CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 8: ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI (CÓ ĐÁP ÁN)
Câu 1. Vào cuối thế kỷ XX, xu thế đối ngoại chung của thế giới là gì?
a. Cạnh tranh, xung đột
b. Hòa bình, hợp tác, phát triển
c. Chạy đua phát triển kinh tế
d. Đối đầu, thù địch
Câu 2: Một trong những thách thức Việt Nam gặp phải trong hoạt động đối ngoại thời kỳ đổi mới:
a. Nền kinh tế còn chậm phát triển, thu hập bình quân đầu người chưa cao
b. Nền kinh tế Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt
c. Tệ nạn xã hội ngày càng gia tang
d. Nhiều nước trên thế giới chưa muốn hợp tác với Việt Nam
Câu 3. Trong đối ngoại , hội nhập quốc tế nền kinh tế Việt Nam phải chịu sức ép cạnhtranh gay gắt bởi:
a. Sản phẩm, doanh nghiệp, quốc gia
b. Doanh nghiệp, mặt hàng chủ lực
c. Hàng lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
d. Tất cả đáp án
Câu 4. Trong đối ngoại, hội nhập quốc tế, việc tận dụng tốt cơ hội sẽ tạo ra….?
a. Thế mới
b. Lực mới
c. Thế, lực mới và cơ hội lớn
d. Thế và lực mới
Câu 5. Để tạo môi trường hòa bình cho phát triển kinh tế, Việt Nam cần làm gì?
a. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội
b. Giữ vững và ổn định môi trường thu hút đầu tư nước ngoài
c. Giữ vững và ổn định phát triển văn hóa
d. Tất cả đáp án
Câu 6. Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào?
a. Năm 1994
b. Năm 1995
c. Năm 1996
d. Năm 1997
Câu 7. Để mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Việt Nam cần làm gì?
a. Tăng cường phát triển kinh tế, hạn chế tệ nạn xã hội
b. Coi việc đẩy mạnh quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa là nền tảng của đối ngoại
c. Chủ động tham gia các tổ chức quốc tế, tổ chức đa phương, khu vực và toàn cầu
d. Chỉ tập trung mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước phát triển
Câu 8. Tính đến năm 2016, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với bao nhiêu nước ?
a. 13 nước
b. 14 nước
c. 15 nước
d. 16 nước
Câu 9. Những cơ hội của Việt Nam khi tham gia hội nhập quốc tế:
a. Mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển kinh tế, quân sự, văn hóa
b. Phát triển mạnh về kinh tế, chính trị
c. Mở rộng hợp tác đối ngoại, nhưng không tham gia hợp tác quân sự
d. Bảo vệ được hòa bình, ổn định đất nước
Câu 10. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào thời gian nào?
a. 7/1995
b. 3/1996
c. 11/01/2007
d. 11-/01/2008
Câu 11. Hoa Kỳ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam vào năm nào?
a. Năm 1992
b. Năm 1995
c. Năm 1996
d. Năm 1997
Câu 12. Đại hội lần thứ XII (1/2016) của Đảng dự báo tình hình thế giới trong những năm sắp tới, với xu thế lớn là:
a. Tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, vùng trời, vùng biển
b. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền áp đặt, chủ nghĩa thực dụng phát triển mạnh nhất
c. Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển
d. Các nước đang và kém phát triển có nhiều cơ hội lớn
Câu 13. Tính đến năm 2016, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với bao nhiêu nước?
a. 11 nước
b. 12 nước
c. 13 nước
d. 14 nước
Câu 14. Những cơ hội khách quan và chủ quan trong thực hiện đường lối đối ngoại hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay?
a. Xu thế hòa bình, hợp tác phát triển thế giới và thắng lợi của sự nghiệp đổi mới ở nước ta
b. Xu thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh, tình hình chính trị Việt Nam ổn định
c. Các nước lớn trên thế giới tích cực mở rộng hợp tác với Việt Nam
d. Việt Nam có tiềm năng về kinh tế, nguồn tài nguyên dồi dào và nhân lực trình độ cao
Câu 15. Từ năm 1990, Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được đánh giá là khu vực:
a. Khu vực thường xuyên xảy ra tranh chấp biên giới biển và đất liền
b. Khu vực ổn định về chính trị nhưng còn chậm phát triển kinh tế
c. Khu vực ổn định, có tiềm lực lớn và năng động về phát triển kinh tế
d. Khu vực ít xảy ra tranh chấp, có nền văn hóa đặc sắc và kinh tế năng động
Câu 16. Nguyên tắc đối ngoại của Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám 1945 là:
a. Độc lập, tự chủ, tự cường
b. Đưa nước ta đến độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn
c. Lấy nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương làm nền tảng
d. Mở rộng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại
Câu 17. Phương châm đối ngoại của nước ta sau Cách mạng Tháng Tám 1945 là:
a. Độc lập, tự chủ, tự cường
b. Đưa nước ta đến độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn
c. Lấy Hiến chương Đại Tây Dương làm nền tảng
d. Mở rộng đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ đối ngoại
Câu 18: Mục tiêu đối ngoại của Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám 1945 là:
a. Độc lập, tự chủ, tự cường
b. Đưa nước nhà đến sự độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn
c. Lấy Hiến chương Đại Tây Dương làm nền tảng
d. Mở rộng đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ đối ngoại
Câu 19. Trước đổi mới, từ năm bao nhiêu Đảng đã điều chỉnh một số chủ trương chính sách đối ngoại, trong đó coi quan hệ với Liên Xô là hòn đá tảng?
a. 1975
b. 1978
c. 1976
d. 1986
Câu 20. Thời kỳ trước đổi mới, chính sách đối ngọai Việt Nam xác định quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào-Campuchia có ý nghĩa?
a. Vô cùng quan trọng
b. Như hòn đá tảng
c. Sống còn với vận mệnh của 3 dân tộc
d. Quyết định vận mệnh của Việt Nam
Câu 21. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Nền kinh tế Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trên mấy cấp độ?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 22. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định: Những có hội và thách thức trong hoạt động đối ngoại là?
a. Có mối quan hệ tác động qua lại
b. Có thể chuyển hoá cho nhau
c. Có thể thay thế nhau
d. Có mối quan hệ tác động qua lại có thể chuyển hoá cho nhau
Câu 23. Những chủ trương, chính sách lớn của công tác đối ngoại thời kỳ đổi mới được xác định trong Đại hội lần thứ XII của Đảng là gì?
a. Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế
b. Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, tham mưu về đối ngoại
c. Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước
d. Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, tham mưu về đối ngoại và bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước
Câu 24. Thời kỳ đổi mới, tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong hoạt động đối ngoại là:
a. Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh, đấu tranh để hợp tác, tránh trực diện đối đầu, tránh bị cô lập
b. Nắm vững hai mặt, hợp tác để phát triển, đấu tranh để hợp tác, tránh đối đầu, tránh bị cô lập
c. Nắm vững vừa đấu tranh và vừa hợp tác, hợp tác để phát triển, đấu tranh để hợp tác, tránh đối đầu
d. Nắm vững vừa hợp tác vừa đấu tranh, đấu tranh để hợp tác, tránh bị cô lập
Câu 25. Trong đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới, Đại hội lần thứ XI (1/2011) đã thể hiện bước phát triển mới về tư duy là gì?
a. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
b.Chuyển từ kinh tế quốc tế lên hội nhập quốc tế
c. Chủ động và tích cực giao lưu văn hoá
d. Mở rộng đối ngoại, hợp tác với các quốc gia và vùng lãnh thổ
Câu 26. Năm 1977, khi chính thức gia nhập tổ chức Liên hợp quốc, Việt Nam là thành viên thứ bao nhiêu?
a. 130
b. 149
c. 151
d. 152
Câu 27. Việt Nam chính thức đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN vào ngày tháng năm nào?
a. 01/01/2007
b. 01/01/2008
c. 01/01/2010
d. 01/01/2011
Câu 28. Tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong quan hệ “song phương và đa phương” là:
a. Với tất cả các nước trên thế giới và trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, VH-XH
b. Với tất cả các nước ASEAN và trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, VH-XH
c. Với tất cả các nước XHCN và trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, VH-XH
d. Với tất cả các nước TBCN và trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, VH-XH
Câu 29. Tại Đại hội lần thứ IX (4/2001) của Đảng khẳng định: “Việt Nam sẵn sàng là ......, là..... của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”
a. Đối tác..... bạn
b. Bạn..... đối tác
c.Người bạn..... đối tác
d. Nước đối tác...bạn
Câu 30: Đại hội lần thứ XII (1/2016) của Đảng nhận định: “Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được… Hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn ngày càng…”:
a. Phát triển….giảm
b. Đẩy mạnh….giảm
c. Phát triển…..hạn chế
d. Đẩy mạnh…..tăng
Câu 31. Lợi dụng toàn cầu hóa, các thế lực thù địch đã sử dụng chiêu bài gì để chống phá kinh tế, chính trị Việt Nam?
a. Chiêu bài “lợi ích kinh tế”
b. Chiêu bài phát động biểu tình, chống phá
c. Chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”
d. Chiêu bài nói xấu chế độ
Câu 32. Đại hội lần thứ XI (1/2011) của Đảng xác định nhiệm vụ của công tác đối ngoại là?
