Chương 4: Quan hệ pháp luật
Câu 1. Những quan hệ nảy sinh trong đời sống xã hội, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh trong đó các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định, các quan hệ này là?
A. Quan hệ pháp luật
B. Quan hệ xã hội
C. Vi phạm pháp luật
D. Quan hệ kinh tế
Câu 2. Quan hệ pháp luật là?
A. Quan hệ nảy sinh trong xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh
B. Quan hệ xã hội
C. Những quan hệ phát sinh khi có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra
D. Quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ gia đình
Câu 3. Quan hệ pháp luật là hình thức đặc biệt của?
A. Quan hệ lao động
B. Quan hệ xã hội
C. Quy phạm pháp luật
D. Quan hệ chính trị
Câu 4. Quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật có điểm giống nhau là?
A. Đều là những quan hệ được pháp luật điều chỉnh
B. Đều là những quan hệ nảy sinh trong đời sống xã hội
C. Đều là những quan hệ nảy sinh trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 5. Để quan hệ xã hội trở thành quan hệ pháp luật cần phải có?
A. Quy phạm pháp luật và sự kiện pháp lý
B. Quyền và nghĩa vụ quy định trong quy phạm pháp luật
C. Chủ thể và khách thể quan hệ pháp luật
D. Sự điều chỉnh của pháp luật
Câu 6. Quan hệ nào sau đây là quan hệ pháp luật?
A. Quan hệ tình yêu nam nữ
B. Quan hệ vợ chồng
C. Quan hệ bạn bè
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 7. Đặc điểm của quan hệ pháp luật là?
A. Các quan hệ trong cuộc sống
B. Quan hệ mang tính ý chí
C. Các quan hệ trong sản xuất và kinh doanh
D. Quan hệ do Nhà nước quy định
Câu 8. Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí, ý chí đó là của?
A. Nhà nước
B. Nhà nước và các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật
C. Cá nhân và tổ chức
D. Các đáp án đều sai
Câu 9. Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi?
A. Nhà nước
B. Pháp luật
C. Quy tắc tôn giáo
D. Nghị quyết của Đảng
Câu 10. Quy phạm pháp luật chỉ có thể làm nảy sinh quan hệ pháp luật giữa các chủ thể khi gắn liền với?
A. Nhà nước
B. Sự kiện pháp lý
C. Nghĩa vụ pháp lý
D. Bao gồm các đáp án
Câu 11. Quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi, chấm dứt dưới tác động của?
A. Quy phạm pháp luật
B. Năng lực chủ thể
C. Sự kiện pháp lý
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 12. Nội dung của quan hệ pháp luật được thể hiện?
A. Chủ thể tham gia thực hiện quyền theo quy định của pháp luật
B. Chủ thể tham gia là các cá nhân hoặc tổ chức có đủ tư cách pháp lý
C. Chủ thể tham gia có những quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định
D. Chủ thể tham gia phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
Câu 13. Một cá nhân trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật cần phải?
A. Thực hiện nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quy định
B. Không mắc bệnh tâm thần
C. Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 14. Cấu trúc pháp lý của một quan hệ pháp luật gồm các yếu tố cơ bản như sau?
A. Quyền và nghĩa vụ của các bên
B. Chủ thể, khách thể và nội dung
C. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi
D. Bao gồm cả a, b, c
Câu 15. Chủ thể của quan hệ pháp luật là?
A. Nhà nước, tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội
B. Những tổ chức có tiềm lực kinh tế
C. Cá nhân hay tổ chức có năng lực chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật
D. Những cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên và có trí óc bình thường
Câu 16. Năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện từ khi?
A. Cá nhân đủ 18 tuổi
B. Cá nhân sinh ra
C. Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật
D. Cá nhân có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình
Câu 17. Khi nghiên cứu về năng lực chủ thể quan hệ pháp luật, thì khẳng định nào sau đây là sai?
A. Năng lực pháp luật là tiền đề cho năng lực hành vi
B. Năng lực pháp luật là khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước quy định cho các tổ chức, cá nhân nhất định
C. Năng lực pháp luật của người thành niên thì rộng hơn người chưa thành niên
D. Năng lực pháp luật của cá nhân chỉ được quy định trong các văn bản luật
Câu 18. Khi nghiên cứu về năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật, thì khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Cá nhân có năng lực pháp luật thì cũng có năng lực hành vi
B. Cá nhân có năng lực hành vi thì cũng có năng lực pháp luật
C. Cá nhân không có năng lực hành vi thì cũng không có năng lực pháp luật
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 19. Năng lực hành vi của cá nhân chỉ xuất hiện khi?
