Câu hỏi trắc nghiệm: HÌNH THỨC CHÍNH THỂ | Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kinh tế - Luật

Trọn bộ câu hỏi ôn tập dưới dạng trắc nghiệm ôn tập chương 5: HÌNH THỨC CHÍNH THỂ có đáp án học phần Lý luận nhà nước và pháp luật. Giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao cuối học phần.

CHƯƠNG 5: HÌNH THỨC CHÍNH THỂ (CÓ ĐÁP ÁN)

Câu 1. Nội dung nào KHÔNG đúng với việc hình thành nguyên thủ quốc gia:

a. Do nhân dân bầu ra.

b. Cha truyền con nối

c. Được bổ nhiệm.

d. Do quốc hội bầu ra.

Câu 2. Lựa chọn nhận định đúng nhất.

a. Cơ quan dân bầu là cơ quan đại diện và do vậy có quyền lập pháp.

b. Cơ quan đại diện là cơ quan dân bầu do vậy có quyền lập pháp.

c. Cơ quan đại diện là cơ quan không do dân bầu do vậy có quyền lập pháp.

d. Cơ quan dân bầu không là cơ quan đại diện do vậy không có quyền lập pháp.

Câu 3. Nguyên tắc tập quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm:

a. Ngăn ngừa và hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước.

b. Tạo sự thống nhất, tập trung và nâng cao hiệu quả quản lý.

c. Thực hiện quyền lực của nhân dân một cách dân chủ.

d. Đảm bảo quyền lực của nhân dân được tập trung.

Câu 4. Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm:

a. Hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước.

b. Hạn chế sự phân tán quyền lực nhà nước.

c. Tạo sự phân chia hợp lý quyền lực nhà nước.

d. Thực hiện quyền lực nhà nước một cách dân chủ.

Câu 5. Nội dung nào sau đây KHÔNG phù hợp với nguyên tắc phân quyền trong chế độ cộng hòa tổng  thống.

a. Hành pháp chịu trách nhiệm trước lập pháp.

b. Ba hệ thống cơ quan nhà nước được hình thành bằng ba con đường khác nhau.

c. Ba hệ thống cơ quan nhà nước kìm chế, đối trọng lẫn nhau.

d. Người đứng đầu hành pháp đồng thời là nguyên thủ quốc gia.

Câu 6. Nội dung nào sau đây KHÔNG phù hợp với chế độ đại nghị.

a. Nghị viện có thể giải tán Chính phủ.

b. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện.

c. Là nghị sỹ vẫn có thể làm bộ trưởng.

d. Người đứng đầu Chính phủ do dân bầu trực tiếp.

Câu 7. Nội dung nào sau đây phù hợp với chế độ cộng hòa lưỡng tính.

a. Tổng thống do dân bầu và có thể giải tán Nghị viện.

b. Nguyên thủ quốc gia không thể giải tán Nghị viện.

c. Tổng thống không đứng đầu hành pháp.

d. Nguyên thủ quốc gia do Quốc hội bầu và không thể giải tán Chính phủ.

Câu 8. Trình tự nào sau đây phù hợp với chính thể cộng hòa tổng thống.

a. Dân bầu Nguyên thủ quốc gia.

b. Quốc hội bầu nguyên thủ quốc gia.

c. Cha truyền con nối vị trí nguyên thủ quốc gia.

d. Nguyên thủ quốc gia thành lập kết hợp giữa bầu và bổ nhiệm.

Câu 9. Tính chất mối quan hệ nào sau đây phù hợp với nguyên tắc phân quyền (tam quyền phân lập).

a. Độc lập và chế ước giữa các cơ quan nhà nước.

b. Giám sát và chịu trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước.

c. Đồng thuận và thống nhất giữa các cơ quan nhà nước.

d. Các cơ quan phụ thuộc lẫn nhau trong tổ chức và hoạt động.

Câu 10. Nguyên tắc phân quyền KHÔNG là:

a. Ba cơ quan được thành lập bằng ba con đường khác nhau.

b. Các cơ quan được trao ba loại quyền khác nhau.

c. Các cơ quan nhà nước có thể giải tán lẫn nhau.

d. Cơ quan Tư pháp độc lập.

Câu 11. Nguyên tắc tập quyền được hiểu là:

a. Tất cả quyền lực tập trung vào một cơ quan.

b. Quyền lực tập trung vào cơ quan nhà nước ở trung ương.

c. Quyền lực nhà nước không phân công, phân chia.

d. Quyền lực nhà nước tập trung vào cơ quan đại diện của nhân dân.

Câu 12. Nội dung nào KHÔNG phù hợp với hình thức cấu trúc của nhà nước:

a. Trong một quốc gia có những nhà nước nhỏ có chủ quyền hạn chế.

b. Các đơn vị hành chính, không có chủ quyền trong một quốc gia thống nhất.

c. Các quốc gia có chủ quyền liên kết rất chặt chẽ với nhau về kinh tế.

d. Đơn vị hành chính tự chủ nhưng không có chủ quyền.

Câu 13. Chế độ liên bang là:

a. Sự thể hiện nguyên tắc phân quyền.

b. Thể hiện nguyên tắc tập quyền.

c. Thể hiện nguyên tắc tập trung quyền lực.

d. Thể hiện sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan nhà nước.

Câu 14. Cách thức thành lập các cơ quan nhà nước KHÔNG được thực hiện trong chế độ quân chủ đại diện.

a. Bổ nhiệm các Bộ trưởng.

b. Bầu cử Tổng thống.

c. Bầu cử Nghị viện.

d. Cha truyền, con nối.

Câu 15. Chế độ chính trị dân chủ KHÔNG tồn tại trong:

a. Nhà nước quân chủ.

b. Nhà nước theo hình thức cộng hòa tổng thống.

c. Nhà nước theo mô hình cộng hoà đại nghị.

d. Nhà nước chuyên chế.

Câu 16. Dân chủ trong một nhà nước là:

a. Nhân dân tham gia vào việc tổ chức bộ máy nhà nước.

b. Nhân dân tham gia vào quá trình vận hành bộ máy nhà nước.

c. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do dân và vì dân.

d. Nhân dân được bầu cử trực tiếp.

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8
C C B A A D A A
9 10 11 12 13 14 15 16
A C D C A B D C

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các chương khác

Câu hỏi trắc nghiệm Chương 1: Nguồn gốc của nhà nước

Câu hỏi trắc nghiệm Chương 2: Bản chất của nhà nước

Câu hỏi trắc nghiệm Chương 3: Chức năng của nhà nước

Câu hỏi trắc nghiệm Chương 4: Bộ máy nhà nước

Câu hỏi trắc nghiệm Chương 6: Kiểu nhà nước

Câu hỏi trắc nghiệm Chương 7: Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh kinh doanh mới nhất 

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm cộng tác viên kinh doanh mới nhất

Mức lương cộng tác viên kinh doanh là bao nhiêu

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!