BỆNH ÁN GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI
1. Gãy cổ xương đùi là gì?
Gãy cổ xương đùi là tình trạng gãy tại vị trí giữa chỏm xương đùi và khối mấu chuyển. Đây là dạng gãy xương thường gặp, đặc biệt ở người lớn tuổi.
Cổ xương đùi có các đặc điểm về giải phẫu và chức năng khiến cho tình trạng gãy xương nơi đây được xem là nặng, khó điều trị, có thể để lại nhiều di chứng, cụ thể:
- Xương đùi là xương lớn. Cấu trúc xương tại vùng cổ xương đùi có hai hệ thống bè xương, hệ thống bè quạt tại vùng cổ chỏm xương đùi và hệ cung nhọn tại vùng mấu chuyển. Khu vực giữa hai hệ thống bè xương là điểm yếu nhất của cổ xương đùi (tam giác ward). Khu vực này là điểm dễ gãy nhất .
- Hệ thống động mạch nuôi chỏm xương đùi rất nghèo nàn, lại đi cạnh ngang qua cổ xương đùi. Vì thế, khi cổ xương đùi bị gãy, phần lớn những mạch máu nuôi chỏm đều bị tổn thương, từ đó có nguy cơ hoại tử chỏm xương đùi rất cao.
- Cổ xương đùi nằm hoàn toàn bên trong bao khớp. Vì thế, khi gãy xương, máu tụ trong bao khớp làm tăng áp lực lên ổ khớp, tổn thương mạch máu nuôi khớp dẫn tới tình trạng hoại tử chỏm xương đùi.
2. Nguyên nhân
Chấn thương
- Chấn thương trực tiếp: Do người bệnh té đập vùng mông và hông xuống nền cứng, lực truyền qua cổ xương đùi làm gãy. Cơ chế gãy do chấn thương trực tiếp thường ít gặp, chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, người bệnh loãng xương có chất lượng xương yếu.
- Chấn thương gián tiếp: Do lực tác động vào khớp gối hoặc bàn chân ở tư thế đùi khép, tạo nên một lực lớn dồn lên gây gãy cổ xương đùi. Cơ chế gãy do chấn thương gián tiếp thường gặp hơn.
Người lớn tuổi chỉ cần một chấn thương nhẹ cũng có khả năng tiến triển thành tình trạng này. Trong khi đó, những người trẻ tuổi thường gặp ở bệnh cảnh chấn thương nặng, đa chấn thương.
Bệnh lý
- Những bệnh lý làm giảm chất lượng xương có khả năng gây gãy cổ xương đùi như loãng xương, viêm xương, u xương, ung thư di căn xương… Vì thế, khi mắc các bệnh lý này, người bệnh cần chú ý trong sinh hoạt, bổ sung đủ dưỡng chất cho xương, phòng tránh té ngã.
3. Dấu hiệu
- Sau té ngã, người bệnh bị đau tại vùng háng. Cơn đau tăng khi gõ dồn vào gót chân hay ấn vào nếp lằn bẹn hay xoay bàn chân.
- Mất vận động một phần hay toàn phần , không tự nhấc gót chân lên khỏi mặt đất.
- Chân tổn thương bị ngắn hơn chân còn lại và bàn chân xoay ra ngoài.
- Chụp X-quang khung chậu và khớp háng bên tổn thương sẽ thấy hình ảnh tình trạng cổ xương đùi bị gãy.
4. Mẫu bệnh án gãy cổ xương đùi
Bệnh án gãy cổ xương đùi cần đảm bảo những nội dung sau:
I. Phần hành chính
- Họ và tên, tuổi, giới tính, địa chỉ bệnh nhân
II. Phần chuyên môn
- Ngày vào viện, lý do vào viện
- Bệnh sử: Tình trạng lúc nhập viện
- Tiền sử: Bản thân và gia đình
- Khám lâm sàng: Tổng trạng, đầu mặt, cổ, ngực, bụng, tứ chi,..
- Tóm tắt bệnh án
- Chẩn đoán sơ bộ
- Biện luận và cận lâm sàng
- Kết quả
- Điều trị
Xem thêm:
Bệnh án Tăng huyết áp
Bệnh án ngoại khoa thủng dạ dày
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh y khoa
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm gia sư, trợ giảng Tiếng anh mới nhất
Mức lương của thực tập sinh y khoa là bao nhiêu?
Được cập nhật 28/03/2024
193 lượt xem