Tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin Đại học FPT 2023

Cùng 'Tin tức việc làm' cập nhật và tìm hiểu những thông tin mới nhất về ngành Công nghệ thông tin tại Đại học FPT tại năm 2023 ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Đại học FPT tuyển sinh 11360 chỉ tiêu ngành Công nghệ thông tin

Cụ thể, trong năm 2023, Đại học FPT tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin (mã ngành 7480201) với 11360 chỉ tiêu theo 2 phương thức: Xét kết quả xếp hạng học sinh THPT năm 2023 và Xét tuyển thẳng cùng với yêu cầu bắt buộc về trình độ tiếng Anh. 

Tài liệu VietJack1.1. Xét kết quả xếp hạng học sinh THPT năm 2023

- Đạt xếp hạng Top40 theo học bạ THPT năm 2023

- Đạt xếp hạng Top40 theo điểm thi THPT năm 2023 (theo số liệu Đại học FPT tổng hợp và công bố sau kỳ thi THPT 2023)

- Ưu tiên cho Thế hệ 1 (*): Đạt xếp hạng Top50 SchoolRank năm 2023 đối với thí sinh là Thế hệ 1

(*) Thế hệ 1: thí sinh là người đầu tiên trong gia đình (gồm phụ huynh hoặc người bảo trợ và tất cả anh chị em ruột) học đại học. Khi đăng ký xét tuyển, thí sinh là Thế hệ 1 cần nộp Đơn đăng ký ưu tiên xét tuyển có xác nhận của nơi làm việc của bố mẹ hoặc địa phương theo mẫu của Trường Đại học FPT.

1.2. Xét tuyển thẳng

- Thí sinh thuộc diện được xét tuyển thẳng trong Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ đại học chính quy của Bộ GD&ĐT năm 2023

- Có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 80 hoặc IELTS (Học thuật) từ 6.0 hoặc VSTEP bậc 5 hoặc quy đổi tương đương (áp dụng đối với ngành Ngôn Ngữ Anh); có chứng chỉ tiếng Nhật JLPT từ N3 trở lên (áp dụng đối với ngành Ngôn Ngữ Nhật); có chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK cấp độ 4 trong kỳ thi TOPIK II (áp dụng đối với ngành Ngôn Ngữ Hàn Quốc)

- Tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp

- Tốt nghiệp một trong các chương trình sau: Chương trình APTECH HDSE/ADSE (đối với ngành Công nghệ thông tin); Chương trình ARENA ADIM (đối với chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số); Chương trình BTEC HND; FUNiX Software Engineering

- Tốt nghiệp Đại học

- Sinh viên từ nước ngoài về từ các trường đại học thuộc Top 1000 trong 3 bảng xếp hạng gần nhất: QS, ARWU và THE hoặc các trường đạt chứng nhận QS Star 5 sao về chất lượng đào tạo

- Tốt nghiệp Top40 Chương trình Phổ thông Cao đẳng (9+) tại FPT Polytechnic

1.3. Trình độ tiếng Anh yêu cầu

Thí sinh cần đạt một trong các chứng chỉ tiếng Anh ở các mức điểm chi tiết như sau:

Lưu ý:

Thí sinh chưa đạt trình độ tiếng Anh theo yêu cầu được đăng ký học chương trình tiếng Anh dự bị của trường cho tới khi đủ điều kiện vào học chương trình đào tạo hệ đại học chính quy;

Chứng chỉ để tính quy đổi phải hợp lệ và còn thời hạn sử dụng.

2. Các chuyên ngành 

2.1. Tổng quan ngành CNTT tại FPT

Chương trình ngành CNTT được thiết kế gồm 4 khối kiến thức: Kiến thức chung, kiến thức ngành, chuyên ngành và lựa chọn. Chương trình được thiết kế tích hợp, cân bằng giữa kiến thức nền tảng với công nghệ, kỹ thuật mới và chú trọng đến kỹ năng thực hành và năng lực ứng dụng, sáng tạo. Các học phần được gợi ý theo một tiến độ hợp lý để sinh viên lựa chọn nhằm thúc đẩy hứng thú học tập của sinh viên ngay từ học kỳ đầu tiên.

Kiến thức chung: Bao gồm các nội dung về lý luận chính trị, pháp luật, kỹ năng công dân thế kỷ 21, ngoại ngữ, giáo dục thể chất và quốc phòng.

