Top 42 Câu hỏi trắc nghiệm Quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật | Pháp luật đại cương

Trọn bộ câu hỏi ôn tập dưới dạng trắc nghiệm ôn tập Chương 3: Quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật có đáp án học phần Pháp luật đại cương. Giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao cuối học phần.

Chương 3: Quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật

Câu 1. Các đáp án sau đều là quy phạm pháp luật, ngoại trừ?

A. Nghị quyết của Quốc hội

B. Quyết định của Chủ tịch nước

C. Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

D. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân

Câu 2. Các đáp án sau đều là quy phạm pháp luật, ngoại trừ?

A. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

B. Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính

C. Điều lệ Hội Cựu chiến binh

D. Nghị quyết Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Câu 3. Các đáp án sau đều là quy phạm pháp luật, ngoại trừ?

A. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao

B. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Tp. Hồ Chí Minh

C. Nghị quyết của Đảng Cộng sản

D. Nghị quyết Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Câu 4. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính..... do..... ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị để điều chỉnh các.....?

A. Bắt buộc chung - Nhà nước - quan hệ pháp luật

B. Bắt buộc - Nhà nước - quan hệ xã hội

C. Bắt buộc chung - Quốc hội - quan hệ xã hội

D. Bắt buộc chung - Nhà nước - quan hệ xã hội

Câu 5. Những quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định, các quy tắc đó gọi là?

A. Quy phạm luật pháp

B. Vi phạm pháp luật

C. Quy phạm pháp luật

D. Văn bản pháp luật

Câu 6. Quy phạm pháp luật tồn tại trong xã hội nào?

A. Xã hội có giai cấp

B. Xã hội có Nhà nước

C. Các đáp án đều đúng

D. Xã hội có tư hữu

Câu 7. Quy phạm pháp luật là?

A. Quy tắc xử sự chung tồn tại từ xã hội nguyên thủy đến nay để điều chỉnh các quan hệ xã hội

B. Các quy phạm xã hội được lưu truyền từ xưa đến nay để điều chỉnh các quan hệ xã hội

C. Quy tắc được hình thành dựa trên nhận thức về các quy luật tự nhiên, điều chỉnh mối quan hệ giữa người và máy móc

D. Những quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định

Câu 8. Quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội?

A. Là hai khái niệm đồng nhất

B. Hoàn toàn giống nhau

C. Hoàn toàn khác nhau

D. Vừa có điểm giống nhau, vừa có điểm khác nhau

Câu 9. Trong xã hội có giai cấp, quy phạm nào sau đây có vai trò quan trọng nhất đối với việc duy trì trật tự xã hội?

A. Quy phạm tập quán

B. Quy phạm tôn giáo

C. Quy phạm pháp luật

D. Quy phạm đạo đức

Câu 10. Đặc điểm khác biệt nhất của quy phạm pháp luật so với các quy phạm xã hội khác là?

A. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung

B. Quy phạm pháp luật có tính hệ thống

C. Quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện

D. Nội dung của quy phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh

Câu 11. Cấu trúc pháp lý của một quy phạm pháp luật thông thường gồm có các bộ phận?

A. Giả định

B. Quy định

C. Chế tài

D. Bao gồm các đáp án

Câu 12. Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống: .....của quy phạm pháp luật chứa đựng mệnh lệnh của Nhà nước?

A. Bộ phận giả định

B. Bộ phận quy định

C. Bộ phận chế tài

D. Bộ phận quy định và bộ phận chế tài

Câu 13. Những điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống mà Nhà nước dự liệu và dùng pháp luật tác động, được ghi nhận tại bộ phận..... của quy phạm pháp luật?

A. Giả định

B. Giả thuyết

C. Quy định

D. Giả định và quy định

Câu 14. Bộ phận nào sau đây không thể thiếu trong một quy phạm pháp luật?

A. Bộ phận giả định và bộ phận chế tài

B. Bộ phận giả định

C. Bộ phận quy định

D. Bộ phận chế tài

Câu 15. Trong một quy phạm pháp luật, bộ phận quan trọng nhất là?