a. Giữ vững hòa bình, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước
b. Giữ vững hòa bình, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của các nước ASEAN
c. Giữ vững hòa bình, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của các nước TBCN
d. Giữ vững hòa bình, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nước XHCN
Câu 33. Một trong những tư tưởng chỉ đạo của quan hệ đối ngoại được nêu ra trong Đại hội lần thứ XI (1/2011) là: “Giữ vững độc lập.... ,.... đi đôi với đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại”
a. Dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ
b. Tự lực, tự cường
c. Tự chủ, tự cường
d. Dân chủ, tiến bộ
Câu 34. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay trong giải quyết các tranh chấp trên biển và đất liền là:
a. Bằng thương lượng hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế
b. Bằng vũ lực
c. Bằng vận động, tuyên truyền và thuyết phục
d. Bằng thương lượng hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế; Bằng vận động, tuyên truyền và thuyết phục
Câu 35. Những thách thức của Việt Nam khi tham gia hội nhập quốc tế:
a. Nền kinh tế Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt về sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia
b. Nền kinh tế Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt về hàng hóa cùng loại với các nước trong khu vực
c. Nền kinh tế Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt về hàng hóa cùng loại với các nước trên thế giới
d. Nền kinh tế Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt về hàng hóa cùng loại khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU
Câu 36. Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1975 - 1986 là với nước nào?
a. Với Mỹ
b. Với Ấn Độ
c. Với Liên Xô
d. Với Pháp
Câu 37. Tư tưởng chỉ đạo về hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế thời kỳ đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam có mấy nội dung?
a. 5 nội dung
b. 6 nội dung
c. 7 nội dung
d. 8 nội dung
Câu 38. Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC được xây dựng nhằm giải quyết tranh chấp trên biển giữa:
a. Việt Nam với Trung Quốc
b. Các nước ASEAN với Trung Quốc
c. Các nước ASEAN với nhau
d. Các nước ASEAN với Việt Nam
Câu 39. Đại hội lần thứ IX (4/2001) phát triển phương châm đối ngoại của Đại hội lần thứ VII là: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn\ đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” thành: “Việt Nam sẵn sàng ... của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.
a. Là bạn, là đối tác tin cậy
b. Là bạn và làm bạn
c. Là đồng minh thân thiện
d. Là đối tác hợp tác
Câu 40. Nội dung đường lối đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới gồm:
a. Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo
b. Chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế
c. Kết quả và nguyên nhân
d. Tất cả đáp án
Câu 41. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định quan điểm và hoạch định chủ trương chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới dựa trên.....?
a. Đặc điểm, xu thế quốc tế và yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam
b. Đặc điểm xu thế trong khu vực Châu Á
c. Đặc điểm, xu thế và yêu cầu, nhiệm trong khu vực Đông Nam Á
d. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam
Câu 42. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay trong giải quyết các tranh chấp trên biển và đất liền là:
a. Bằng thương lượng hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế
b. Bằng vũ lực để thể hiện sức mạnh của mình
c. Bằng vận động, tuyên truyền và thuyết phục
d. Bằng thương lượng hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế; Bằng vận động, tuyên truyền và thuyết phục
Câu 43. Trong đường lối đối ngoại, dự báo về tình hình thế giới trong những năm sắp tới, Tại Đại hội lần thứ XII (1/2016), Đảng nhận định vấn đề gì trên thế giới sẽ “thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường”?
a. Kinh tế
b. Chính trị - An ninh
c. Văn hoá
d. Kinh tế - Văn hoá
Câu 44. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI (1/2016) của Đảng đánh giá: “Hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế được....., ........, ...... quốc tế của nước ta được nâng cao”:
a. Phát huy, địa vị, uy tín
b. Phát triển, vị thế, uy tín
c. Mở rộng, địa vị, uy tín
d. Mở rộng, vị thế, uy tín
Câu 45. Trong đường lối đối ngoại hội nhập quốc tế, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: Các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài chống phá chế độ chính trị là:
a. Dân chủ, nhân quyền
b. Kinh tế
c. Văn hoá
d. Dân chủ, nhân quyền; Văn hoá
Câu 46. Qua 30 năm thực hiện đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế, Việt Nam đã có quan hệ chính thức với bao nhiêu nước lớn là Ủy viên Thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc?
a. 2 nước
b. 3 nước
c. 4 nước
d. 5 nước
Câu 47. Trong hoạt động đối ngoại thời kỳ đổi mới, điều gì đã nâng cao thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế?
a. Thắng lợi của sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
b. Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới
c. Thắng lợi của chủ trương đối ngoại mở rộng quan hệ hợp tác
d. Thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thời kỳ quá độ
Câu 48. Thế nào là “Đa phương hóa, đa dạng hóa” trong quan hệ đối ngoại?
