Công việc của Nhân Viên Truyền Thông là gì?

Nhân viên truyền thông (Media in Digital Marketing) là những người thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu hay dịch vụ tại doanh nghiệp. Họ là những người sáng tạo ra kế hoạch sự kiện nhằm thu hút sự quan tâm của mọi người về đối tượng cũng như mục tiêu mà họ đang quảng bá. 

Mô tả công việc của Nhân viên Truyền thông 

Công việc của Nhân viên Truyền thông chiếm một vị trí quan trọng trong bất kỳ công ty nào, tác động nhiều đến ưu thế cạnh tranh của công ty. Với trọng trách hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu cho công ty, một Nhân viên Truyền thông sẽ đảm nhận những công việc chính sau đây.

  • Lập kế hoạch, sáng tạo và xây dựng các nội dung liên quan đến truyền thông cho công ty. Những nội dung này bao gồm các thông cáo báo chí, các bài về diễn thuyết, bài phát biểu trước công chúng, những bản thông báo đến các cán bộ, quản lý và ban lãnh đạo tại công ty.
  • Có trách nhiệm soạn thảo các tài liệu liên quan đến truyền thông, truyền đạt cho mọi người các thông tin về sản phẩm và dịch vụ của công ty. Các thông tin này có thể được lưu hành nội bộ hoặc bên ngoài. 
  • Sản xuất nội dung và đăng tải lên trang fanpage Facebook hoặc các tài khoản mạng xã hội khác của công ty, đồng thời quản lý các nội dung cho website.
  • Truyền thông các thông tin và giá trị văn hóa nội bộ của công ty đến các cán bộ công nhân viên.
  • Phân tích các mục tiêu và đối tượng truyền thông cho công ty
  • Phối hợp với các phòng ban truyền thông/marketing lập kế hoạch, lên ý tưởng để thực hiện chương trình cũng như chiến lược truyền thông.
  • Duy trì, thiết lập các mối quan hệ với báo chí
  • Liên hệ với các đại sứ thương hiệu của công ty để có thể dễ dàng trao đổi công việc và phổ biến các kế hoạch truyền thông đến các đại sứ thương hiệu hay KOL.
  • Đảm nhận việc xử lý các khủng hoảng truyền thông. Phụ trách việc thông báo với các bên liên quan, chuẩn bị sẵn các nội dung để kịp thời trấn an khách hàng hoặc các thông tin đính chính để bảo vệ hình ảnh thương hiệu của công ty.
Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3.7 ★
Khoảng lương năm 104 - 130 M
Cơ hội nghề nghiệp
3.7 ★
Số năm kinh nghiệm 2 - 4 năm

Nhân Viên Truyền Thông có mức lương bao nhiêu?

104 - 130 triệu /năm
Tổng lương
96 - 120 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
8 - 10 triệu
/năm

Lương bổ sung

104 - 130 triệu

/năm
104 M
130 M
65 M 260 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Nhân Viên Truyền Thông

Tìm hiểu cách trở thành Nhân Viên Truyền Thông, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Nhân Viên Truyền Thông
104 - 130 triệu/năm
Nhân Viên Truyền Thông

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
32%
2 - 4
42%
5 - 7
25%
8+
11%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân Viên Truyền Thông?

Yêu cầu tuyển dụng Nhân viên Truyền thông 

Truyền thông là công việc đòi hỏi sự năng động, do bản chất công việc là mang hình ảnh thương hiệu đi quảng bá và mở rộng. Vì thế, nhân viên truyền thông cần đảm bảo trang bị những kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt công việc:

Kỹ năng giao tiếp

Khi đảm nhận vị trí này, nhân viên truyền thông tiếp xúc với rất nhiều người, họ đóng vai trò làm cầu nối của các bộ phận trong doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với đối tác – khách hàng. Do đó, giao tiếp trở thành một kỹ năng quan trọng giúp nhân viên cư xử một cách khéo léo trong mọi tình huống, đồng thời duy trì các mối quan hệ, hỗ trợ công việc được thực hiện tốt và hiệu quả hơn.

Kỹ năng quản lý, tổ chức

Công việc của nhân viên truyền thông thường phải đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, thường xuyên gặp gỡ đối tác hoặc đi công tác, tổ chức và tham dự các sự kiện. Với khối lượng công việc lớn và áp lực đòi hỏi nhân viên phải làm việc một cách thường xuyên. Vì vậy, một nhân viên truyền thông phải biết cách sắp xếp, tổ chức và quản lý công việc sao cho chặt chẽ, khoa học. 

Kỹ năng đàm phán, thuyết trình

Hầu hết các công việc trong ngành truyền thông đòi hỏi phải thường xuyên trao đổi, đàm phán, thương lượng với các bên khác nhau (đối tác, khách hàng,..). Chính vì thế, kỹ năng thuyết trình lưu loát, đàm phán, thuyết phục hiệu quả là một trong những kỹ năng cần có của nhân viên truyền thông.

Kỹ năng phối hợp làm việc nhóm

Các chiến lược về truyền thông luôn phải có sự tham gia của rất nhiều bộ phận. Chính vì thế kỹ năng làm việc nhóm là rất cần thiết để nhân viên có thể kết nối công việc trong tổ chức và phát huy được hết năng lực nhằm đạt được mục tiêu công việc.

Kỹ năng ngoại ngữ

Đối với một nhân viên truyền thông thì khả năng về ngoại ngữ chính là một điểm cộng rất lớn trong thời buổi hội nhập hiện nay. Trong các buổi họp báo, hội thảo nhân viên truyền thông đảm nhận vai trò thuyết trình cho những khách hàng, đối tác và có thể có các đối tác nước ngoài. Chính vì vậy kỹ năng ngoại ngữ tốt có thể giúp nhân viên dễ dàng tiếp cận và mở rộng tệp khách hàng của mình.

Kỹ năng chỉnh sửa hình ảnh và video

Đối với người làm truyền thông thì kỹ năng chỉnh sửa hình ảnh và video là rất cần thiết. Đơn giản là những công việc liên quan đến truyền thông đều hướng đến sự quảng bá là chủ yếu. Chính vì vậy, những người có khả năng chỉnh sửa hình ảnh và video sẽ nhận được rất nhiều lợi thế, tạo được sự chú ý hơn so với những người khác. Ngoài các kiến thức về chỉnh sửa hình ảnh và video thì sử dụng thành thạo các công cụ bổ trợ cũng giúp nhân viên phát triển và làm việc hiệu quả hơn.

Hiểu biết và thành thạo về các nền tảng mạng xã hội

Hiện nay, mạng xã hội đóng vai trò như một kênh truyền thông mang lại hiệu quả cao. Nền tảng mạng xã hội không chỉ tạo kết nối rộng mà còn giúp mọi người tìm kiếm được các thông tin tiếp cận với khách hàng một cách nhanh nhất với tổng chi phí ước tính vô cùng rẻ. Thành thạo mạng xã hội là một tiêu chí được các nhà tuyển dụng đánh giá cao vì kỹ năng này bổ trợ rất nhiều nếu như biết cách tận dụng và khai thác hợp lý. 

Sự năng động, tính sáng tạo

Đối với một nhân viên truyền thông thì kỹ năng này là vô cùng cần thiết. Để tạo ra các chiến lược truyền thông thu hút khách hàng thì các nội dung và ấn phẩm quảng bá phải đòi hỏi khả năng sáng tạo cao.

Năng động và sáng tạo giúp cho thành phẩm đạt chất lượng và thu hút độ nhận diện của công ty. Vì vậy, những người có tính sáng tạo rất phù hợp để theo đuổi ngành nghề này.

Lộ trình thăng tiến của Nhân viên Truyền thông 

Mức lương bình quân của Nhân viên Truyền thông có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Từ 0 - 3 năm đầu tiên: Nhân viên Truyền thông 

Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí Nhân viên Truyền thông. Nhiệm vụ chính của Nhân viên Truyền thông là thực hiện các nhiệm vụ truyền thông cơ bản như viết bài viết, tạo nội dung trên mạng xã hội, quản lý tài liệu truyền thông, tham gia tổ chức sự kiện nhỏ, và hỗ trợ các hoạt động truyền thông tổng thể.

Từ 3 - 5 năm: Chuyên viên Truyền thông cấp cao

Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 3 - 4 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Chuyên viên Truyền thông cấp cao. Bạn sẽ có trách nhiệm cao hơn trong việc quản lý toàn bộ quy trình truyền thông của tổ chức hoặc bộ phận; đặt ra và thực hiện chiến lược truyền thông dài hạn và đảm bảo rằng thông điệp của tổ chức được truyền đạt một cách hiệu quả.

Từ 5 - 7 năm: Trưởng Phòng Truyền thông 

Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Trưởng Phòng Truyền thông, sau khi tích được 5 - 6 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn sẽ lớn hơn đối với việc đảm nhiệm vai trò lãnh đạo chiến lược trong quản lý và phát triển truyền thông. Thường có trách nhiệm quản lý một hoặc nhiều nhóm truyền thông và/hoặc các chương trình truyền thông lớn.

Từ 7 - 9 năm: Giám Đốc Truyền thông

Trong vị trí này, bạn đóng vai trò cấp cao nhất trong bộ phận Truyền thông của công ty. Tiến lên vị trí Giám Đốc Truyền thông đòi hỏi kỹ năng quản lý xuất sắc, khả năng xây dựng chiến lược truyền thông, và có trách nhiệm lãnh đạo toàn bộ bộ phận Truyền thông và đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và thúc đẩy chiến lược truyền thông của toàn tổ chức.

