1. Bước 1: Chuẩn bị kỹ trước khi phỏng vấn
Tìm hiểu về công việc, công ty
Trong buổi phỏng vấn, các Nhà tuyển dụng thường có câu hỏi “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?/ Tại sao bạn ứng tuyển vào công ty XXX?”. Khi được hỏi câu này, nếu bạn không biết trả lời thì sẽ bị điểm trừ rất lớn bởi họ sẽ đánh giá bạn chưa tìm hiểu về công ty, không thực sự nghiêm túc khi ứng tuyển.
Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu thêm về chức năng nhiệm vụ, những thành tựu và sự kiện quan trọng của công ty. Bạn cũng cần đọc các thông tin trên các kênh truyền thông xã hội song song với tìm hiểu thông tin về ngành nghề, sự cạnh tranh và người sẽ phỏng vấn bạn. Bạn càng biết nhiều, bạn càng cảm thấy tự tin.
Tham khảo các câu hỏi, câu trả lời và bài phỏng vấn mẫu
Hãy luyện tập trước các câu trả lời nhưng đừng có vẻ như cố gắng học thuộc. Đừng chỉ ghi nhớ những thông tin trong CV của bạn và gần như đọc hết ra khi được hỏi về bản thân. Sẽ là thông minh nếu bạn chỉ tham khảo những thông tin đó vì có vẻ như là người phỏng vấn đã có một bản thông tin đó trước mặt rồi, chỉ nhắc tới những sự kiện hay những điểm chính khi cần thiết, và đảm bảo bạn luôn thêm những câu chuyện thú vị về những thông tin đã nêu trong CV của bạn.
Thực hành, luyện tập nhuần nhuyễn
Trong buổi phỏng vấn bạn có thể đối mặt với một hoặc nhiều Nhà tuyển dụng gồm: HR, giám đốc, trưởng phòng,… Điều này khiến tâm lý của bạn bị ảnh hưởng rất nhiều, muốn nhanh chóng lấy được sự bình tình và tự tin trong cách trả lời phỏng vấn bạn nên tập luyện và thực hành trước ở nhà. Sự chuẩn bị trước này giúp bạn có thể ứng biết linh hoạt và bình tĩnh trước các tình huống khác nhau có thể xảy ra trong buổi phỏng vấn. Bạn có thể thực hành luyện tập trước gương hoặc nhờ bạn bè giả làm Nhà tuyển dụng.
Chuẩn bị câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Một trong những kinh nghiệm phỏng vấn thành công chính là ứng viên có những câu hỏi chất lượng cho Nhà tuyển dụng. Nó thể hiện sự hiểu biết và quan tâm đến vị trí công việc tại công ty đang ứng tuyển. Qua đó Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao ứng viên và cho bạn điểm cộng tốt hơn những người chỉ biết bị động trả lời các câu hỏi được Nhà tuyển dụng đưa ra.
Trang phục phù hợp
Đầu tóc, trang phục chỉn chu sẽ giúp bạn chiếm được thiện cảm của Nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Quần áo bạn lựa chọn mặc đi phỏng vấn phải trông thật chuyên nghiệp, hãy thoải mái và bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn. Tìm hiểu về văn hóa của công ty và cách mọi người ăn mặc trước khi quyết định mặc gì (có thể mặc vest khi phỏng vấn tại ngân hàng, hay mặc những bộ quần áo đặc biệt khi tới các công ty quảng cáo v.v…). Và hãy nhớ rằng nếu bạn chưa bao giờ mặc vest và muốn mặc tới dự phỏng vấn, hãy luyện tập trước một chút (bạn có thể cảm thấy khó chịu và vì vậy trông bạn cũng sẽ không thoải mái). Đừng quên đánh bóng giày của bạn và đảm bảo rằng không có vết rộp nào trên giầy khi bạn ra khỏi nhà. Sự chuẩn bị trước này giúp bạn tiết kiệm thời gian, đảm bảo đến đúng giờ phỏng vấn và có ngoại hình chỉn chu nhất.
