1. Bác sĩ chuyên khoa là gì?
Bác sĩ chuyên khoa (BSCK) là bác sĩ đã được đào tạo y khoa nâng cao trong một lĩnh vực cụ thể, đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực y tế. Họ tập trung vào một lĩnh vực y học cụ thể như thần kinh, hệ tiêu hóa, nhi… Các bác sĩ chuyên khoa được đảm bảo nắm vững các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu và có khả năng nghiên cứu, áp dụng những phương pháp điều trị mới trong ngành y vào việc chăm sóc, điều trị bệnh cho bệnh nhân.
Để trở thành bác sĩ chuyên khoa, các bác sĩ đều phải trải qua quá trình đào tạo chuyên sâu để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Cùng với kinh nghiệm, khả năng phản xạ tình huống phức tạp, họ sẽ đưa ra quyết định về phương pháp điều trị cụ thể cho từng ca lâm sàng cụ thể khác nhau. Vai trò của BSCK không chỉ giới hạn ở việc chẩn đoán và điều trị bệnh tật. Họ còn chịu trách nhiệm tư vấn và cung cấp thông tin hữu ích cho bệnh nhân về tình trạng sức khỏe của họ.
2. Mức lương của Bác sĩ chuyên khoa hiện nay
Trình độ đào tạo bác sĩ chuyên khoa căn cứ Thông tư số 03/2022/TT-BYT là tiêu chuẩn của:
- Chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp hạng I: Yêu cầu phải tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 2 hoặc tiến sĩ nhóm ngành y học (trừ y học dự phòng) hoặc ngành Răng - Hàm - Mặt.
- Tiêu chuẩn để thăng hạng từ chức danh bác sĩ hạng III lên bác sĩ chính hạng II: Có thời gian giữ chức danh bác sĩ hạng II từ 06 năm trở lên nếu tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2.
- Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng cao cấp: Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2 hoặc tiến sĩ ngành y học dự phòng.
- Tiêu chuẩn để thăng hạng từ chức danh bác sĩ y học dự phòng hạng III lên bác sĩ y học dự phòng chính hạng II: Có thời gian giữ chức danh bác sĩ y học dự phòng hạng II từ 06 năm trở lên nếu tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2.
Do đó, mức lương tương ứng của bác sĩ chuyên khoa 2 là mức lương được hưởng của chức danh bác sĩ cao cấp và bác sĩ y học dự phòng cao cấp. Hai đối tượng này có hệ số lương từ 6,2 đến 8,0. Tương đương, mức lương của hai đối tượng này như sau:
3. Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì?
Bác sĩ chuyên khoa 1 là những bác sĩ khi chọn thiên về thực hành lâm sàng cần phải học thêm một chuyên khoa phù hợp trong khoảng thời gian 1 năm để trở thành bác sĩ chuyên khoa định hướng (BSCK ĐH). Theo đó, bác sĩ chuyên khoa 1 (Specialist doctor) là người chuyên về một lĩnh vực cụ thể trong ngành Y, có vị trí cao hơn bác sĩ nội trú và chuyên khoa định hướng. Họ thường làm việc tại những phòng khám hoặc bệnh viện tư nhân, cũng như bệnh viện công lập
Theo quy chế đào tạo chuyên khoa cấp 1 thì sau khi trở thành BSCK ĐH, nếu tiếp tục học thêm khoảng 2 năm nữa thì bác sĩ đó sẽ trở thành BSCKI và điều trên sẽ tương tự như bác sĩ đa khoa. Như vậy, đối với vấn đề bác sĩ chuyên khoa học mấy năm và cụ thể là trong trường hợp BSCKI thì thời gian cần phải học tập sau khi tốt nghiệp sẽ là ít nhất thêm 3 năm nữa.
Những điều về BSCK 1
- Trình độ của bác sĩ chuyên khoa 1: BSCKI sẽ có trình độ tương đương với cấp thạc sĩ. Như vậy thạc sĩ và chuyên khoa 1 có thể hiểu đơn giản là cấp ngang nhau.
- BSCKI là người trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực hành lâm sàng chuyên về một lĩnh vực cụ thể trong ngành Y, có vị trí cao hơn bác sĩ nội trú và BACK ĐH. Họ thường làm việc tại các phòng khám, bệnh viện công hoặc bệnh viện tư.