a. Mở rộng quan hệ với một số quốc gia trên thế giới cùng chế độ chính trị, quan hệ trên nhiều lĩnh vực
b. Mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước trên thế giới và trên tất cả các lĩnh
c. Mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước khu vực Châu Á, trên tất cả các lĩnh vực
d. Tăng cường hợp tác kinh tế với tất cả các quốc gia trên thế giới với nhiều mặt hàng sản phẩm
Câu 49. Năm 1999, Việt Nam đã ký thỏa thuận với những quốc gia nào trong khung khổ quan hệ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”?
a. Thái Lan
b. Malaixia
c. Philippin
d. Trung Quốc
Câu 50. Tại Đại hội lần thứ mấy, Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra phương châm đối ngoại: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới”?
a. Đại hội VI
b. Đại hội VII
c. Đại hội VIII
d. Đại hội IX
Câu 51. Tổ chức ASEAN hiện có bao nhiêu nước thành viên thường trực?
a. 9
b. 10
c. 11
d. 12
Câu 52. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, mục tiêu đối ngoại của Việt Nam được xác định là gì?
a. Đưa nước nhà đến độc lập hoàn toàn
b. Đưa nước nhà đến độc lập vĩnh viễn
c. Đưa nước nhà đến độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn
d. Xây dựng một đường lối đối ngoại mới phù hợp với tình hình thực tế
Câu 53. Đâu không phải là điều kiện thuận lợi do hội nhập quốc tế tạo ra cho Việt Nam:
a Có điều kiện học hỏi được phương pháp quản lý hiện đại
b Cạnh tranh quyết liệt trên cả 3 cấp độ
c Thu hút được vốn đầu tư nước ngoài
d Có một thị trường rộng lớn để tiêu thụ hàng hóa làm ra
Câu 54. Nội dung nào không phải là bản chất của toàn cầu hóa kinh tế:
a Lôi cuốn các quốc gia phát triển nhất tham gia
b Là một xu thế khách quan, chứa đựng nhiều mâu thuẫn
c Vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh
d. Vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực
Câu 55. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào năm nào?
a. 1945
b. 1975
c. 1976
d. 1977
Câu 56. Qua 30 năm đổi mới, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với…, quan hệ đối tác toàn diện với…?
a. 15 nước…11 nước
b. 30 nước…11 nước
c. 150 nước…110 nước
d. 100 nước…97 nước
Câu 57. Một số nước tư bản bắt đầu mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam vào thời gian nào?
a. 1945
b. 1977
c. 1986
d. 1996
Câu 58: Một trong những nguyên nhân của thành tựu trong công tác đối ngoại thời kỳ đổi mới là:
a. Sự lãnh đạo của Đảng dựa trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
b. Sự đoàn kết, đồng lòng của cả dân tộc Việt Nam thời kỳ đổi mới
c. Sự đoàn kết, gắn bó keo sơn của ba dân tộc Đông Dương
d. Sự cố gắng không ngừng của Bộ Ngoại giao các thời kỳ
Câu 59. Chế độ XHCN ở Liên Xô sụp đổ vào năm nào?
a. 1975
b. 1985
c. 1991
d. 1993
Câu 60. Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra phương châm đối ngoại: “Việt Nam sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế” trong Đại hội nào?
a. Đại hội VI
b. Đại hội VII
c. Đại hội IX
d. Đại hội XII
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
B |
A |
C |
D |
B |
C |
C |
A |
C |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
B |
C |
B |
A |
A |
C |
B |
B |
B |
C |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
B |
D |
D |
A |
B |
B |
C |
A |
B |
D |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
C |
A |
A |
D |
A |
C |
A |
B |
A |
D |
41 |
42 |
43 |
44 |
45 |
46 |
47 |
48 |
49 |
50 |
A |
D |
B |
D |
D |
D |
B |
B |
D |
B |
51 |
52 |
53 |
54 |
55 |
56 |
57 |
58 |
59 |
60 |
B |
D |
A |
A |
C |
A |
B |
A |
C |
C |
Xem thêm:
Câu hỏi trắc nghiệm Chương 1: Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Câu hỏi trắc nghiệm Chương 2: Đường lối đấu tranh giành chính quyền
Câu hỏi trắc nghiệm Chương 3: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược
Câu hỏi trắc nghiệm Chương 4: Đường lối công nghiệp hoá
Câu hỏi trắc nghiệm Chương 5: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Câu hỏi trắc nghiệm Chương 6: Đường lối xây dựng hệ thống chính trị
Câu hỏi trắc nghiệm Chương 7: Đường lối xây dựng, phát triển nền văn hoá và giải quyết các vấn đề xã hội
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh quản lý đào tạo
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm gia sư, trợ giảng Tiếng anh mới nhất
Mức lương của thực tập sinh tâm lý là bao nhiêu?