Mang theo tất cả các tài liệu cần thiết
Khi đi phỏng vấn bạn cần mang theo các tài liệu cần thiết để đưa chúng cho Nhà tuyển dụng. Có rất nhiều ứng viên cho rằng, việc này không cần thiết bởi các bạn đã gửi hồ sơ ứng tuyển online đầy đủ trước đó. Sẽ có những đơn vị sẽ in CV của bạn ra, nhưng có những đơn vị sẽ không làm như vậy. Vì thế, tốt nhất các ứng viên nên mang thêm một hồ sơ cứng cho thấy sự cẩn trọng của bạn.
Đến buổi phỏng vấn đúng giờ
Bạn cần đến buổi phỏng vấn đúng giờ như lịch hẹn được thông báo. Các ứng viên nên đến trước 5 – 10 phút để điều chỉnh tâm trạng, quần áo,… Bạn đừng đến muộn vì khi đó sẽ để lại ấn tượng không tốt ngay buổi gặp mặt đầu tiên giữa nhà tuyển dụng và ứng viên.
Đọc thêm: Lựa chọn kiểu và cấu trúc phỏng vấn là gì? Chi tiết quy trình 6 bước phỏng vấn
2. Kinh nghiệm tham gia phỏng vấn thành công
Nụ cười – vũ khí quan trọng
Nụ cười sẽ giúp bạn tạo thiện cảm tốt với Nhà tuyển dụng. Không những vậy, trong một buổi phỏng vấn căng thẳng, nụ cười còn cho Nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đang rất thoải mái và tự tin vào năng lực của mình. Tuy nhiên, bạn đừng cười suốt buổi phỏng vấn vì trông nó có phần khá “giả tạo”.
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh tuyển dụng mới nhất
Thái độ chuyên nghiệp, tự tin
Bạn nên trả lời các câu hỏi phỏng vấn bằng giọng dõng dạc để thể hiện sự tự tin và chuyên nghiệp của bản thân. Bạn nên dùng âm lượng vừa đủ nghe, không quá to, cũng không quá nhỏ. Đồng thời bạn cần nhìn thẳng vào Nhà tuyển dụng. Trong trường hợp bạn mất bình tĩnh, hãy hít thật sâu để lấy lại phong độ cho bản thân nhé!
Sử dụng ngôn ngữ hình thể
Nhà tuyển dụng thường “đọc vị” ứng viên thông qua cử chỉ và hành động mà bạn thực hiện trong buổi phỏng vấn. Nếu bạn muốn được HR đánh giá cao, hãy tận dụng ngôn ngữ hình thể hợp lý khi trả lời câu hỏi. Dưới đây là một vài thông tin mà bạn cần biết:
- Đầu hơi nghiêng thể hiện sự quan tâm.
- Nhìn vào mắt đối phương khi nói chuyện thể hiện sự tự tin.
- Khoanh tay là dấu hiệu của việc không thoải mái và phòng thủ.
- Ngồi thẳng, vai mở cho thấy bạn đang thoải mái.
- Người nghiêng nhẹ về phía trước cho thấy hứng thú với nội dung cuộc phỏng vấn.
- Liên tục vuốt tóc, nghịch nút áo, chạm tay vào mũi, miệng,… là dấu hiệu của sự thiếu trung thực.
- Khi nói, bàn tay hướng lên trên cho thấy những điều bạn nói là trung thực, đáng tin cậy.
- Đan 2 tay vào nhau là dấu hiệu của sự tự an ủi và thiếu tự tin.
- Nụ cười chân thật cho thấy bạn là người dễ gần, dễ hợp tác.
- Nhíu mày cho thấy sự khó chịu.
Bằng cách ghi nhớ những điều này, bạn sẽ học được cách kiểm soát các bộ phận trên cơ thể và hành vi để chúng hoạt động theo cách có lợi cho bạn.