A. Cá nhân đủ 18 tuổi, không mắc bệnh tâm thần
B. Cá nhân đủ 16 tuổi, có trí óc bình thường
C. Cá nhân đã đến độ tuổi nhất định và có những điều kiện nhất định
D. Được Nhà nước quy định
Câu 20. Một tổ chức có tư cách pháp nhân khi có điều kiện?
A. Được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
B. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác
C. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 21. Khi nghiên cứu về chủ thể quan hệ pháp luật thì khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Tất cả mọi cá nhân đều có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật
B. Tất cả mọi tổ chức đều có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật
C. Tất cả mọi cá nhân và tổ chức có đủ những điều kiện do pháp luật quy định đều có thể tr thành chủ thể của quan hệ pháp luật
D. Tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân trong xã hội đều có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật
Câu 22. Khi nghiên cứu về quyền chủ thể trong quan hệ pháp luật, thì khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Khả năng được lựa chọn những xử sự theo ý muốn chủ quan của mình
B. Khả năng yêu cầu các chủ thể khác thực hiện nghĩa vụ để bảo đảm việc thực hiện quyền của mình
C. Khả năng yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền của mình khi bị phía chủ thể bên kia vi phạm
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 23. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể gồm có?
A. Chủ thể phải tiến hành một số hành vi nhất định do pháp luật quy định
B. Chủ thể phải tự kiềm chế, không được thực hiện một số hành vi nhất định
C. Chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện theo cách xử sự bắt buộc mà pháp luật đã quy định
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 24. Khách thể của quan hệ pháp luật là?
A. Các lợi ích vật chất hoặc tinh thần
B. Các quy định của cơ quan Nhà nước
C. Lợi ích vật chất mà các chủ thể của quan hệ đó hướng tới khi tham gia quan hệ
D. Yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
Câu 25. Sự kiện pháp lý là những sự kiện xảy ra?
A. Từ hành vi xử sự của con người
B. Từ thực tiễn đời sống xã hội
C. Trong thực tiễn đời sống mà sự xuất hiện hay mất đi của nó được pháp luật gắn với việc hình thành, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 26. Khi nghiên cứu về chủ thể quan hệ pháp luật thì khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Mọi cá nhân đều có năng lực hành vi như nhau
B. Mọi cá nhân đạt độ tuổi do luật định được tham gia vào tất cả quan hệ pháp luật
C. Mọi tổ chức đều được tham gia vào tất cả quan hệ pháp luật
D. Mọi chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đều có quyền và nghĩa vụ nhất định
Câu 27. Khi nghiên cứu về đặc điểm của quan hệ pháp luật thì khẳng định nào sau đây là sai?
A. Quan hệ pháp luật là loại quan hệ có ý chí
B. Quan hệ pháp luật xuất hiện dựa trên cơ sở quy phạm pháp luật
C. Quan hệ pháp luật do Nhà nước quy định
D. Quan hệ pháp luật luôn gắn liền với sự kiện pháp lý
Câu 28. Khả năng chủ thể có quyền hoặc có nghĩa vụ pháp lý do Nhà nước quy định, gọi là?
A. Khả năng pháp lý
B. Năng lực pháp luật
C. Năng lực hành vi
D. Bao gồm các đáp án
Câu 29. Khả năng Nhà nước thừa nhận cho chủ thể bằng hành vi của mình có thể xác lập v thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ pháp lý, gọi là?
A. Khả năng hành vi
B. Năng lực pháp luật
C. Năng lực hành vi
D. Năng lực pháp lý
Câu 30. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là những thuộc tính không tách rời của mỗi cá nhân, đều do Nhà nước thừa nhận cho họ nên gọi là?
A. Thuộc tính tự nhiên
B. Năng lực pháp lý
C. Thuộc tính pháp lý
D. Bao gồm các đáp án
Câu 31. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi
B. Năng lực hành vi đầy đủ chỉ có ở những chủ thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định
C. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là những thuộc tính tự nhiên của mỗi cá nhân, có sẵn khi cá nhân sinh ra
D. Năng lực chủ thể pháp luật luôn mang tính giai cấp
Câu 32. Chủ thể phổ biến nhất tham gia vào quan hệ pháp luật là?
A. Cá nhân
B. Pháp nhân
C. Tổ chức
D. Hộ gia đình
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
A |
B |
B |
B |
D |
B |
D |
D |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
B |
B |
C |
C |
C |
B |
C |
B |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
D |
D |
C |
D |
C |
D |
D |
D |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
31 |
32 |
C |
D |
C |
B |
C |
C |
C |
A |
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm chương khác:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Nhà nước, Nhà nước CHXHCN Việt Nam
Chương 2: Những vấn đề cơ bản về pháp luật
Chương 3: Quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật
Chương 5: Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
Chương 6: Pháp chế XHCN và Nhà nước pháp quyền
Chương 7: Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh luật mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh pháp chế mới nhất
Mức lương của thực tập sinh luật là bao nhiêu?