bằng chứng đã được thu thập như thế nào?
  • Ý nghĩa của bằng chứng đưa ra.

Hiểu rằng ai cũng có thể thiếu kỹ năng tư duy phản biện

Tư duy phản biện không tự nhiên sinh ra, mà cần được rèn luyện. Do đó, hãy kiên nhẫn rèn luyện, không tự ti về bản thân mình.

Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho học sinh, sinh viên | Tạp chí Tuyên  giáo

Đọc thêm: Lý tưởng sống là gì? 6 bước xác định lý tưởng sống cho sinh viên

3. Vai trò của tư duy phản biện trong cuộc sống

Tư duy phản biện đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay, nó dựa trên cơ sở suy nghĩ cấu trúc vốn có, kết hợp với các tiêu chuẩn logic và trí tuệ nhằm đảm bảo tính khách quan trong quá trình quyết định.

Thúc đẩy cá nhân phát triển toàn diện

Tư duy phản biện đóng vai trò như một nhân tố quan trọng để thúc đẩy cá nhân phát triển toàn diện. Mỗi người tự điều chỉnh bản thân, cũng như học hỏi thông qua các chủ thể khác.

Người có tư duy phản biện có thể suy luận ra những hệ quả từ những gì họ biết và biết cách sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề. Đồng thời tìm kiếm những nguồn thông tin liên quan để tăng hiểu biết của mình về vấn đề đó. Dần dẫn, các kinh nghiệm giúp ích lớn cho họ trong học tập, làm việc.

Giúp liên kết, xâu chuỗi các quan điểm một cách logic

Chủ thể có tư duy phản biện thường có thể hiểu sự gắn kết logic giữa các quan điểm. Họ có khả năng đưa ra lập luận, nhận dạng, phát triển và đánh giá các lập luận đúng sai nhanh chóng, hiệu quả. Biết cách tìm ra những sự không nhất quán và lỗi sai phổ biến trong cách lập luận.

Người có tư duy phản biện dễ dàng thay đổi môi trường sống, được đánh giá cao về năng lực.

Giải quyết vấn đề một cách hệ thống, hiệu quả

Chủ thể có tư duy phản biện sẽ đưa ra cách giải quyết các vấn đề một cách hệ thống. Họ nhận thức vấn đề một cách toàn diện, cụ thể và chi tiết. Nhận dạng sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng. Xem xét cách lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của người khác. Từ đó so sánh, đối chiếu đề tìm ra lập luận, giải pháp phù hợp, tối ưu nhất.

Ngoài ra chỉ khi con người có kiến thức, có sự tự tin, có tư duy phản biện thì mới dám đứng lên thể hiện quan điểm của bản thân mình. Phải tổng hợp của nhiều yếu tố mới hình thành nên năng lực và phát triển tư duy.

Tổng hợp với hơn 52 về mô hình tư duy phản biện mới nhất - cdgdbentre.edu.vn

4. Các loại tư duy phản biện

Tư duy phản biện có thể chia thành 2 loại chính là tư duy phản biện tự điều chỉnh và tư duy phản biện ngoại cảnh.

Tư duy phản biện tự điều chỉnh

Trước một vấn đề nào đó, bản thân mỗi người đều sẽ có những ý kiến chủ quan. Những ý kiến đó có thể đúng, hoặc sai, phù hợp hoặc tiến bộ ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, để đánh giá được điều đó, cần phải có tư duy phản biện tự điều chỉnh.

Đây là quá trình bản thân mỗi người tự tranh luận với những quan điểm của chính mình trong nội tâm. Họ phải tự tìm ra đâu là quan điểm phù hợp, tiến bộ và đúng đắn nhất. Thông qua quá trình phân tích, xác định trên các khía cạnh so sánh khác nhau.

