1. Lên kế hoạch trước
Đừng để đến những tháng cuối cùng trong mấy năm học, bạn mới lập kế hoạch nghề nghiệp. Thay vào đó, hãy bắt đầu suy nghĩ về nghề nghiệp của bạn sớm và hướng tới những nghề phù hợp với ngành học. Thời gian ở trường đại học sẽ bận rộn và trôi qua nhanh chóng, nhưng bạn sẽ có nhiều cơ hội để phát triển các kỹ năng, khám phá con đường sự nghiệp, gặp gỡ cựu sinh viên và người quản lý tuyển dụng. Từ đó, bạn có thể phát triển kế hoạch nghề nghiệp của mình.
Hãy bắt đầu khám phá các lựa chọn nghề nghiệp trong năm thứ nhất. Thật khó để đảm bảo một suất thực tập sớm khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng vẫn có nhiều tổ chức cung cấp những công việc chuyên sâu trong kỳ nghỉ mùa xuân. Bạn cũng có thể tìm thấy kinh nghiệm làm việc trên môi trường ảo.
Khi chuyển sang học đại học, hãy bắt đầu suy nghĩ về những gì bạn muốn từ công việc. Bạn có tìm kiếm một công việc thử thách trí tuệ không? Có muốn tự chủ không? Bạn có khả năng dự đoán không? Những câu hỏi như vậy có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân và phát triển ý thức, định hướng lập kế hoạch nghề nghiệp.
Bạn cũng có thể đăng ký thực tập, tham gia dự án hay đi học trao đổi. Tất cả đều có thể giúp định hình tương lai và giúp CV của bạn đẹp hơn.
Khi bước vào năm cuối, hãy sẵn sàng hành động. Điều quan trọng là phải biết thời điểm xin việc phù hợp để không bị bỏ lỡ. Như ở Vương quốc Anh, các công ty lớn thường tuyển dụng vào kỳ mùa thu, trong khi các tổ chức nhỏ hơn tuyển vào cuối năm. Bạn cũng sẽ thấy nhiều khóa học sau đại học có học bổng hỗ trợ, cũng có thời hạn nộp đơn.
Để chuẩn bị, hãy dành thời gian làm CV, viết thư xin việc và sẵn sàng cho các cuộc phỏng vấn và các sự kiện tuyển chọn khác.
2. Ghi lại những kết quả đạt được
Hãy ghi lại những thành tích bạn đạt được trong suốt thời gian học đại học. Vào cuối mỗi tháng hoặc học kỳ, hãy phản ánh những gì bạn đã học được, những hoạt động đã tham gia và những kỹ năng mà bạn có thể dùng làm "bằng chứng" cho thấy bạn phù hợp với vị trí muốn ứng tuyển.
Điều này có thể bao gồm nội dung học thuật, các kỹ năng công nghệ - kỹ thuật cùng kỹ năng khác như thuyết trình, làm việc nhóm, viết báo cáo. Hãy ghi lại chính xác những gì có thể giúp bạn xác định là bạn giỏi và giúp tìm ra con đường sự nghiệp phù hợp với khả năng.
3. Nghiên cứu các lựa chọn nghề nghiệp
Trường đại học cung cấp nhiều cơ hội học tập và các sự kiện kết nối để giúp bạn khám phá các nghề nghiệp khác nhau. Hãy luôn cập nhật thông qua các bản tin và kiểm tra những hoạt động nào có sẵn cho bạn từ dịch vụ trong trường.
Hầu hết đại học có tổ chức các buổi giới thiệu nhà tuyển dụng, hội chợ việc làm, chương trình tư vấn và các buổi nói chuyện với cựu sinh viên. Bạn cũng có thể tìm kiếm việc làm trực tuyến và nguồn tin tuyển dụng của công ty trên mạng xã hội biết cơ hội việc làm và thực tập.
4. Tham gia nhiều hoạt động ở trường
Bạn nên ưu tiên việc học tập để đạt thành tích tốt nhưng cũng nên nhớ rằng các nhà tuyển dụng tìm kiếm một loạt kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và ngoại khóa bên cạnh bằng cấp.
Vì vậy, bạn hãy tham gia vào các câu lạc bộ và hội nhóm để có cơ hội gặp gỡ những người mới, thử những điều mới và đảm nhận thêm trách nhiệm. Trường đại học cũng sẽ giới thiệu việc thực tập, công việc bán thời gian, dự án thông qua bản tin từ những câu lạc bộ, hội nhóm đó.
5. Thử thách bản thân
Cảm thấy nhớ nhà, muốn trò chuyện với những sinh viên đồng hương là điều tự nhiên nhưng bạn cũng nên cố gắng bắt đầu cuộc trò chuyện với những sinh viên khác. Khi đó, bạn sẽ thấy kỹ năng ngôn ngữ của mình được cải thiện, hiểu rõ hơn về văn hóa địa phương. Bạn cũng có thể có tình bạn lâu dài.
6. Chuẩn bị sẵn CV
Khi nộp đơn xin việc, bạn cần một bản CV và nó phải được điều chỉnh cho phù hợp với vị trí ứng tuyển. Hãy sớm làm quen với phong cách và định dạng CV của từng nơi trong quá trình học tập để sẵn sàng thể hiện bản thân trước nhà tuyển dụng.
Như ở Vương quốc Anh, CV thường phải đảm bảo các quy tắc chính như dài tối đa hai trang, sử dụng định dạng và phông chữ nhất quán, đưa ra những thành tích, các kỹ năng liên quan đến vị trí việc làm. Văn phòng Careers Service (dịch vụ hướng nghiệp) trong trường đại học có nguồn lực để hỗ trợ bạn.
7. Vừa học vừa làm
Một công việc bán thời gian hoặc thực tập có thể giúp bạn phát triển các kỹ năng, xây dựng mối quan hệ, cải thiện ngôn ngữ và kiếm tiền.
Tuy nhiên, trước khi bạn nộp đơn xin việc, bạn phải nắm rõ visa sinh viên cho phép và không cho làm những việc nào. Bạn có thể tìm kiếm tư vấn từ trường để đảm bảo nhận những công việc hợp pháp.
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh tuyển dụng mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm cộng tác viên tuyển dụng mới nhất
Mức lương của thực tập sinh tuyển dụng là bao nhiêu?