Điều kiện trở thành BSCK 1
- Điều kiện học chuyên khoa 1 về đối tượng: Đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy, công tác tại những cơ sở y tế để thực hành nghề và phải có kinh nghiệm lâm sàng từ 12 tháng trở lên, đây là đào tạo chuyên khoa 1 bắt buộc. Về độ tuổi giới hạn nữ dưới 45 tuổi, còn nam dưới 50 tuổi.
- Quy định học chuyên khoa 1 đối với hình thức đào tạo: Hiện tại có hai hình thức đào tạo BSCKI là hệ tập trung sẽ học trong vòng 2 năm liên tục và hệ đào tạo theo chứng chỉ, tức là học theo từng đợt dựa vào kế hoạch của nhà trường với thời gian 3 năm. Như vậy, thời gian học chuyên khoa 1 sẽ có sự khác nhau nhất định.
Về cơ bản điều kiện học chuyên khoa 1 răng hàm mặt, bác sĩ chuyên khoa 1 y tế công cộng, chuyên khoa 1 da liễu hay điều kiện thi chuyên khoa 1 Y Hà Nội về cơ bản vẫn sẽ dựa trên những yếu tố trên.
Đọc thêm: Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì? Học gì? Ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp ra sao?
4. Bác sĩ chuyên khoa 2 là gì?
Bác sĩ chuyên khoa 2 là những người đang công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở những cơ sở y tế và các cơ sở thực hành lâm sàng. Sau khi trở thành BSCKI, nếu muốn nâng cấp trình độ chuyên môn, các bác sĩ phải học chuyên sâu thêm khoảng 2 năm để trở thành bác sĩ chuyên khoa 2 (BSCKII). Cũng vì vậy, BSCKII thông thường sẽ nắm giữ các vai trò chủ chốt tại các cơ sở y tế.
Hình thức đào tạo là theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Với điều kiện học có độ tuổi là nữ không quá 50 tuổi và nam không quá 55 tuổi.
Những điều về BSCK 2
- Trình độ của bác sĩ chuyên khoa 2: Có thể thấy, để trở thành BSCKII thì cần nhiều thời gian để học tập, nghiên cứu hơn. Do đó, trình độ bác sĩ chuyên khoa 2 tương đương tiến sĩ và cao hơn BSCKI. Như vậy, nếu bạn đang thắc mắc bác sĩ chuyên khoa 2 tương đương tiến sĩ không thì đáp án là CÓ.
- BSCKII có gì đặc biệt: So với BSCKI dù là trình độ chuyên môn hay kinh nghiệm thì BSCKII vẫn được đánh giá cao hơn. Cũng vì vậy, BSCKII thông thường sẽ nắm giữ các vai trò chủ chốt tại các cơ sở y tế.
Điều kiện trở thành BSCK 2
Để được trở thành bác sĩ chuyên khoa 2 thì bác sĩ phải đáp ứng các điều kiện như:
- Đã là bác sĩ chuyên khoa 1 hoặc có bằng thạc sĩ đăng ký vào đúng ngành/chuyên ngành đã được đào tạo ở chuyên khoa 1, thạc sĩ.
- Thâm niên chuyên môn: Phải tốt nghiệp chuyên khoa 1 hoặc phải có thời gian 36 tháng sau khi tốt nghiệp thạc sĩ và có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh (áp dụng với các lĩnh vực yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề).
- Chuyên ngành của bằng tiến sĩ y học, tiến sĩ dược học phù hợp với chuyên ngành của bằng chuyên khoa cấp II muốn chuyển đổi.
- Có công văn cử đi học chuyển đổi của cơ quan quản lý nhân lực.
- Hoàn thành các phần thực hành và thi tốt nghiệp thực hành theo Quy chế đào tạo chuyên khoa cấp II hiện hành của Bộ Y tế. Chương trình các môn học bổ sung và thực hành cho từng chuyên ngành đào tạo do cơ sở đào tạo xây dựng được Bộ Y tế chuẩn y.
5. Bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 khác nhau như thế nào?
Thông qua nội dung dưới đây, bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 khác nhau như sau:
Nội dung
|
Bác sĩ chuyên khoa 1
|
Bác sĩ chuyên khoa 2
|
Trình độ chuyên môn
|
Bác sĩ chuyên khoa 1 (BSCKI): Tương đương trình độ Thạc sĩ Y khoa.
|
Bác sĩ chuyên khoa 2 (BSCKII): Tương đương trình độ Tiến sĩ Y khoa.
|
Thời gian đào tạo
|
Sau khi tốt nghiệp đại học Y Dược và có chứng chỉ hành nghề, bác sĩ cần học thêm 2 năm để lấy bằng chuyên khoa 1.
|
Sau khi có bằng BSCKI hoặc Thạc sĩ Y khoa, bác sĩ cần học thêm 2 năm nữa để lấy bằng chuyên khoa 2.
|
Công việc
|
Chẩn đoán, khám chữa bệnh về một chuyên ngành, bệnh lý cụ thể như: tim mạch, thần kinh, khoa nhi, da liễu.
|
Chẩn đoán, khám chữa bệnh về một chuyên ngành, bệnh lý cụ thể như: tim mạch, thần kinh, khoa nhi, da liễu.
|
Nơi làm việc
|
Thường làm việc tại các phòng khám, bệnh viện công lập hoặc bệnh viện tư nhân.
|
Thường làm việc tại các cơ sở y tế (phòng khám, bệnh viện công lập, bệnh viện tư nhân) và cơ sở thực hành lâm sàn.
|
*Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.
6. Trường đào tạo về bác sĩ chuyên khoa tốt nhất Việt Nam
Hiện tại, trên cả nước đang có rất nhiều trường đào tạo các bác sĩ chuyên khoa. Nhưng để xét về chất lượng đào tạo thì dưới đây vẫn là những cái tên xếp ở TOP đầu.
Đại học Y Hà Nội
Trường Đại học Y Hà Nội nổi tiếng là nơi khai sinh các chuyên ngành y học hiện đại Việt Nam, từ y học lâm sàng đến y học dự phòng, góp phần làm sáng tạo y học Việt trên thế giới. Đội ngũ giáo sư, cán bộ của trường đã góp phần quan trọng xây dựng nền y học Việt Nam, làm nổi bật nền y học của đất nước.
Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Là trường đào tạo các bác sĩ, cán bộ ngành y dược đứng đầu khu vực miền Nam. Ngay từ chất lượng đầu vào của trường cũng thuộc hàng đầu của nước ta. Với 14 ngành chính quy, bao gồm Y khoa, Dược học, Răng hàm mặt, Y học cổ truyền, Y tế công cộng, Y học dự phòng, Điều dưỡng, và nhiều ngành khác, sinh viên sau khi tốt nghiệp đều đạt được mục tiêu đào tạo với kiến thức nền tảng, kỹ năng nghề nghiệp chất lượng.
Học viện Quân Y
Là một trong những ngôi trường trọng điểm quốc gia và trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Ngoài đào tạo về những ngành thuộc lĩnh vực y tế ra, thì trường còn chú trọng đến công tác điều trị bệnh và nghiên cứu chuyên sâu.
Trường Đại học Y Dược Thái Bình
Là ngôi trường được đánh giá là có hệ thống cơ sở vật chất đào tạo tốt, có danh tiếng trong đào tạo BSCKI và BSCKII. Trường hiện đại với nhiều thiết bị hiện đại như Labo y sinh học phân tử, sắc ký lỏng cao áp, hoá phát quang miễn dịch, siêu âm màu, X-quang tăng sáng truyền hình, máy chụp cắt lớp vi tính, máy điện não đồ 64 kênh, nội soi tai mũi họng,
Đại học Y Dược Cần Thơ
Trường có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực y tế với cả trình độ đại học và sau đại học. Bên cạnh đó, nghiên cứu khoa học, ứng dụng thực tiễn, chuyển giao công nghệ với mục đích chăm sóc, bảo vệ và đồng thời nâng cao sức khỏe của người dân tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long cũng như trên cả nước.
Trường đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
Tiền thân là Khoa Y dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập vào năm 2010. Dựa trên cơ sở kế thừa và duy trì những giá trị quý báu của Đại học Đông Dương – tiền thân của Đại học Quốc gia Hà Nội, suốt những năm vừa qua nhà trường đang dần khẳng định được vị thế của mình. Đại học Y Dược ĐHQGHN cam kết đóng góp vào sự phát triển của nền khoa học sức khỏe, nâng cao chất lượng đào tạo y tế ở Việt Nam.
1900 - tin tức việc làm vừa tổng hợp các thông tin hữu ích về khái niệm, chương trình đào tạo và các trường đào tạo Bác sĩ Chuyên khoa 1 và 2. Hi vọng qua bài viết này các bạn hiểu được các thông tin cơ bản về Bác sĩ Chuyên khoa 1 và 2 và có định hướng phù hợp.
Đọc thêm: Review các công ty hàng đầu
Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất
Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến
Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực