Tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin tại Đại học Kinh tế Quốc dân 2023

Bài viết dưới đây tìm hiểu những cập nhật và thông tin mới nhất về ngành Công nghệ thông tin tại Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2023.

1. Đại học Kinh tế Quốc dân tuyển sinh 415 chỉ tiêu ngành Công nghệ thông tin

Tháng 4 vừa qua, Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số vừa công bố thông tin tuyển sinh vào các ngành liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin trong năm 2023. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân dự kiến tuyển sinh 415 chỉ tiêu cho các ngành học Công nghệ thông tin chính quy và chất lượng cao (CLC) thông qua 3 phương thức chính: Xét tuyển thẳng; Xét tuyển theo kết quả thi THPT và Xét tuyển kết hợp. 

Phương thức xét tuyển thẳng

  • Đối với thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia tham dự kỳ thi Olympic quốc tế, Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế, tốt nghiệp THPT năm 2023 được tuyển thẳng vào trường theo ngành thí sinh đăng ký.
  • Đối với thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn HSG quốc gia, tốt nghiệp THPT năm 2023  được xét tuyển thẳng vào các ngành của trường.
  • Đối với thí sinh đạt giải Nhất trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, tốt nghiệp THPT năm 2023 được xét tuyển thẳng vào các ngành theo danh mục thông báo của trường.
  • Đối với các thí sinh đối tượng khác, các điều kiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và thông báo của trường.

Phương thức xét tuyển kết hợp

Xét tuyển kết hợp theo Đề án tuyển sinh của Trường được phân chia thành 5 nhóm đối tượng sau:

  • Đối tượng 1: Thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT và ACT
  • Đối tượng 2: Thí sinh có điểm đánh giá năng lực (ĐGNL) của ĐHQG hoặc điểm thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa HN
  • Đối tượng 3: Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp điểm thi ĐGNL của ĐHQG hoặc điểm thi ĐGTD của ĐH Bách khoa HN
  • Đối tượng 4: Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT
  • Đối tượng 5: Thí sinh thuộc hệ chuyên của các trường THPT chuyên toàn quốc/THPT trọng điểm QG kết hợp với điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT

Phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023

Các ngành Công nghệ thông tin xét tuyển dựa theo 4 tổ hợp: A00, A01, D01, D07

Thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT theo các phương thức xét tuyển thẳng, xét tuyển kết hợp, xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá tư duy bằng hình thức trực tuyến/online theo thông báo hướng dẫn của trường/ ĐHBK Hà Nội.

2. 3 chuyên ngành trong lĩnh vực CNTT tại Đại học Kinh tế Quốc dân

Thời gian chương trình đào tạo các ngành CNTT tại NEU là 4 năm, mỗi năm có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ phụ (học kỳ hè).

Khối lượng kiến thức đào tạo là 130 tín chỉ: khối kiến thức giáo dục đại cương là 43 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 87 tín chỉ (trong đó có 18 tín chỉ kiến thức chuyên sâu và 10 tín chỉ chuyên đề thực tập).

Ngành CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Mã ngành: 7480201

Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh; chuyên sâu về Công nghệ thông tin. Đào tạo các kiến thức mới trong công nghệ thông tin, chú trọng đến phát triển kỹ năng trong quản trị và vận hành hệ thống thông tin quản lý; quản lý và phân tích dữ liệu; ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong mọi lĩnh vực đồng thời phát triển năng lực tự nghiên cứu tăng cường kiến thức theo xu hướng thời đại.

Ngành HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

MÃ NGÀNH: 7340405        

Đào tạo những cử nhân ngành Hệ thống thông tin quản lý trình độ đại học, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt, có trách nhiệm với xã hội; nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh; có kiến thức phù hợp về khoa học xã hội; có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu, cập nhật về hệ thống thông tin, đặc biệt là các hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý và quản trị kinh doanh; có khả năng nghiên cứu tự bổ sung kiến thức thích ứng với môi trường làm việc; có kỹ năng ứng xử và giao tiếp tốt.

Cử nhân ngành Hệ thống thông tin quản lý được trang bị kiến thức cơ bản về các hệ thống thông tin ứng dụng trong kinh doanh; các công nghệ ứng dụng trong hệ thống thông tin và các dịch vụ công nghệ liên quan. Nắm vững quy trình phân tích, thiết kế, phát triển, vận hành và quản trị các hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động tác nghiệp, quản lý và điều hành trong các tổ chức; quy trình lập kế hoạch và quản trị các nguồn lực thông tin trong tổ chức. Có kiến thức cập nhật về các công nghệ: phần cứng, phần mềm, quản trị dữ liệu, mạng và truyền thông, bảo mật và an toàn dữ liệu ứng dụng trong hệ thống thông tin.

