Ngành truyền thông là gì ? Bao gồm chuyên ngành nào ? Tố chất nào phù hợp với người làm truyền thông

Ngành truyền thông rất rộng lớn và là một ngành học đa dạng, có tính ứng dụng thực tế cao. 1900 - tin tức việc làm tổng hợp bài viết về ngành truyền thông giúp bạn nắm vững kiến thức và cung cấp thông tin hữu ích trong công việc.

1. Ngành Truyền thông là gì?

Ngành truyền thông rất rộng lớn và là một ngành học đa dạng, có tính ứng dụng thực tế cao, gồm các cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực: truyền thông báo chí, truyền thông thực hành, phương tiện truyền thông (Media) và nghiên cứu về truyền thông. Ngành truyền thông là một trong những ngành có sức ảnh hưởng vô cùng lớn tới sự phát triển của xã hội hiện nay.

Tài liệu VietJack

2. Những chuyên ngành truyền thông

Truyền thông đa phương tiện (Multimedia Communication)

Nhắc đến Truyền thông, phải nhắc đến Truyền thông đa phương tiện. Tuy chỉ là mảng nhỏ của Truyền thông, nhưng Truyền thông đa phương tiện cũng bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau như Quảng cáo, Truyền thông xã hội, Quảng cáo công nghệ kỹ thuật số và nhiều chuyên ngành khác.

Đặc biệt, trong số các trường có đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện hiện nay, có thể kể đến Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT). Cử nhân ngành Truyền thông đa phương tiện của UMT được kỳ vọng có trình độ chuyên môn cao, năng lực sáng tạo, đạo đức nghề nghiệp, khả năng ứng dụng công nghệ tốt, thấu hiểu trách nhiệm với cộng đồng. Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể đảm nhận vị trí chuyên viên quan hệ công chúng, truyền thông số và sản xuất sản phẩm truyền thông; trưởng nhóm hoạch định, triển khai chiến lược quan hệ công chúng và kế hoạch truyền thông số cũng như các dự án sản xuất sản phẩm truyền thông; giám đốc sáng tạo, giám đốc truyền thông.

Tài liệu VietJack

Truyền thông báo chí

Trong truyền thông, vai trò của báo chí là không thể bàn cãi. Những tin tức nóng hổi chúng ta được tiếp cận hàng ngày nhờ một phần rất lớn của báo chí. Truyền thông báo chí là sự kết tinh của hai lĩnh vực: báo chí và truyền thông. Vì thế, để có thể công tác tốt trong lĩnh vực truyền thông báo chí, bạn phải có tư duy nhạy bén, sắc sảo và linh hoạt, khả năng giao tiếp trôi chảy cũng như khả năng giải quyết tình huống tốt. Đối với mảng Truyền thông báo chí, có rất nhiều vị trí công việc khác nhau như phóng viên, MC, biên tập viên, người dẫn chương trình...

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Risk management là gì ? Những lợi ích và thách thức của quản lý rủi ro

Nghiên cứu truyền thông

Lĩnh vực nào cũng cần đến sự nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể mang lại chất lượng tốt nhất và Truyền thông cũng như vậy. Trong Nghiên cứu truyền thông, chúng ta hướng đến nghiên cứu các xu hướng, hành vi hay thị hiếu đang xuất hiện trong cộng đồng, từ đó xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp nhất.

Tài liệu VietJack

Truyền thông thực hành

Truyền thông thực hành là nhóm ngành chuyên làm việc với những mảng khác như quảng cáo, báo chí, sự kiện. Truyền thông thực hành có thể chia thành 3 nhóm nhỏ như:

  • Public Relations (Quan hệ công chúng)
  • Corporate Communication (Truyền thông doanh nghiệp)
  • Nonprofit Communication (Truyền thông phi lợi nhuận).