Đọc thêm: 10 Kỹ năng "ghi điểm" khi phỏng vấn xin việc
Trung thực để được đánh giá cao
Thành tích, kỹ năng, điểm mạnh là những yếu tố giúp bạn tỏa sáng và cũng là kinh nghiệm đi phỏng vấn mà bạn cần nắm. Tuy nhiên, đừng nói dối về những gì bạn có. Nhà tuyển dụng là “chuyên gia” trong việc đánh giá năng lực, tính cách của một người, vì vậy, nếu bạn không trung thực, họ có thể phát hiện ra điều đó chỉ sau một vài câu hỏi. Ngay cả khi bạn đã vượt qua vòng phỏng vấn, năng lực của bạn cũng sẽ được bộc lộ trong thời gian thử việc. Và bạn có thể “bị” cho nghỉ. Khi đó, cả bạn và công ty đều mất nhiều hơn được: tốn thời gian, có cảm nhận không tốt về nhau,…
Luôn tràn đầy năng lượng
Nội dung câu trả lời quan trọng, nhưng chưa đủ tác động 100% đến Nhà tuyển dụng. Bạn cần nên sử dụng ngữ điệu nhấn nhá, dùng câu từ mang đến nguồn năng lượng tích cực. Điều đó giúp bạn được chú ý hơn. Nếu bạn là người nói khá nhỏ trong ngày thường, vậy hãy luyện tập để nói to hơn khi tham gia phỏng vấn trực tiếp nhé!
Bộc lộ ưu điểm khéo léo
Một trong những kinh nghiệm phỏng vấn giúp ứng viên được đánh giá cao là bộc lộ ưu điểm một cách khéo léo. Khi bạn là ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy thể hiện những điểm mạnh của bản thân phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Chẳng hạn như: thành tích học tập tốt, kỹ năng giao tiếp linh hoạt, biết cách xử lý tình huống nhanh,…
Đừng nói “không”, hãy nói “chưa”
Đây là một trong những kỹ năng quan trọng mà các bạn cần lưu ý khi tham gia phỏng vấn. Nếu được hỏi một vấn đề mà bạn không biết, đừng trả lời là “tôi không biết” mà hãy nói là “vấn đề này tôi chưa tìm hiểu”, “tôi sẽ nghiên cứu thêm”. Kiểu trả lời khéo léo này sẽ mang đến cho Nhà tuyển dụng cảm giác bạn là người chủ động và sẵn sàng học hỏi các kiến thức mới.
Không nói xấu công ty cũ
Nhà tuyển dụng luôn đặt cho ứng viên câu hỏi “tại sao bạn nghỉ việc tại công ty cũ?”. Dù bạn nghỉ việc vì lý do nào đi nữa, tuyệt đối không nói xấu công ty bạn từng làm trong buổi phỏng vấn. Thay vào đó bạn có thể trả lời những lý do khách quan như: “tôi mong muốn được phát triển nhiều hơn” hay “tôi muốn phát triển trong một môi trường năng động”.
Tạo ấn tượng với kỹ năng đặt câu hỏi
Như đã chia sẻ, bạn nên chuẩn bị các câu hỏi cho Nhà tuyển dụng. Tuy nhiên bạn cần có kỹ năng để đặt câu hỏi đúng thời điểm và thể hiện sự tôn trọng. Bạn nên đặt câu hỏi vào cuối buổi phỏng vấn khi được Nhà tuyển dụng hỏi “bạn có gì thắc mắc không?”. Lúc này bạn có thể đặt câu hỏi về các vấn đề liên quan đến công việc, môi trường làm việc.
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm cộng tác viên tuyển dụng mới nhất
3. Chuyên nghiệp sau buổi phỏng vấn
Khi bạn tham gia buổi phỏng vấn đúng giờ; ăn mặc gọn gàng, lịch sự; trả lời câu hỏi đúng trọng tâm; thể hiện được năng lực của bản thân;… Nhà tuyển dụng đã có ấn tượng tích cực với bạn. Nhưng bạn vẫn có thể ghi thêm điểm bằng cách:
- Gửi email cảm ơn: Sau buổi phỏng vấn, bạn nên gửi email cho Nhà tuyển dụng. Trong email, bạn có thể chia sẻ cảm nhận về những nội dung bạn và Nhà tuyển dụng đã trao đổi; đồng thời nói lời cảm ơn HR và thể hiện sự hào hứng của bạn với công việc. Bằng cách này, bạn sẽ được đánh giá là một ứng viên chuyên nghiệp, thái độ tốt.
- Trả lời email đúng hẹn: Nếu bạn nhận được email sau buổi phỏng vấn, hãy trả lời lại họ một cách lịch sự và đúng hẹn. Đây là một trong những kinh nghiệm đi phỏng vấn mà bạn cần nắm
Như vậy 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về chức năng của phỏng vấn xin việc. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của phỏng vấn xin việc và thực hành hiệu quả.
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn:
Review các công ty hàng đầu
Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất