3 cấp độ của mô hình 7P trong Marketing

Mô hình Marketing 7P này bao gồm 3 cấp độ : cấp độ 1 là “4P” tức 4 yếu tố cơ bản trong quản trị marketing. Đó là nhóm các giải pháp (hay chiến lược) Sản phẩm, từ ý tưởng cho đến sản xuất ra sản phẩm

1. Cấp độ 1 

Product (Sản phẩm)

Chữ P đầu tiên được nhắc đến trong mô hình 7P Marketing đó chính là Product (Sản phẩm). Sản phẩm được xem là yếu tố cốt lõi, có tác động trực tiếp đến quyết định của khách hàng. Chúng được nghiên cứu và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu, mong muốn của nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Nếu như trước đây trong mô hình 4P, sản phẩm chỉ bao gồm các hàng hóa hữu hình thì giờ đây, 7P trong Marketing còn bao gồm cả hàng hóa vô hình (thể hiện dưới dạng dịch vụ).

Dù là sản phẩm hữu hình hay vô hình, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo giải pháp đó có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Để hiểu rõ hơn về bản chất của sản phẩm, bạn cần nắm rõ các cấp độ sản phẩm như sau:

  • Sản phẩm cốt lõi (Core Product): được định nghĩa là lợi ích, giá trị mà sản phẩm/dịch vụ mang lại cho khách hàng. Hoặc cũng có thể nói đó chính là những lợi ích mà khách hàng đang tìm kiếm ở sản phẩm/dịch vụ.
  • Sản phẩm thực tế (Actual Product): là sản phẩm được sản xuất nhằm giải quyết nhu cầu của khách hàng, bao gồm các yếu tố như: chức năng, kiểu dáng, thương hiệu, bao bì,…
  • Sản phẩm tăng cường (Augmented Product): đây là những giá trị bổ sung mà sản phẩm mang lại, chẳng hạn như: dịch vụ bảo hành, sửa chữa, vận chuyển, chăm sóc khách hàng,…

Price (Giá cả)

Giá cả là một trong những yếu tố cơ bản của mô hình 7P Marketing. Khi có bất kỳ sự điều chỉnh về giá nào cũng sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ chiến lược Marketing của doanh nghiệp đó. Đồng thời còn tác động trực tiếp đến nhu cầu của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Để có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường và mang lại doanh thu cho doanh nghiệp, bạn sẽ cần lựa chọn chiến lược định giá phù hợp. Theo đó, bạn sẽ cần trả lời các câu hỏi cụ thể như sau:

  • Chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra để cung cấp sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng là bao nhiêu?
  • Giá trị mà sản phẩm/dịch vụ mang lại cho khách hàng có tương xứng với số tiền khách hàng bỏ ra?
  • Giá hiện tại của doanh nghiệp có theo kịp với các đối thủ cạnh tranh?
  • Việc giảm giá nhẹ có giúp tăng thị phần doanh nghiệp đáng kể không?Tài liệu VietJack

Place (Phân phối)

Place trong mô hình 7P có nghĩa là phân phối – một phần không thể thiếu của Marketing Mix. Yếu tố này liên quan đến việc định vị và phân phối sản phẩm của bạn đến các khách hàng mục tiêu. Cụ thể, nó bao gồm các quyết định về địa điểm bán hàng, phân phối và vận chuyển sản phẩm. Mục tiêu hướng đến là tạo ra trải nghiệm mua sắm thuận tiện và dễ dàng cho khách hàng.

Có hai chiến lược phân phối cơ bản mà bạn nên nắm rõ:

  • Chiến lược phân phối trực tiếp: Đây là hình thức mà doanh nghiệp cung cấp trực tiếp sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng, phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp quy mô nhỏ.
  • Chiến lược phân phối gián tiếp: Với hình thức này, sản phẩm sẽ được gửi qua nhiều kênh trung gian phân phối trước khi đến được tay khách hàng. Các kênh trung gian có thể là các đại lý, nhà bán lẻ, nhà môi giới,… tham gia vào quá trình đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng (end user).

Khác với sản phẩm hữu hình có thể phân phối qua nhiều kênh khác nhau để đến tay người tiêu dùng. Dịch vụ lại được bán trực tiếp từ các nhà cung cấp dịch vụ, không thể dự trữ như sản phẩm mà được tạo ra khi khách hàng có nhu cầu.