Kiến thức ngành: Được thiết kế tích hợp cân bằng giữa kiến thức nền tảng với công nghệ và kỹ thuật mới, bao gồm các kiến thức từ nền tảng toán học, kiến thức khoa học cơ bản của nhóm ngành CNTT và máy tính như ngôn ngữ lập trình, giải thuật, dữ liệu, hệ điều hành, mạng máy tính, quy trình phát triển phần mềm, quản trị dự án CNTT… tới các công nghệ mới như IOT, trí tuệ nhân tạo. Với chuyên ngành Thiết kế đồ họa, khối kiến thức ngành gồm các học phần nền tảng về mỹ thuật, thiết kế và nền tảng ứng dụng của CNTT trong thiết kế đồ họa.

Kiến thức chuyên ngành: Sinh viên ngành CNTT có cơ hội lựa chọn một trong sáu hướng chuyên ngành gồm Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, An toàn thông tin, Trí tuệ nhân tạo – AI, Internet vạn vật – IOT, Thiết kế Mỹ thuật số.

Khối kiến thức lựa chọn tự do: Được thiết kế xen kẽ để sinh viên có cơ hội lựa chọn các học phần ưa thích, mở rộng sang lĩnh vực khác hoặc nâng cao hơn so với chuyên ngành đã học. Sinh viên có thể học từ học phần riêng lẻ hoặc cả nhóm học phần về một hướng kỹ thuật, công nghệ mới như Blockchain, FinTech, Automative, Data Science,… Đây là các học phần tăng tính chủ động và cá nhân hóa cho từng sinh viên.

2.2. Thời gian học tập CNTT tại FPT

Chương trình gồm 9 học kỳ chuyên ngành trong đó có 1 học kỳ học tập tại doanh nghiệp (OJT), chưa kể thời gian rèn luyện tập trung và thời gian học tiếng Anh dự bị (phụ thuộc vào trình độ tiếng Anh đầu vào của sinh viên).

Chương trình CNTT được phân chia làm 4 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị (học kỳ đinh hướng + thời gian học tiếng Anh dự bị phụ thuộc trình độ tiếng Anh đầu vào của sinh viên), giai đoạn căn bản (5 học kỳ), giai đoạn học tập thực tế tại doanh nghiệp (OJT, 1 học kỳ) và giai đoạn hoàn thành tốt nghiệp (3 học kỳ cuối).

2.3. 6 chuyên ngành trong lĩnh vực CNTT tại FPT

    Kỹ thuật phần mềm: Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm, sinh viên làm việc liên quan đến công nghệ phần mềm ở đa dạng các lĩnh vực: lập trình - xây dựng, giải pháp, phân tích, kiểm thử, quản lý chất lượng... phần mềm nói riêng và ứng dụng Công nghệ thông tin vào vận hành doanh nghiệp nói chung. Hiện tại, sinh viên Đại học FPT đã và đang làm việc tại Mỹ, Đức, Nhật Bản, Singapore – những thị trường Công nghệ Thông tin hàng đầu của thế giới.

    Hệ thống thông tin: Kỹ thuật phần mềm là ngành học có tiếng và lâu đời nhất tại Đại học FPT. Chương trình học được thiết kế theo chuẩn của Hiệp hội máy tính (Association for Computing Machinery-ACM), Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (VINASA)… với sự tư vấn của các chuyên gia và tổ chức trong ngành Công nghệ thông tin như Tập đoàn FPT, Tập đoàn IBM. Đồng thời tích hợp các chuẩn kiến thức của giới công nghiệp như Oracle, Cisco…

Trải qua 4 năm học, sinh viên không chỉ có được các kiến thức về khoa học máy tính cơ bản của nhóm ngành Công nghệ thông tin mà còn đào tạo đầy đủ về quy trình phát triển phần mềm. Bên cạnh đó, nội dung học tập sẽ cung cấp các phương pháp, kỹ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì phần mềm và quản lý dự án phần mềm.

    - Trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra cơn khát lực lượng lao động có chuyên môn cao về AI. AI là một chuyên ngành thuộc lĩnh vực Khoa học máy tính, là trí tuệ của máy móc do con người tạo nên với mục tiêu có thể tự động hoá hành vi thông minh như con người. Tại Đại học FPT, sinh viên chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo sẽ học tập và thực hành từ căn bản đến nâng cao trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo như hệ chuyên gia, tương tác người – máy và ứng dụng trong các môi trường như hệ đa phương tiện; xử lý hình ảnh, âm thanh; phân tích dữ liệu lớn.

    - IoT – Internet vạn vật: được xem là chìa khóa mở cánh cửa công nghệ tương lai. Với IoT, cả thế giới đang ngang hàng nhau ở điểm xuất phát. IoT là khi tất cả mọi thứ đều được kết nối với nhau qua mạng Internet, người dùng (chủ) có thể kiểm soát mọi đồ vật của mình qua mạng mà chỉ bằng một thiết bị thông minh, chẳng hạn như smartphone, tablet, PC, smartwatch… Tại Đại học FPT, từ nền tảng của ngành CNTT, chuyên ngành IoT tiếp cận từ căn bản đến nghiên cứu sâu hơn về phần cứng và kết nối với các nền tảng di động, hệ thống thông tin. Chuyên ngành IoT giới thiệu về các ứng dụng cho dữ liệu lớn, điện toán đám mây. Sinh viên học chuyên ngành này có cơ hội thực hành và triển khai các ứng dụng về nhà thông minh (smart home), thành phố thông minh (smart city), dịch vụ sức khỏe, tài chính.

    - An toàn thông tin: Với sự phát triển của Điện toán đám mây và Thương mại điện tử, việc đảm bảo an toàn thông tin được coi là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và trở thành ngành có nhu cầu về nguồn nhân lực lớn trong tương lai.

FPT là một trong số ít trường đại học được đào tạo ngành kỹ sư An toàn thông tin. Với ưu thế là một trong những Tập đoàn dẫn đầu về công nghệ thông tin, FPT luôn cập những những xu hướng và tri thức công nghệ thông tin mới nhất trên thế giới. Đó là một trong những ưu điểm giúp sinh viên Đại học FPT chiếm ưu thế về nhân sự trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay. Cử nhân Đại học FPT ngành An toàn Thông tin có năng lực quản trị thông tin trong thời đại 4.0, thông thạo kiến thức, nghiệp vụ chuyên ngành. 

    - Thiết kế Mỹ thuật số: Sự phát triển cả thương mại điện tử và công nghệ quảng cáo trong thời gian gần đây đã làm cho lĩnh vực Thiết kế Mỹ thuật số trở nên vô cùng hấp dẫn. Thiết kế Mỹ thuật số là dùng hình ảnh để giúp người khác hiểu mọi điều mà không cần đến ngôn ngữ diễn đạt. Các bạn trẻ muốn theo đuổi đam mê này, cần phải rèn luyện sự sáng tạo, năng động, và khả năng quản lý công việc. Đại học FPT đào tạo chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số thuộc ngành CNTT theo cách khác biệt. 

Từ nền tảng đồ họa căn bản và kỹ năng ứng dụng CNTT trong đồ họa sinh viên được học sâu hơn về quá trình từ hình thành ý tưởng, phác thảo, chỉnh sửa, lựa chọn công nghệ và kỹ thuật; thực hành tạo ra sản phẩm. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng kết hợp giữa thiết kế với truyền thông, mỹ thuật, thương mại để đáp ứng tốt những yêu cầu của nền công nghiệp hiện đại. Sinh viên có cơ hội áp dụng kiến thức và kỹ năng vào thiết kế thương hiệu, thiết kế web, thiết kế game, phim, 2D, 3D, thiết kế các ứng dụng cho các thiết bị di động,…

3. Điểm chuẩn qua các năm 

Đại học FPT xét tuyển ngành Công nghệ Thông tin với tổ hợp môn A00 (Toán, Vật lý, Hóa học), A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh), D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh) và D90 (Toán, Tiếng Anh, Khoa học Tự nhiên).

Mức điểm chuẩn cho tất cả các chuyên ngành trong lĩnh vực CNTT tại FPT dao động trong khoảng 21 điểm kể từ năm 2019 – năm 2022. 

4. Học phí 

Học phí ngành Công nghệ Thông tin của trường Đại học FPT là 25.300.000 đồng mỗi học kỳ. Sinh viên phải trải qua 9 kỳ học với 3 kỳ/năm để hoàn thành học Đại học. Trước khi học chuyên ngành, các bạn sinh viên sẽ có kỳ học tiếng Anh bao gồm 6 mức tùy mỗi năng lực của sinh viên. Năng lực được đánh giá theo kết quả thi Tiếng Anh đầu năm, sinh viên sẽ được xếp lớp phù hợp với khả năng của sinh viên. Bên cạnh đó, sinh viên được miễn ngoại ngữ, học thẳng chuyên ngành nếu đạt IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 80 (Theo quy định của trường).