Đánh giá, chia sẻ về Nhân Viên Truyền Thông

Các Nhân Viên Truyền Thông chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Nhân Viên Truyền Thông

Làm thế nào để ứng xử với đồng nghiệp/nhà cung cấp trong những tình huống khác nhau? -> kiểm tra kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn
4.2 ★
GroupM
Nhân Viên Truyền Thông
Q: Làm thế nào để ứng xử với đồng nghiệp/nhà cung cấp trong những tình huống khác nhau? -> kiểm tra kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn
24/10/2023
Bạn nghĩ gì về truyền thông trực tuyến?
4.1 ★
Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit
Nhân Viên Truyền Thông
Q: Bạn nghĩ gì về truyền thông trực tuyến?
08/09/2023
Bạn có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực truyền thông không? Nếu có, hãy chia sẻ một dự án mà bạn đã tham gia và vai trò của bạn trong đó là gì?
1900.com.vn
Nhân Viên Truyền Thông
Q: Bạn có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực truyền thông không? Nếu có, hãy chia sẻ một dự án mà bạn đã tham gia và vai trò của bạn trong đó là gì?
10/11/2023
1 câu trả lời

Duy nhất 1 đoạn nội dung gợi ý trả lời cho câu hỏi phỏng vấn về kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực truyền thông có thể như sau: "Tôi có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực truyền thông, đặc biệt là trong dự án ABC, nơi tôi đảm nhận vai trò XYZ. Trong dự án này, tôi đã có cơ hội áp dụng và phát triển kỹ năng giao tiếp, xây dựng chiến lược truyền thông, và quản lý nội dung. Kết quả cuối cùng là [đưa ra thành tích hoặc hiệu quả đặc biệt]. Điều này cung cấp cho tôi cơ sở vững chắc để đóng góp tích cực vào vị trí Nhân Viên Truyền Thông tại công ty của bạn."

Làm thế nào bạn đánh giá tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược truyền thông trong quảng bá thương hiệu của công ty?
1900.com.vn
Nhân Viên Truyền Thông
Q: Làm thế nào bạn đánh giá tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược truyền thông trong quảng bá thương hiệu của công ty?
10/11/2023
1 câu trả lời

Trong quá trình phỏng vấn vị trí Nhân Viên Truyền Thông, để ghi điểm, bạn có thể nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược truyền thông trong quảng bá thương hiệu của công ty. Bạn có thể đề cập đến việc tạo ra thông điệp nhất quán, tương tác với đối tượng mục tiêu, và sử dụng các kênh truyền thông hiệu quả để tăng cường nhận thức và uy tín thương hiệu. Đồng thời, nhấn mạnh vai trò của truyền thông trong việc xây dựng mối quan hệ tích cực với khách hàng và đối tác, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Câu hỏi thường gặp về Nhân Viên Truyền Thông

Nhân viên truyền thông (Media in Digital Marketing) là những người thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu hay dịch vụ tại doanh nghiệp. Họ là những người sáng tạo ra kế hoạch sự kiện nhằm thu hút sự quan tâm của mọi người về đối tượng cũng như mục tiêu mà họ đang quảng bá. 

Tại Việt Nam mức lương vị trí Nhân viên truyền thông dao động từ 8 - 10 triệu đồng/tháng

Nếu bạn đang nghĩ đến việc trở thành Nhân viên Truyền thông hoặc lên kế hoạch cho bước tiếp theo trong sự nghiệp của mình, hãy tìm thông tin chi tiết về lộ trình sự nghiệp và quỹ lương của Nhân viên Truyền thông.

Một số câu hỏi phỏng vấn công việc Nhân viên Truyền thông phổ biến:

  • Điều gì khiến bạn quyết định theo đuổi nghề chuyên viên truyền thông?
  • Điều gì ở công việc này hấp dẫn bạn?
  • Làm thế nào để bạn luôn cập nhật các thông tin mới?
  • Hãy kể cho chúng tôi nghe về khoảnh khắc bạn gặp khó khăn trong công việc? Bạn đã sử dụng phương pháp nào để giải quyết vấn đề?
  • Bạn sẽ xử lý sự bất mãn của nhân viên như thế nào? 
  • Làm thế nào để bạn chống lại căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày? 
  • Bạn dự định thực hiện những gì để nâng cao danh tiếng cho thương hiệu?
  • Bạn sẽ đối phó như thế nào với khủng hoảng truyền thông?
  • Nếu bất đồng quan điểm với cấp trên khi triển khai chiến dịch Truyền thông, bạn sẽ làm gì?
  • Mô tả cách bạn tiếp cận đối tượng mục tiêu trong chiến dịch truyền thông
  • Cách bạn tạo ra thông điệp truyền thông hiệu quả như thế nào?

Bài viết xem nhiều