Tài liệu VietJack

>> Tìm hiểu thêm về việc làm ngành Truyền thông:

Việc làm nhân viên truyền thông

Việc làm nhân viên truyền thông xã hội

Việc làm nhân viên truyền thông nội bộ 

Việc làm nhân viên truyền thông thương hiệu

3. Sự phát triển của ngành truyền thông

Ngành Truyền thông chứng kiến sự phát triển bùng nổ trong những năm gần đây khi sản xuất hàng hoá và cạnh tranh gia tăng, bất cứ thương hiệu nào cũng cần những chiến dịch truyền thông đặc sắc để kinh doanh hiệu quả.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì truyền thông nằm trong top  những ngành hấp dẫn nhất đối với sinh viên về cả cơ hội việc làm và mức lương, đây được đánh giá là ngành nghề tiềm năng trong tương lai. Vì thế, theo học ngành này, các bạn sinh viên không cần phải lo lắng về việc làm sau khi ra trường nếu như bạn luôn biết cố gắng, học hỏi và hoàn thiện mình mỗi ngày. Hơn thế nữa cơ hội việc làm của ngành truyền thông rất rộng mở. Hiện nay đang có 4 nhóm ngành truyền thông khi ra trường nguồn nhân lực đang cần rất nhiều đó là: truyền thông báo chí, truyền thông thực hành, truyền thông media, nghiên cứu truyền thông.

Để trở thành một nhà truyền thông thì sự đam mê nhiệt huyết năng động và học hỏi không ngừng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Bởi chỉ có đam mê mới giúp con người ta đi đến cái đích của sự thành công.

Bên cạnh đó xã hội ngày càng phát triển và thay đổi, do đó mỗi cá nhân phải biết học hỏi tiếp thu những cái hay cái mới để trau dồi vốn kiến thức của bản thân.

4. Tố chất nào phù hợp với người làm truyền thông

Tố chất hay phẩm chất cần cho nghề này rất đa dạng vì do lĩnh vực và phạm vi hoạt động lớn, tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội.

  • Hiểu rõ đối tượng, khán giả của mình: Một nhà truyền thông tuyệt vời phải biết chính xác ai là khán giả, là đối tượng của mình. Tùy vào đối tượng khán giả mà sử dụng cách nói, ngôn ngữ sao cho phù hợp.
  • Sự nghiêm túc, tập trung: Một người làm truyền thông phải nghiêm túc với những điều mà mình chia sẻ, phải hiểu được công chúng muốn gì? Thông tin, thông điệp truyền tải phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ tiếp nhận.
  • Thu hút sự chú ý: 90% hiệu quả của truyền thông đến từ hoạt động phi ngôn ngữ. Thu hút sự chú ý của khán giả bằng sự hài hước, chia sẻ những câu chuyện của chính bạn và chú trọng vào nội dung chính. Cách để nhận biết khán giả có tập trung nghe bạn nói hay không rất đơn giản: ánh mắt, cái gật đầu đồng tình.
  • Thường xuyên đánh giá bản thân: Đánh giá bản thân mình là quá trình không thể thiếu và rất quan trọng đối với những người làm truyền thông. Xem lại những video, lắng nghe những lời nhận xét hay thậm chí là những lời phê bình mang tính xây dựng. Khắc phục những hạn chế, phát huy những thế mạnh để sinh viên trở thành người làm truyền thông hoàn hảo.
  • Chuẩn bị chu đáo: Một người làm truyền thông tốt là người có thể lôi cuốn, thu hút sự chú ý của khán giả, phải có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, thật cẩn thận và luôn có những phương án dự phòng.
  • Kêu gọi hành động: Đây là việc là không thể thiếu để đánh giá hiệu quả của người làm truyền thông. Một người làm truyền thông tốt phải biết cách khơi gợi cảm hứng, kích thích hành động, hướng khán giả đến điều mình muốn.

Như vậy, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Ngành truyền thông, rất rộng lớn và là một ngành học đa dạng, có tính ứng dụng thực tế cao. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của truyền thông và cũng như nhiều thông tin khác bổ ích.

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Review các công ty hàng đầu

Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất

Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến

Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!