Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân Viên Truyền Thông?

Nhân viên truyền thông (Media in Digital Marketing) là những người thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu hay dịch vụ tại doanh nghiệp. Họ là những người sáng tạo ra kế hoạch sự kiện nhằm thu hút sự quan tâm của mọi người về đối tượng cũng như mục tiêu mà họ đang quảng bá. 

Lộ trình thăng tiến của Nhân viên Truyền thông 

Từ 0 - 3 năm đầu tiên: Nhân viên Truyền thông 

Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí Nhân viên Truyền thông. Nhiệm vụ chính của Nhân viên Truyền thông là thực hiện các nhiệm vụ truyền thông cơ bản như viết bài viết, tạo nội dung trên mạng xã hội, quản lý tài liệu truyền thông, tham gia tổ chức sự kiện nhỏ, và hỗ trợ các hoạt động truyền thông tổng thể.

Từ 3 - 5 năm: Chuyên viên Truyền thông cấp cao

Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 3 - 4 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Chuyên viên Truyền thông cấp cao. Bạn sẽ có trách nhiệm cao hơn trong việc quản lý toàn bộ quy trình truyền thông của tổ chức hoặc bộ phận; đặt ra và thực hiện chiến lược truyền thông dài hạn và đảm bảo rằng thông điệp của tổ chức được truyền đạt một cách hiệu quả.

Từ 5 - 7 năm: Trưởng Phòng Truyền thông 

Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Trưởng Phòng Truyền thông, sau khi tích được 5 - 6 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn sẽ lớn hơn đối với việc đảm nhiệm vai trò lãnh đạo chiến lược trong quản lý và phát triển truyền thông. Thường có trách nhiệm quản lý một hoặc nhiều nhóm truyền thông và/hoặc các chương trình truyền thông lớn.

Từ 7 - 9 năm: Giám Đốc Truyền thông

Trong vị trí này, bạn đóng vai trò cấp cao nhất trong bộ phận Truyền thông của công ty. Tiến lên vị trí Giám Đốc Truyền thông đòi hỏi kỹ năng quản lý xuất sắc, khả năng xây dựng chiến lược truyền thông, và có trách nhiệm lãnh đạo toàn bộ bộ phận Truyền thông và đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và thúc đẩy chiến lược truyền thông của toàn tổ chức.

Yêu cầu tuyển dụng Nhân viên Truyền thông 

Truyền thông là công việc đòi hỏi sự năng động, do bản chất công việc là mang hình ảnh thương hiệu đi quảng bá và mở rộng. Vì thế, nhân viên truyền thông cần đảm bảo trang bị những kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt công việc:

Kỹ năng giao tiếp

Khi đảm nhận vị trí này, nhân viên truyền thông tiếp xúc với rất nhiều người, họ đóng vai trò làm cầu nối của các bộ phận trong doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với đối tác – khách hàng. Do đó, giao tiếp trở thành một kỹ năng quan trọng giúp nhân viên cư xử một cách khéo léo trong mọi tình huống, đồng thời duy trì các mối quan hệ, hỗ trợ công việc được thực hiện tốt và hiệu quả hơn.

Kỹ năng quản lý, tổ chức

Công việc của nhân viên truyền thông thường phải đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, thường xuyên gặp gỡ đối tác hoặc đi công tác, tổ chức và tham dự các sự kiện. Với khối lượng công việc lớn và áp lực đòi hỏi nhân viên phải làm việc một cách thường xuyên. Vì vậy, một nhân viên truyền thông phải biết cách sắp xếp, tổ chức và quản lý công việc sao cho chặt chẽ, khoa học. 

Kỹ năng đàm phán, thuyết trình

Hầu hết các công việc trong ngành truyền thông đòi hỏi phải thường xuyên trao đổi, đàm phán, thương lượng với các bên khác nhau (đối tác, khách hàng,..). Chính vì thế, kỹ năng thuyết trình lưu loát, đàm phán, thuyết phục hiệu quả là một trong những kỹ năng cần có của nhân viên truyền thông.

Kỹ năng phối hợp làm việc nhóm

Các chiến lược về truyền thông luôn phải có sự tham gia của rất nhiều bộ phận. Chính vì thế kỹ năng làm việc nhóm là rất cần thiết để nhân viên có thể kết nối công việc trong tổ chức và phát huy được hết năng lực nhằm đạt được mục tiêu công việc.