Học phí ngành Công nghệ Thông tin có thể được điều chỉnh (tăng hoặc giảm) hàng năm nhưng không quá 10%. Số lần (kỳ/năm) nộp học phí được công bố tại thời điểm tuyển sinh không thay đổi trong suốt quá trình học.

5. Cơ hội việc làm ra trường và vị trí công việc cụ thể đối với mỗi nhóm ngành

5.1. Kỹ thuật phần mềm – Cơ hội việc làm rộng mở

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Hệ thống thông tin có cơ hội việc làm rất đa dạng với một số vị trí công việc điển hình như: Quản trị viên các hệ cơ sở dữ liệu; Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin; Chuyên viên phát triển ứng dụng cho hệ thống thông tin; Chuyên viên triển khai, vận hành các hệ thống ERP, CRM; Quản trị hệ thống thông tin và tri thức; Lập trình viên, Kỹ sư cầu nối, Quản trị dự án, Đảm bảo chất lượng phần mềm…

5.2. Trí tuệ nhân tạo AI –  Đón đầu tương lai

Ở Việt Nam, mức lương dành cho vị trí kỹ sư về AI có thể lên đến 500 triệu đồng/năm. Dự báo cho rằng từ 5 đến 10 năm nữa, ngành khoa học này sẽ phát triển lên tới đỉnh cao. Cử nhân ngành Trí tuệ Nhân tạo làm việc tại Trung tâm phát triển Trí tuệ Nhân tạo; Trung tâm điều tra, khảo sát, phân tích/xử lý dữ liệu lớn của các Tập đoàn công nghệ, Ngân hàng; Viện nghiên cứu về Trí tuệ nhân tạo, các doanh nghiệp với đa dạng vị trí: Chuyên viên phát triển ứng dụng AI; Chuyên gia dữ liệu; Chuyên gia xử lý hình ảnh; Chuyên viên quản trị dữ liệu lớn; Chuyên viên phân tích hệ thống; Kỹ sư phát triển hệ thống tự động hóa, Robot. Ngoài ra, sinh viên Khởi nghiệp trong lĩnh vực cung cấp, phát triển các chương trình/giải pháp phân tích dữ liệu và ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo trong cuộc sống.

5.3. IoT – Chìa khoá mở cánh cửa công nghệ

Ở Việt Nam, nhu cầu nhân lực chất lượng cao ngành CNTT nói chung và lĩnh vực IoT nói riêng trong vòng 20 năm tới được xác định với quy mô lên tới hàng triệu kỹ sư. Các kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành IoT có thể đảm nhiệm các công việc như: Phát triển ứng dụng IoT; Phát triển phần mềm, hệ thống nhúng; Tham gia các dự án tích hợp hệ thống thông minh từ đơn giản đến phức tạp.

5.4. An toàn thông tin – Ngành học đầy tiềm năng

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên làm việc tại các Trung tâm ứng phó sự cố thông tin; Trung tâm bảo mật an toàn thông tin; Doanh nghiệp/cơ quan có sử dụng Hệ thống thông tin với các công việc chính về: Bảo mật hệ thống thông tin, Pháp chứng kỹ thuật số và ứng phó sự cố, Quản trị an toàn thông tin (vận hành hệ thống thông tin, quản trị bảo mật máy chủ và mạng, bảo mật cơ sở dữ liệu, rà soát lỗ hổng, xử lý sự cố an toàn thông tin, phân tích mã độc và ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính, lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin)...

5.5. Hệ thống thông tin – Cần thiết hơn bao giờ hết

Chuyên ngành Hệ thống thông tin hiện nay là một lĩnh vực mới mẻ và nhiều cơ hội. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm các vị trí Quản trị viên máy chủ và mạng; Quản trị viên các hệ cơ sở dữ liệu; Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin; Chuyên viên phát triển ứng dụng cho hệ thống thông tin; Chuyên viên triển khai, vận hành các hệ thống ERP, CRM…; Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống; Chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin.