Tư duy phản biện ngoại cảnh

Mỗi cá nhân sẽ có những cách suy nghĩ, lập luận khác nhau. Từ đó, quan điểm, ý kiến sẽ lệch nhau và lệch đi so với chân lý. Tư duy ngoại cảnh này sẽ hình thành để giải quyết các vấn đề đó theo trình tự 3 bước gồm:

  • Nhận thức: Nhận thức được vấn đề và điều khác biệt của vấn đề rồi tổng hợp ý kiến, quan điểm lại dựa trên quan điểm của mọi người xung quanh.
  • Đánh giá: Nhận thức rõ ràng về những điều trong ý kiến phản biện của người khác và của chính mình. Để từ đó đưa ra những đánh giá khách quan nhất.
  • Phản biện vấn đề: Dựa vào đánh giá, quan điểm phản biện lại các ý kiến sai lệch và đưa thông tin chính xác, có lập luận rõ ràng.

Tài liệu VietJack

5. Các cấp độ tư duy phản biện

Cấp độ 1: Trình bày nội dung cụ thể

Việc không nói rõ nội dung sẽ khiến các cuộc họp, trao đổi mất nhiều thời gian mà vẫn không giải quyết được vấn đề gì cả. Do đó, cấp độ 1 của tư duy phản biện Critical Thinking sẽ là nói rõ về một nội dung cụ thể để tránh mất thời gian cho người dùng cũng như trình bày đúng quan điểm, định hướng về vấn đề đó.

Cấp độ 2: Cấu trúc nói

Để đưa ra quan điểm và bảo vệ quan điểm đó cũng cần diễn đạt theo cấu trúc để người nghe nắm được vấn đề, tránh mất thêm thời gian để giải thích. Ví dụ cụ thể về Critical Thinking là gì có thể theo cấu trúc bắt đầu như: Ý kiến của tôi về vấn đề này là............Hay em đưa ra lý do chính nhận định này gồm: ......

Cấp độ 3: Tranh luận cơ bản

Việc tranh luận có thể bắt gặp nhiều ở các buổi thuyết trình, hùng biện. Tranh luận có thể nằm từ 2 hoặc nhiều phía phản bác với nhau về ý kiến đưa ra. Việc bạn cần làm khi gặp các câu hỏi phản bác này là đưa ra lập luận, bằng chứng thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình và tiếp thu ý kiến hay chắt lọc từ mọi người đưa ra nếu đúng.

Cấp độ 4: Tranh luận hiệu quả

Để cuộc tranh luận, hùng biện diễn ra tích cực, có tính xây dựng, tránh trở thành những cuộc ẩu đả, cãi vã thì bạn phải nhận định được các giả thiết ngầm được đặt ra đằng sau ý kiến phản bác và có tư duy về phản biện logic, nhất quán.

Cấp độ 5: Thực hành thường xuyên

Việc rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện thường xuyên sẽ giúp bạn có tư duy logic trong việc nhận định, đánh giá một vấn đề, lĩnh vực nào đó. Hãy tập luyện và thực hành thường xuyên các công việc hay trong lớp học để nâng cao khả năng tư duy của mình.

Cấp độ 6:Tư duy hiệu quả

Khi đạt đến cấp độ này, kỹ năng Critical Thinking đã hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các yếu tố về sự công bằng, chính trực và bền bỉ. Ở cấp độ này, tư duy phản biện đã tới độ thượng thừa và bạn có thể hoàn toàn tự tin về kỹ năng của mình.

6. Review Top 3 những cuốn sách rèn luyện tư duy phản biện hay nhất

Đọc sách là một trong những cách giúp bạn tích lũy trau dồi kiến thức nhanh nhất. Để rèn luyện tư duy phản biện thì việc đọc những cuốn sách hay nói về đề tài, chứa các ình huống tư duy phản biện, rồi học hỏi những điều mà những người có kinh nghiệm đi trước truyền tải, chia sẻ cũng một cách hay. Dưới đây là tuyển tập những cuốn sách có nhiều thông tin bổ ích, hướng dẫn cách rèn luyện tư duy phản biện và logic mà bạn nên đọc.

