50 Câu hỏi trắc nghiệm môn Giao tiếp trong kinh doanh (có đáp án) | Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Câu hỏi trắc nghiệm môn Giao tiếp trong kinh doanh (có đáp án) của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng giúp bạn ôn tập và đạt kết quả cao.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH (CÓ ĐÁP ÁN)

Chương 1: Khái quát chung về  giao tiếp

Câu 1. Hãy cho biết đặc tính nào sau đây là của giao tiếp trong kinh doanh:

a. Hoạt động kinh doanh là một hoạt động giao tiếp hết sức phức tạp

b. Giao tiếp kinh doanh vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật

c. Giao tiếp trong kinh doanh luôn gấp rút về mặt thời gian

d. Tất cả đều đúng

Câu 2. Giao tiếp trong kinh doanh tuân theo mấy nguyên tắc?

a. 5

b. 6

c. 7

d. 8

Câu 3. Trong tâm lý học người ta chia các chức năng của giao tiếp ra thành 2 nhóm, đó là:

a. Chức năng thuần tuý xã hội và chức năng điều khiển

b. Chức năng thuần tuý xã hội và chức năng tâm lý xã hội

c. Chức năng cân bằng cảm xúc và chức năng phối hợp hành động

d. Chức năng tâm lý xã hội và chức năng tạo mối quan hệ

Câu 4. Người ta phân loại giao tiếp dựa vào:

a. 6 tiêu chuẩn

b. 5 tiêu chuẩn

c. 8 tiêu chuẩn

d. 4 tiêu chuẩn

Câu 5. Dựa vào nội dung tâm lý giao tiếp người ta phân ra:

a. Giao tiếp nhằm thông báo những thông tin mới

b. Giao tiếp trực tiếp

c. Giao tiếp nhằm kích thích, động viên hành động

d. cả a và c đều đúng

Câu 6. Dựa vào đối tượng hoạt động giao tiếp, người ta phân ra:

a. Giao tiếp nhân cách

b. Giao tiếp xã hội

c. Giao tiếp nhóm

d. Tất cả đều đúng

Câu 7. ….. là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ xã hội giữa  người với người, hoặc giữa người với các yếu tố xã hội nhằm thoả mãn  những nhu cầu nhất định:

a. Truyền thông

b. Thuyết phục

c. Giao tiếp

d. Thương lượng

Câu 8. Các chức năng thuần tuý xã hội của giao tiếp bao gồm:

a. Chức năng thông tin, tổ chức; Chức năng điều khiển; Chức năng  cân bằng cảm xúc; Chức năng phát triển nhân cách

b. Chức năng tạo mối quan hệ; Chức năng điều khiển; Chức năng  thông tin, tổ chức; Chức năng phối hợp hành động

c. Chức năng phối hợp hành động; Chức năng động viên, kích thích;  Chức năng điều khiển; Chức năng thông tin, tổ chức

d. Chức năng thông tin, tổ chức; Chức năng điều khiển; Chức năng  phối hợp hành động; Chức năng tạo mối quan hệ

Câu 9. Giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp được phân chia dựa vào:

a. Nội dung tâm lý của giao tiếp

b. Tính chất tiếp xúc

c. Hình thức giao tiếp

d. Thái độ và sách lược giao tiếp

Câu 10. Dựa vào hình thức giao tiếp người ta chia thành:

a. Giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức

b. Giao tiếp ở thế mạnh và giao tiếp ở thế yếu

c. Giao tiếp nhóm và giao tiếp xã hội

d. Tất cả đều sai

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
D C B A D A C C B A

Chương 2: Cấu trúc của hoạt động giao tiếp

Câu 1. Trong hoạt động giao tiếp, chúng ta đồng thời tiến hành 3 quá trình,  đó là:

a. Trao đổi thông tin

b. Nhận thức thông tin

c. Tác động qua lại lẫn nhau

d. Tất cả đều đúng

Câu 2. Trong giao tiếp kinh doanh truyền thông được phân tích trên 2 cấp độ  là:

a. Truyền thông qua lại giữa các cá nhân và truyền thông trong tổ chức

b. Truyền thông qua lại giữa các cá nhân và trong một nhóm người

c. a và b đều đúng

d. a và b đều sai

Câu 3. ……… là quá trình chuyển từ ý nghĩ sang lời nói, chữ viết hay các dấu  hiệu, ký hiệu và các phương tiện phi ngôn ngữ khác nhau.

a. Thông điệp

b. Truyền thông

c. Giao tiếp

d. Mã hoá

Câu 4. Quá trình truyền thông trong tổ chức thường bị tác động bởi các yếu tố  nào sau đây?