Bên cạnh hai chiến lược phân phối chính là trực tiếp và gián tiếp, còn có nhiều hình thức phân phối khác mà bạn có thể áp dụng, bao gồm:

  • Chiến lược phân phối rộng khắp (Intensive Distribution).
  • Chiến lược phân phối độc quyền (Exclusive Distribution).
  • Chiến lược phân phối chọn lọc (Selective Distribution).

Promotion (Xúc tiến)

Chữ P tiếp theo trong 7P Marketing chính là Promotion (Xúc tiến), bao gồm các hoạt động: quảng cáo, quan hệ công chúng (PR), bán hàng cá nhân, khuyến mãi,… Mục tiêu mà chiến lược này hướng đến là tăng nhận thức của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ, từ đó gia tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

Để khách hàng biết đến sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, bạn cần phải xây dựng một chiến lược xúc tiến hỗn hợp hiệu quả. Trong đó, mọi thông điệp cần phải nhất quán để khách hàng dễ dàng nhận biết thương hiệu giữa hàng trăm nghìn đối thủ khác trên thị trường.

Các hình thức xúc tiến hỗn hợp phổ biến hiện nay phải kể đến:

  • Quảng cáo: Đây là hình thức truyền thông yêu cầu doanh nghiệp phải trả phí, chẳng hạn như quảng cáo trên truyền hình, báo chí, đài phát thanh,… Các hình thức này mang đến hiệu quả tiếp thị cao, cho phép doanh nghiệp tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng.
  • Quan hệ công chúng (PR): Bao gồm các hoạt động truyền thông, PR, tổ chức sự kiện, v.v. để tăng cường nhận thức thương hiệu, tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và cộng đồng.
  • Bán hàng cá nhân: Bao gồm các hoạt động trưng bày sản phẩm, tư vấn, đào tạo nhân viên bán hàng,… giúp mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua hàng tốt hơn, đặc biệt trong lĩnh vực B2B.
  • Tiếp thị truyền miệng: Với hình thức này, khách hàng sẽ chính là người chia sẻ thương hiệu của bạn đến mọi người xung quanh nếu chất lượng sản phẩm/dịch vụ thật sự tốt.

2. Cấp độ 2 

People (Con người)

Mở rộng hơn so với Marketing Mix 4P, mô hình 7P được bổ sung thêm 3 yếu tố: People (Con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (Cơ sở vật chất). Trong đó, People là yếu tố quan trọng hàng đầu khi các phương pháp tiếp thị dần hướng đến lấy khách hàng làm trung tâm. Việc nghiên cứu và phân tích kỹ dữ liệu thị trường là rất quan trọng. Điều này đảm bảo thị trường mục tiêu của bạn đang có nhu cầu cho các loại sản phẩm/dịch vụ nhất định hay không.

Yếu tố con người ở đây không chỉ đề cập đến khách hàng mục tiêu mà còn là những người tham gia trực tiếp vào quá trình tiếp thị, bao gồm: các nhà tiếp thị, nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên kỹ thuật, v.v. Khách hàng thường có xu hướng đánh giá một thương hiệu dựa trên những trải nghiệm của họ đối với nhân viên. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần đảm bảo nhân viên của mình có đủ kiến thức và kỹ năng để cung cấp dịch vụ và sản phẩm chất lượng cho khách hàng.

Process (Quy trình)

Process trong mô hình 7P đề cập đến tất cả các quy trình cần thiết để cung cấp sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng. Theo đó, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc xây dựng quy trình hoạt động và quy trình làm việc sao cho hiệu quả và tối ưu. Không chỉ nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động mà còn giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp.

Các quy trình mà doanh nghiệp cần thiết lập có thể bao gồm: quy trình quản lý, quy trình chăm sóc khách hàng, quy trình đặt hàng – thanh toán, quy trình xuất nhập kho, quy trình giao hàng,…

Tài liệu VietJack

3. Cấp độ 3 

Physical Evidence (Cơ sở vật chất)

Chữ P cuối cùng của mô hình 7P trong Marketing là Physical Evidence – dịch tạm là cơ sở vật chất hay bằng chứng hữu hình. Yếu tố này đề cập đến không gian nơi khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Việc đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, chuyên nghiệp mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. Từ đó, bạn có thể tạo nên khác biệt trong mắt khách hàng so với vô số những cái tên khác trên thị trường, gia tăng lợi thế cạnh tranh hiệu quả.

Ví dụ, đối với một nhà hàng ẩm thực, bằng chứng hữu hình có thể là: cách bày trí nội thất, đồng phục nhân viên, thực đơn, phong cách nhà hàng,…

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!