Tư duy nhanh và chậm -  Daniel Kahneman

Trong tác phẩm, tác giả Daniel Kahneman mô tả hai cách thức mà não chúng ta vận hành. Hệ thống 1 hoạt động theo cơ chế nghĩ nhanh, thường xuyên được sử dụng, rập khuôn và tiềm thức. Hệ thống 2 hoạt động theo cơ chế nghĩ chậm, ít sử dụng, dùng logic và ý thức.

Cuốn sách rèn luyện tư duy phản biện này cũng nói rất nhiều về sự sai lệch của trực giác trong trí não của con người. Cuộc sống do chính chúng ta làm chủ, nên bản thân phải tuân theo những cảm xúc, niềm tin bản năng, cũng như sở thích bản thân. Nhưng không hẳn, chúng ta vẫn tự tin kể cả khi mắc sai lầm và người khác thường phát hiện ra những sai lầm đó hơn bản thân chúng ta.

Trong cuốn sách, tác giả chỉ ra khi chúng ta luôn cho rằng quyết định mình đưa ra là hợp lý, nhưng sự thực chúng ta lại mắc những thành kiến. Cuốn sách đem đến cho bạn đọc những cơ hội tốt hơn để tránh hay giảm thiểu những sai lầm.

Giá bán tham khảo: 155.000đ - 239.000đ

Tài liệu VietJack

Tư duy phản biện - Zoe McKey

Cuốn sách hay về rèn luyện tư duy phản biện và logic, là chìa khóa giúp bạn thoát khỏi những lối mòn trong suy nghĩ, giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống một cách sáng tạo và hiệu quả. Trong cuốn sách của tác giả Zoe McKey, chứa đựng bí quyết và chiến lược của các cá nhân thành công, giúp bạn đọc không ngại mơ ước, vượt qua lo lắng, quản lý hiệu quả thời gian, nắm bắt cơ hội, khám phá được chiều sâu tư duy, đánh thức trí sáng tạo.

Đọc xong tác phẩm, bạn có một tư duy minh mẫn, trực giác sắt bén giúp bạn dễ dàng định hướng, đánh giá, tìm ra mấu chốt của mọi vấn đề và đưa ra những quyết định hoàn thiện một cách hiệu quả. 

Giá bán tham khảo: 43.000đ - 85.000đ

Tài liệu VietJack

Lối mòn của tư duy cảm tính - Ori Brafman và Rom Brafman

Nhà lý luận xã hội học Ori Brafman, dựa trên những nghiên cứu về tâm lý xã hội, hành vi tổ chức và kinh tế học hành vi đã khám phá ra những tác động tâm lý có ảnh hưởng đến công việc và đời sống của mỗi cá nhân; Bao gồm hiệu ứng tắc kè hoa (chấp nhận mọi tính cách bị người khác gán ghép tùy tiện cho mình); hiện tượng sai lệch chuẩn đoán (con người mất khả năng đánh giá và nhận định lại những xét đoán về người hay sự việc); tâm lý lo sợ thiệt hại (xu hướng thoái lui để tránh thiệt hại hay tổn thất xảy ra).

Hai tác giả Ori và Rom, giúp bạn thay đổi quan hệ về thế giới xung quanh và tư duy của chính bản thân. Cuốn sách rèn luyện tư duy phản biện này mang đến cho bạn đọc, những nhận định khách quan, giải thích các hành vi cảm tính, giới thiệu những phương pháp giúp ta chế ngự và vượt qua những tiêu cực của lối tư duy này

Giá bán tham khảo: 51.000đ

Tư duy phản biện là một kỹ năng quan trọng,  là “tài sản” quý giá, yếu tố cần có để trở thành leader giỏi.  thể hiện năng lực tư duy của con người. Trong bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp đến bạn bạn nhữn thông tin hữu ích về tư duy phản biện. Hy vọng bạn hiểu rõ và áp dụng thành công !

Đọc thêm: Mind map là gì? Hướng dẫn 5 bước vẽ sơ đồ tư duy

Tư duy sáng tạo là gì? Những hiểu lầm về tư duy sáng tạo

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh nhân sự

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh quản trị hệ thống

Mức lương của thực tập sinh nhân sự là bao nhiêu?

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!