a. Các định kiến, thành kiến của người nghe

b. Sự quá tải thông tin

c. Sự nhận định vội vã của người nghe

d. Tất cả đều sai

Câu 5. Trong giao tiếp, nét mặt, cử chỉ, nụ cười, ánh mắt là phương tiện giao  tiếp:

a. Ngôn ngữ

b. Phi ngôn ngữ

c. a và b đều đúng

d. a và b đều sai

Câu 6. Thông thường người ta chia không gian giao tiếp thành … vùng xung  quanh mỗi cá nhân

a. 3 vùng

b. 4 vùng

c. 5 vùng

d. 2 vùng

Câu 7. …. Là các yếu tố nằm ở người phát, ở việc truyền đạt hay ở người nhận  mà chúng cản trở tới việc thông tin:

a. Thông điệp

b. Phản hồi

c. Mã hoá

d. Nhiễu

Câu 8. Để hoàn thiện quá trình truyền thông giữa các cá nhân, yêu cầu đối với người phát là:

a. Phải nhằm vào các vấn đề trong mô hình 5W-H

b. Phải tìm hiểu nhu cầu, quyền lợi và trình độ người nhận

c. Phải biết lắng nghe

d. Tất cả đều đúng

Câu 9. Cửa sổ Johari có …..

a. 3 ô

b. 4 ô

c. 5 ô

d. 6 ô

Câu 10. ………là một phương pháp tác động ảnh hưởng có mục đích nhằm  thay đổi các quan điểm, thái độ của người khác, hoặc xây dựng quan điểm mới.

a. Thuyết phục

b. Thương lượng

c. Bắt chước

d. Ám thị trong giao tiếp

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
D A D B B B D D B A

Chương 3: Cơ sở tâm lý – xã hội của hành vi giao tiếp

Câu 1. Nhu cầu cao nhất của thuyết nhu cầu 5 bậc của Maslow

a. Nhu cầu được thể hiện

b. Nhu cầu được tôn trọng

c. Nhu cầu xã hội

d. Nhu cầu an toàn

Câu 2. …….. là sự biểu hiện về mặt cường độ, tốc độ và nhịp của các hoạt  động tâm lý trong những hành vi, cử chỉ, lời nói của con người

a. Vô thức

b. Cơ cế tự vệ

c. Cảm xúc

d. Khí chất (tính khí)

Câu 3. Chuẩn mực là gì?

a. Là những quy tắc sống và ứng xử, quy định cách cư xử của con người  là tốt hay xấu, là thích hợp hay không thích hợp

b. Là nơi mà con người học hỏi được những cách thức, hành vi đầu tiên

c. Là sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lý ổn định của con người,  những đặc điểm này quy định phương thức, hành vi điển hình của con  người đó

d. Là hệ thống quan điểm của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân,  xác định phương châm hành động của người đó

Câu 4. Nhu cầu nào sau đây thuộc Thuyết nhu cầu 5 bậc của Moslow

a. Nhu cầu sinh lý

b. Nhu cầu xã hội

c. Nhu cầu được tôn trọng

d. Tất cả đều đúng

Câu 5. Theo Herzberg con người có mấy nhóm nhu cầu:

a. 2

b. 3

c. 4

d. 5

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5
A D A D A

Chương 4: Các kỹ năng giao tiếp

Câu 1. Lắng nghe thấu cảm cần những kỹ năng nào?

a. Kỹ năng biểu lộ sự quan tâm và kỹ năng gợi mở

b. Kỹ năng gợi mở và Kỹ năng phản ánh

c. Kỹ năng biểu lộ sự quan tâm và Kỹ năng phản ánh

d. Kỹ năng biểu lộ sự quan tâm, kỹ năng gợi mở và Kỹ năng phản ánh

Câu 2. Có mấy cách để mở đầu một cuộc nói chuyện trong giao tiếp?

a. 4

b. 5

c. 6

d. 7

Câu 3. Câu hỏi nào sau đây là câu hỏi có cấu trúc cao?

a. Câu hỏi hẹp

b. Câu hỏi chuyển tiếp

c. Câu hỏi gợi mở

d. Câu hỏi tóm lược ý

ĐÁP ÁN

1 2 3
D C A

Chương 5: Giao tiếp trong môi trường công ty

Câu 1. Trong một buổi họp chủ toạ không nên:

a. Khuyến khích mọi người tham dự cuộc họp phát biểu ý kiến

b. Ngăn chặn những ý kiến có tính chất công kích, phê phán lẫn nhau

c. Hỏi lại để làm sáng rõ các phát biếu, đóng góp ý kiến khi đa số các đại  biểu chưa hiểu ý người đó muốn nói gì

d. Tập trung ghi lại những gì diễn ra, không nên quan sát thái độ, cử chỉ  của mọi người

Câu 2. Khi tuyển nhiều ứng viên vào cùng một chức vụ, người ta thường sử  dụng hình thức phỏng vấn nào?

a. Phỏng vấn theo mô thức

b. Phỏng vấn không chỉ dẫn

c. Phỏng vấn căng thẳng

d. Phỏng vấn nhóm

ĐÁP ÁN

1 2
D A

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh kinh doanh

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe

Việc làm công tác viên kinh doanh

Mức lương thực tập sinh kinh doanh là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!