Kỹ năng ngoại ngữ

Đối với một nhân viên truyền thông thì khả năng về ngoại ngữ chính là một điểm cộng rất lớn trong thời buổi hội nhập hiện nay. Trong các buổi họp báo, hội thảo nhân viên truyền thông đảm nhận vai trò thuyết trình cho những khách hàng, đối tác và có thể có các đối tác nước ngoài. Chính vì vậy kỹ năng ngoại ngữ tốt có thể giúp nhân viên dễ dàng tiếp cận và mở rộng tệp khách hàng của mình.

Kỹ năng chỉnh sửa hình ảnh và video

Đối với người làm truyền thông thì kỹ năng chỉnh sửa hình ảnh và video là rất cần thiết. Đơn giản là những công việc liên quan đến truyền thông đều hướng đến sự quảng bá là chủ yếu. Chính vì vậy, những người có khả năng chỉnh sửa hình ảnh và video sẽ nhận được rất nhiều lợi thế, tạo được sự chú ý hơn so với những người khác. Ngoài các kiến thức về chỉnh sửa hình ảnh và video thì sử dụng thành thạo các công cụ bổ trợ cũng giúp nhân viên phát triển và làm việc hiệu quả hơn.

Hiểu biết và thành thạo về các nền tảng mạng xã hội

Hiện nay, mạng xã hội đóng vai trò như một kênh truyền thông mang lại hiệu quả cao. Nền tảng mạng xã hội không chỉ tạo kết nối rộng mà còn giúp mọi người tìm kiếm được các thông tin tiếp cận với khách hàng một cách nhanh nhất với tổng chi phí ước tính vô cùng rẻ. Thành thạo mạng xã hội là một tiêu chí được các nhà tuyển dụng đánh giá cao vì kỹ năng này bổ trợ rất nhiều nếu như biết cách tận dụng và khai thác hợp lý. 

Sự năng động, tính sáng tạo

Đối với một nhân viên truyền thông thì kỹ năng này là vô cùng cần thiết. Để tạo ra các chiến lược truyền thông thu hút khách hàng thì các nội dung và ấn phẩm quảng bá phải đòi hỏi khả năng sáng tạo cao.

Năng động và sáng tạo giúp cho thành phẩm đạt chất lượng và thu hút độ nhận diện của công ty. Vì vậy, những người có tính sáng tạo rất phù hợp để theo đuổi ngành nghề này.

Học gì để ra làm Nhân viên Truyền thông

Để trở thành thực tập sinh truyền thông, yêu cầu bạn phải có bằng cấp phù hợp, và tốt nhất là tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện. Tuy nhiên, hiện nay các cơ quan, tổ chức cũng có thể chấp nhận chuyên viên truyền thông quan hệ công chúng có bằng cao đẳng trở lên, miễn là chuyên ngành liên quan đến Truyền thông đa phương tiện.

Chương trình đào tạo của các trường đại học và cao đẳng trong ngành Truyền thông đa phương tiện sẽ cung cấp cho bạn kiến thức đầy đủ về chuyên môn, quy trình nghiệp vụ tiêu chuẩn, cũng như cơ hội thực hành và rèn luyện kỹ năng. Điểm đầu vào cho các ngành này thường khá cao, đòi hỏi khả năng tư duy nhanh và ghi nhớ.

Ngoài ra, mỗi cơ quan/ tổ chức cũng có chương trình tuyển dụng và thi riêng để trở thành thực tập sinh truyền thông. Bạn có thể tìm hiểu trên các diễn đàn hoặc nguồn thông tin khác để lắng nghe kinh nghiệm và chuẩn bị tốt hơn cho quá trình xin việc của mình.

Các trường đào tạo ngành Truyền thông tốt nhất Việt Nam hiện nay?

Một số ngôi trường Đại học hàng đầu về đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện trên cả nước là:

Mỗi trường đại học, cao đẳng sẽ có những chương trình đào tạo khác nhau, tùy vào định hướng nghề nghiệp, việc làm sau này mà bạn sẽ lựa chọn cho mình chuyên ngành phù hợp nhất. Tất nhiên, nếu muốn tìm việc làm nhân viên truyền thông thì bạn nên ưu tiên chọn chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện.

Nghề nghiệp liên quan

Dưới đây là những nghề nghiệp liên quan với các kỹ năng của Nhân Viên Truyền Thông. Khám phá một số quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của Nhân Viên Truyền Thông phổ biến nhất, cùng với các kỹ năng tương đương.