Ngành KHOA HỌC MÁY TÍNH

Mã ngành: 7480101        

Sinh viên có hiểu biết cơ bản về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh; kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về Khoa học máy tính. Đào tạo tập trung vào nghiên cứu và phát triển về khoa học máy tính; công nghệ phần mềm; hệ thống thông tin nhằm đáp ứng các yêu cầu của các tổ chức và doanh nghiệp. Phát huy năng lực tự nghiên cứu bổ sung kiến thức theo yêu cầu của công việc và học tập nâng cao để trở thành Kỹ thuật máy tính.

3. Mức lương ngành CNTT

Lương dành cho thực tập sinh hay các bạn sinh viên mới ra trường ngành Công nghệ thông tin dao động từ 4 - 6 triệu đồng/tháng. 

Với nhân viên IT đã có kinh nghiệm làm việc từ 2 năm trở lên mức lương là 10 - 25 triệu/tháng tùy theo vị trí công việc và kinh nghiệm cá nhân.

Với các vị trí cao hơn như Manager, Director thường được tính bằng đô la Mỹ (USD) rơi vào khoảng 1400 - 3000 USD/tháng tương đương với 33 - 70 triệu đồng/tháng.

Đây là mức lương đại trà tại các công ty ở Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài có thể sẽ trả mức lương cao hơn nữa cho các ứng viên phù hợp. Ngành Công nghệ thông tin sẽ ngày càng nhận được nhiều sự chú ý hơn nữa trong tương lai và mức lương 120 triệu đồng/tháng là có thể đạt được và thậm chí cao hơn nữa.

4. Điểm chuẩn qua các năm

Dưới đây là điểm chuẩn ngành CNTT tại NEU trong những năm gần đây:

>> Tìm hiểu thêm về các công việc của Ngành Công nghệ thông tin:

Việc làm Chuyên viên công nghệ thông tin

Việc làm Kỹ sư giải pháp công nghệ

5. Học phí 

Sau khi thí sinh trúng tuyển và quyết định theo học tại Đại học Kinh tế Quốc dân, họ sẽ quan tâm đến học phí cho năm học 2023. Theo Đề án tuyển sinh Đại học chính quy năm 2021 của trường, học phí theo ngành học cho khóa 63 (tuyển sinh năm 2021) dao động từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng/năm học. Đối với các chương trình đặc thù, học phí dao động từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng/năm học, và lộ trình tăng học phí không vượt quá 10% hàng năm.

Dựa trên lộ trình tăng học phí hàng năm, dự kiến năm 2023, Đại học Kinh tế Quốc dân dự kiến tiếp tục tăng học phí với mức 7%. Do đó, ước tính học phí cho năm học 2023 sẽ dao động từ 17.173.000 VNĐ đến 22.900.000 VNĐ cho một năm học.

6. Cơ hội việc làm ra trường và vị trí công việc cụ thể đối với mỗi nhóm ngành

Trong thời đại số hóa như ngày nay, nhu cầu nhân lực của ngành CNTT tăng rất cao. Nhiều doanh nghiệp, công ty “khát” nhân tài CNTT sẵn sàng trả mức lương rất “khủng” cho các vị trí IT, thậm chí những sinh viên mới ra trường có năng lực tốt có mức lương 20-30 triệu/tháng là rất phổ biến. Chưa kể, thực tế cho thấy trước khủng hoảng kinh tế hay đại dịch toàn cầu thì ngành CNTT là một trong những ngành chịu ít ảnh hưởng nhất, thậm chí còn phát triển mạnh mẽ hơn. Đây chính là cơ hội rất lớn cho các bạn sinh viên theo học ngành này.

Sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT có cơ hội làm việc:

  • Quản lý dự án CNTT trong các tổ chức, doanh nghiệp.
  • Quản trị và vận hành hệ thống CNTT trong các tổ chức.
  • Phân tích và xử lý dữ liệu tại các doanh nghiệp và tổ chức.
  • Xây dựng và triển khai dự án phần mềm.
  • Chuyên viên công nghệ thông tin
  • Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ áp dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp.
  • Triển khai các hoạt động trong lĩnh vực CNTT, truyền thông và nội dung số.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL) có cơ hội làm việc:

  • Quản trị doanh nghiệp lĩnh vực tin học, HTTTQL
  • Phát triển các HTTTQL
  • Quản trị các nguồn lực thông tin
  • Triển khai, quản lý và vận hành các HTTTQL
  • Quản trị các dự án HTTTQL
  • Phân tích và xử lý thông tin kinh tế
  • Nghiên cứu chuyên sâu về HTTTQL

Sinh viên tốt nghiệp ngành KHMT có cơ hội làm việc:

  • Nghiên cứu chuyên sâu về KHMT.
  • Lập trình, phát triển, gia công các dự án phần mềm.
  • Xây dựng các hệ thống phân tích dữ liệu.
  • Nghiên cứu triển khai các hệ thống thông tin cho các tổ chức và doanh nghiệp.
  • Nghiên cứu chuyển giao công nghệ và vận hành hệ thống phần mềm.
  • Tư vấn giải pháp, thiết kế hệ thống thông tin và hệ thống phần mềm.
  • Giảng viên, cán bộ nghiên cứu tại các trường cao đẳng đại học, viện nghiên cứu.

