Assistant Manager là gì? Mức lương cơ bản của một Trợ lý Giám đốc

Trợ lý Giám đốc vốn được biết đến là một cánh tay đắc lực của sếp và là người cùng Ban lãnh đạo chèo lái con thuyền đưa công ty ngày càng phát triển. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về Assistant Manager nhé!

1. Assistant Manager là gì?

Assistant Manager là vị trí trợ lý giám đốc/ trợ lý điều hành – người có thể thay mặt giám đốc tham gia vào các cuộc họp, gặp gỡ đối tác khi cần thiết. Điều này đòi hỏi vốn kiến thức phong phú, kinh nghiệm chuyên môn và khả năng ứng xử nhạy bén, tài tình. Không chỉ nằm ở kiến thức, những kỹ năng mềm như giao tiếp, đàm phán, thương lượng cũng không thể qua loa. Là một cánh tay phải đắc lực cho giám đốc, mỗi hành động hay ứng xử đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cấp trên của mình.

Vì vậy, dù thu nhập cao và là công việc nhiều người mơ ước, Assistant Manager vẫn là 1 trong những “nghề siêu khó” đối với những người theo con đường Assistant.

Tài liệu VietJack

2. Mức lương cơ bản của Trợ lý Giám đốc

Điều đầu tiên bạn quan tâm trước khi quyết định ứng tuyển vào bất kì công việc nào có lẽ là mức lương. Thu nhập của trợ lý giám đốc sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn cũng như quy mô hoạt động. Công việc này đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn và kỹ năng nên mức lương thường cao hơn các công việc còn lại. Trung bình thu nhập của thư ký, trợ lý giám đốc từ 9-16 triệu đồng. Tiền lương sẽ tăng dần theo số năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí này. Ngoài ra, khi bạn đảm nhiệm giữ vai trò cánh tay đắc lực của sếp thì thu nhập của bạn có thể 45 triệu/tháng hoặc hơn thế. 

Bên cạnh mức lương “khủng" Assistant Manager còn có chế độ đãi ngộ hấp dẫn, có thể kể đến như xét tăng lương định kỳ, các khoản thưởng dự án, thưởng KPI, thưởng Tết, thưởng tháng 13,… đồng thời được đóng bảo hiểm và các phúc lợi đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Assistant Manager Là Gì? Kỹ Năng, Công Việc Của Trợ Lý Giám Đốc

Đọc thêm:  Virtual assistant là gì? Các dịch vụ trợ lý cá nhân trực tuyến hiệu quả

3. Công việc của Trợ lý giám đốc

Trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng, Assistant Manager vẫn có vai trò quan trọng đó là hỗ trợ Manager trong công việc hàng ngày, xử lý các yêu cầu, vướng mắc của khách hàng trong hoạt động, đặc biệt là yêu cầu kiến thức chuyên môn về lĩnh vực chuyên môn của đơn vị kinh doanh. 

  • Sử dụng khả năng quản trị của mình: để giúp hoạt động doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ, dễ dàng hơn, họ thực hiện công tác hỗ trợ Manager trong tổ chức, lập kế hoạch và thực hiện chiến lược hằng ngày.
  • Đánh giá hiệu suất công việc: Quản lý sẽ là người đánh giá hiệu suất làm việc và giám sát nhân viên, xem xét thực hiện hành động thưởng hay phạt như kỷ luật hoặc chấm dứt hợp tác phù hợp, lên kế hoạch tổ chức các chương trình đào tạo, phát triển kỹ năng cho nhân viên, sắp xếp thời gian làm việc và trả lương cho nhân viên.
  • Chăm sóc khách hàng: Thu thập và tiếp thu phản hồi của khách hàng, tham gia hỗ trợ chăm sóc khách hàng, giải quyết các phản hồi, phàn nàn của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ khi cấp dưới không xử lý được để cải thiện chất lượng sản phẩm.
  • Giúp đỡ sếp mọi công việc: Đồng hành cùng cấp trên trong các chuyến công tác để xử lý công việc.Thay mặt giải quyết công việc và quản lý đơn vị khi Manager vắng mặt.

Nhưng tùy vào lĩnh vực chuyên sâu, mà mỗi Assistant Manager phải trang bị và đảm nhiệm thêm các công việc khác nhau, đặc biệt đối với lĩnh vực kinh doanh ẩm thực như nhà hàng, quán Bar,...thì Assistant Manager sẽ thực hiện các công việc như sau: 

  • Nghiên cứu, tìm hiểu các nhà cung cấp thực phẩm và thương lượng giá cả.
  • Tính toán nhu cầu dụng cụ nhà bếp, thiết bị và đặt hàng khi cần thiết.
  • Quản lý hàng tồn kho và hợp đồng, hóa đơn.
  • Giám sát nhà bếp, nhân viên phục vụ và cung cấp hỗ trợ khi cần thiết.
  • Giữ hồ sơ chi tiết về chi phí và doanh thu hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng.
  • Giám sát việc tuân thủ các quy định an toàn và vệ sinh.
  • Thu thập phản hồi khách và đề xuất cải tiến cho thực đơn nhà hàng.

Assistant Manager là gì? Đặc điểm và cơ hội nghề nghiệp của nghề

>> Việc làm trợ lý giám đốc mới nhất 

>> Việc làm trợ lý dự án mới cập nhật 

4. 5 Kỹ năng cần có khi trở thành Assistant Manager  

Bằng cấp cho ngành liên quan

Thông thường, Assistant Manager là người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mà họ đang quản lý từ trước. Cũng như bao công việc khác, đó sẽ là chuỗi ngày đi lên từ những cấp bậc nhỏ nhất và đích đến cuối là Assistant Manager.

Nhờ những kinh nghiệm tích lũy được từ trước, Assistant Manager sẽ dễ dàng hơn trong việc giám sát và định hướng nhân viên làm việc. Hơn cả kinh nghiệm, thứ họ cần cũng là những kiến thức nền tảng, vững chắc và toàn diện của ngành nghề mà họ quản lý. Thông thường các Assistant Manager sẽ có trong tay tấm bằng cử nhân hoặc một số dạng chứng chỉ để tự tin hơn khi làm việc.

Kỹ năng giao tiếp, ứng xử

Vốn dĩ với đặc thù của công việc quản lý và kiểm soát người khác, công việc này đòi hỏi người làm Assistant Manager một tâm lý vững chắc trước những lời chỉ trí, nhận xét, đánh giá và thiếu tôn trọng từ người ngoài. Để làm tốt công việc trợ lý giám bạn cần có khả năng lắng nghe và ăn nói để đáp ứng yêu cầu trong công việc. Trong quá trình làm việc bạn phải lắng nghe mong muốn của khách hàng để hỗ trợ khách hàng tốt nhất. Với nhân viên trong công ty trợ lý giám đốc truyền đạt thông tin của giám đốc, giao trách nhiệm và giải quyết tranh chấp. Một trợ lý giỏi cần có khả năng đọc ngôn ngữ cơ thể, nét mặt của khách hàng để điều chỉnh thông điệp và đưa ra cách giải quyết phù hợp

Khả năng lãnh đạo

Không chỉ dừng lại ở việc thay mặt cấp trên quản lý nhân viên, một Assistant Manager còn phải biết biến hóa thành 1 nhà lãnh đạo của chính mình. Trong những lúc cấp trên vắng mặt, hay những trường hợp quan trọng cần phải giải quyết ngay lập tức, vai trò của 1 nhà lãnh đạo sẽ là rất cần thiết trong thời điểm này.

Chưa dừng lại ở đó, không một ai có thể đảm bảo rằng sẽ không có những vấn đề hay biến cố sẽ xảy ra trong quá trình làm việc. Lúc này, người làm Assistant Manager cần phải nhanh chóng tìm cách giải quyết vấn đề, thương lượng đàm phán để giải quyết tranh chấp, khắc phục sự cố xảy ra.

Đọc thêm: 5 kĩ năng quản trị quan trọng trong doanh nghiệp

Kỹ năng xử lý vấn đề

Kỹ năng lãnh đạo luôn đi kèm với việc giải quyết vấn đề. Một khi vấn đề trong công việc leo thang đến đỉnh điểm, người làm Assistant Manager cần tìm các giải quyết thật thông thái và cẩn trọng. Thông thường trợ lý giám đốc sẽ là người đại diện hoặc thay mặt giám đốc đưa ra quyết định nhỏ và lớn tại nơi làm việc theo dự ủy quyền của lãnh đạo. Để đạt được hiệu quả khi thực hiện các công việc, quyền hạn của trợ lý giám đốc bạn cần phải có suy nghĩ, đánh giá nhanh chóng mọi tình huống và đưa ra các phương án giải quyết có lợi cho cả các bên liên quan.

Điều này đòi hỏi một trình độ phán đoán, phân tích, đánh giá sự việc một cách nhanh chạy, và đưa ra hướng giải quyết thật chính xác, công bằng cho các bên.

Có tinh thần trách nhiệm

Đôi khi mọi việc không được diễn ra theo chiều hướng mong muốn. Điều mà Assistant Manager tiếp tục cần đáp ứng được đấy chính là có trách nhiệm với công việc mình làm. Là bộ mặt của doanh nghiệp, việc chịu trách nhiệm với công việc của mình không chỉ giúp ghi điểm trong mắt mọi người mà còn là yêu cầu tối thiểu cần có của người làm quản lý.

Khi bạn thể hiện trách nhiệm, tổng giám đốc của bạn sẽ tin tưởng vào khả năng tiếp quản của bạn nếu cần. Chịu trách nhiệm cũng giúp cấp trên tin tưởng rằng bạn có thể xử lý những khó khăn bất ngờ có thể xảy ra.

Dù thu nhập cao và là công việc nhiều người mơ ước, Assistant Manager vẫn là 1 trong những “nghề siêu khó” đối với những người theo con đường Assistant. Tronng bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về nghề trợ lý giám đốc, Hy vọng bạn hiểu rõ và áp dụng hiệu quả!

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Review các công ty hàng đầu

Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất

Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến

Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!