5.6. Thiết kế mỹ thuật số – ngành học thời thượng 

Mỗi năm, nước ta cần hơn 1.000.000 nhân lực cho lĩnh vực Thiết kế Mỹ thuật số. Sinh viên tốt nghiệp tại Đại học FPT chuyên ngành này có rất nhiều cơ hội việc làm như: Chuyên viên thiết kế, tư vấn thiết kế trong các công ty, các xưởng thiết kế, công ty quảng cáo, marketing, truyền hình, trò chơi (game), công ty truyền thông và tổ chức sự kiện, các toà soạn, cơ quan truyền hình, báo chí,…; Trưởng nhóm thiết kế; Chuyên gia 2D, 3D, hiệu ứng hình ảnh, âm thanh; Giám đốc sáng tạo; Giảng dạy trong các trường học, trung tâm hoặc câu lạc bộ; Cơ hội làm thêm tại nhà như: thiết kế website, logo, nhận diện thương hiệu.

6. Tại sao nên chọn ngành Công nghệ thông tin tại Đại học FPT

Đại học FPT trực thuộc tập đoàn FPT- một trong những tập đoàn công nghệ lớn của Việt nam. Sinh viên theo học tại ĐH FPT được thụ hưởng nền tảng CN tiên tiến của tập đoàn, ứng dụng CN 4.0 trong dạy và học. Học CNTT tại Đại học FPT 100% sinh viên có cơ hội làm việc tại tập đoàn FPT, Cơ hội thực tập tại doanh nghiệp và tham gia vào các dự án thực tế trong mạng lưới đối tác rộng khắp của fPT như Hitachi, Panasonic, Microsoft,…

Do đó chương trình đào tạo khoa học, sát thực tế, loại bỏ được nhiều tính hàn lâm giúp sinh viên dễ tìm việc làm đúng ngành khi ra trường. Để tăng tính tương tác giữa thầy và trò, mỗi lớp học tại Đại học FPT có tối đa 30 sinh viên. Sinh viên năm 3 bước vào giai đoạn OJT – học trong môi trường doanh nghiệp. Tại đây sinh viên được huấn luyện thực tế về nghề nghiệp tương lai, tham gia vào các dự án thật (real project) và có thể được trả lương.

Không những thế, sinh viên ĐH FPT còn có cơ hội được trải nghiệm môi trường học tập và văn hóa quốc tế thông qua học kỳ 4 tháng tại nước ngoài; 100% học sinh được rèn luyện thể chất với môn võ vovinam, tham gia lớp nhạc cụ dân tộc. Bên cạnh đó nhiều CLB thuộc lĩnh vực CNTT đang hoạt động sôi nổi tại trường như F- code, CLB kỹ sư phần mềm nhật bản -JS, CLB Bộ Phần Cứng-Mạng, Câu lạc bộ An Toàn Thông tin, … sẽ giúp bạn có những trải nghiệm tích lũy kiến thức và phát triển thêm những kỹ năng mềm – những thứ mà các doanh nghiệp luôn đòi hỏi ở mỗi ứng viên.

Được đánh giá là môi trường năng động, sáng tạo, tạo mọi điều kiện cho sự phát triển của sinh viên, ngành CNTT ĐH FPT sẽ là lựa chọn tốt nhất để các bạn đam mê IT đầu quân, phát triển sự nghiệp.

7. Mức lương ngành CNTT

Lương dành cho thực tập sinh hay các bạn sinh viên mới ra trường ngành Công nghệ thông tin dao động từ 4 - 6 triệu đồng/tháng. 

Với nhân viên ngành IT đã có kinh nghiệm làm việc từ 2 năm trở lên mức lương là 10 - 25 triệu/tháng tùy theo vị trí công việc và kinh nghiệm cá nhân.

Với các vị trí cao hơn như Manager, Director thường được tính bằng đô la Mỹ (USD) rơi vào khoảng 1400 - 3000 USD/tháng tương đương với 33 - 70 triệu đồng/tháng.

Đây là mức lương đại trà tại các công ty ở Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài có thể sẽ trả mức lương cao hơn nữa cho các ứng viên phù hợp. Ngành Công nghệ thông tin sẽ ngày càng nhận được nhiều sự chú ý hơn nữa trong tương lai và mức lương 120 triệu đồng/tháng là có thể đạt được và thậm chí cao hơn nữa.

Với sự đổi mới và không ngừng sáng tạo trong việc cập nhật và thiết kế các ngành học, Đại học FPT hiện là một trong những nơi học tập đáng mơ ước dành cho các bạn sinh viên có đam mê với lĩnh vực Công nghệ thông tin.

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh lập trình

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh IT

Mức lương của thực tập sinh IT là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!