Với các cơ hội việc làm trên, bạn có thể làm việc tại các đơn vị, tổ chức sau:

  • Các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT, nội dung số và truyền thông số;
  • Các bộ phận chức năng về vận hành hệ thống CNTT trong các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp;
  • Các vị trí nghiên cứu và tổ chức thực hiện các dự án CNTT, dự án phần mềm;
  • Vị trí chuyển giao công nghệ áp dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức;
  • Vị trí phân tích và xử lý dữ liệu tại các tổ chức, doanh nghiệp;
  • Các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo, các Viện, trung tâm nghiên cứu.

>> Tìm hiểu thêm về các công việc của Ngành Công nghệ thông tin:

Việc làm Trưởng phòng công nghệ thông tin

Việc làm Giáo viên công nghệ

7. Có nên học Công nghệ thông tin ở trường Kinh tế? 

Về mặt chuyên môn kỹ thuật, nếu học CNTT ở một trường ko chuyên về kỹ thuật bạn sẽ gặp nhiều e ngại vì có nhiều ý kiến như: 

“Chất lượng đào tạo ko tốt bằng các trường kỹ thuật. Các giảng viên, GS, TS có trình độ cao thường sẽ công tác tại những trường đúng chuyên ngành.”

“Môi trường học tập ko tốt bằng các trường kỹ thuật. Do tại các trường chuyên về kỹ thuật thường có rất nhiều hoạt động thúc đẩy khoa học như các cuộc thi, các buổi tiếp xúc doanh nghiệp, các hội nhóm về kỹ thuật .... Trong khi các trường như kinh tế lại mạnh về các hoạt động khác.”

“Bằng cấp khi ra trường không được đánh giá cao”

Tuy nhiên, vẫn có những cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin đã theo học ở các trường Kinh tế. Thực tế, các trường kinh tế hiện nay đã và đang có nhiều hoạt động mạnh mẽ liên quan tới nhóm ngành Công nghệ thông tin với chất lượng đào tạo cung cấp đầy đủ kiến thức cơ bản và chuyên sâu; các cuộc thi khoa học kỹ thuật ngày càng được chú trọng. Các công ty hiện nay đánh giá và tuyển dụng không chỉ thông qua bằng cấp mà còn quan tâm phần lớn qua năng lực và tố chất. 

Nếu bạn muốn tham gia vào ngành CNTT nhưng không có định hướng đi sâu vào kỹ thuật, thì học ở một trường Kinh tế cũng ko vấn đề gì. Nhiều sinh viên các trường kỹ thuật rất kém về các kỹ năng xã hội. Phải kể đến đó là: Ngoại ngữ, các kỹ năng mềm, giao tiếp, quản lý, kinh tế ... Trong khi đó các trường kinh tế top đầu lại thường khá mạnh về các kỹ năng này.

Nghành CNTT không chỉ có mỗi các lập trình viên mà còn có rất nhiều các vị trí quan trọng khác như: PO - quản lý sản phẩm, PM - quản lý dự án, BA - phân tích nghiệp vụ, thiết kế tính năng, QA - đảm chất lượng, Brse - cầu nối giao tiếp ...Các vị trí này thường không yêu cầu nhiều về kỹ thuật nhưng lại đặc biệt yêu cầu về ngoại ngữ và các kỹ năng mềm. Tất nhiên ko chỉ các vị trí khác mà các lập trình viên nếu giỏi các kỹ năng này cũng thường được trả lương cao hơn rất nhiều.

Khi học ngành Công nghệ thông tin ở trường Kinh tế, bạn sẽ vừa có kiến thức về kinh tế, vừa chuyên ứng dụng CNTT để phục vụ hoạt động và quản lý của các công ty; ko cần đi quá sâu vào khoa học máy tính và các thuật toán như theo học ở các trường chuyên về CNTT. Và điều quan trọng nhất đối với dân CNTT là nỗ lực bản thân và ko ngừng học hỏi cái mới để áp dụng vào công việc.

Đại học Kinh tế Quốc dân hiện là một trong những nơi học tập đáng mơ ước dành cho các bạn sinh viên có đam mê với lĩnh vực Công nghệ thông tin.

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Review các công ty hàng đầu

Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất

Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến

Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!