A. Bộ phận quy định và bộ phận chế tài

B. Bộ phận giả định

C. Bộ phận quy định

D. Bộ phận chế tài

Câu 16. Bộ phận nào của quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh?

A. Giả định

B. Quy định

C. Chế tài

D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 17. Giới hạn Nhà nước đưa ra cho phép, cấm đoán, bắt buộc các chủ thể thực hiện hành vi hoặc tiến hành một công việc nhất định được ghi nhận tại bộ phận..... của quy phạm pháp luật?

A. Giả định

B. Chế định

C. Quy định

D. Chế tài

Câu 18. Giả định nêu lên nhiều điều kiện, hoàn cảnh và giữa chúng có mối liên hệ với nhau, gọi là?

A. Giả định đơn giản

B. Giả định phức hợp

C. Giả định phức tạp

D. Giả thuyết phức tạp

Câu 19. Những biện pháp cưỡng chế Nhà nước dự liệu áp dụng đối với chủ thể không thực hiện đúng pháp luật được ghi nhận tại bộ phận..... của quy phạm pháp luật?

A. Giả định

B. Quy định

C. Chế định

D. Chế tài

Câu 20. Một quy phạm pháp luật thông thường cấu trúc gồm có các bộ phận?

A. Giả định, chế định, chế tài

B. Giả thuyết, quy định, chế tài

C. Giả định, chế tài

D. Giả định, quy định, chế tài

Câu 21. Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống: .....là tổng thể các quy phạm pháp Luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành?

A. Quan hệ pháp luật

B. Hệ thống pháp luật

C. Quy phạm pháp luật

D. Ngành luật

Câu 22. Cấu trúc của hệ thống pháp luật được thể hiện?

A. Cấu trúc bên trong gồm: quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật

B. Cấu trúc bên trong và hình thức biểu hiện bên ngoài

C. Hệ thống các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 23. Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật được hợp thành từ những yếu tố nào?

A. Quy phạm pháp luật

B. Chế định pháp luật

C. Ngành luật

D. Bao gồm cả a, b, c

Câu 24. Hình thức biểu hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật là?

A. Các quy phạm pháp luật

B. Các loại văn bản luật

C. Các văn bản quy phạm pháp luật

D. Các ngành luật

Câu 25. Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống: .....là đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên hệ thống pháp luật

A. Ngành luật

B. Văn bản pháp luật

C. Chế định pháp luật

D. Quy phạm pháp luật

Câu 26. Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống: .....là một nhóm các quy phạm pháp luật có đặc điểm chung, cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất?

A. Ngành luật

B. Chế định pháp luật

C. Quan hệ pháp luật

D. Quy phạm pháp luật

Câu 27. Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống: .....là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội?

A. Hệ thống pháp luật

B. Quan hệ pháp luật

C. Pháp luật

D. Ngành luật

Câu 28. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do?

A. Quốc hội ban hành

B. Chủ tịch nước ban hành

C. Chính phủ ban hành

D. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành

Câu 29. Tính thứ bậc của các loại văn bản pháp luật được xác định theo thứ tự?

A. Hiến pháp - Pháp lệnh - Các bộ luật, đạo luật - Các văn bản dưới luật

B. Hiến pháp - Các bộ luật, đạo luật - Các văn bản dưới luật

C. Các bộ luật, đạo luật - Hiến pháp - Pháp lệnh - Các văn bản dưới luật

D. Pháp lệnh - Hiến pháp - Các bộ luật, đạo luật - Các văn bản dưới luật

Câu 30. Tiêu chuẩn xác định một hệ thống pháp luật hoàn thiện là?

A. Tính toàn diện, tính đồng bộ

B. Tính phù hợp

C. Trình độ kỹ thuật pháp lý cao

D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 31. Trình tự trình bày các bộ phận giả định, quy định, chế tài của quy phạm pháp luật là?

A. Giả định - Quy định - Chế tài

B. Quy định - Chế tài - Giả định

C. Giả định - Chế tài - Quy định

D. Không nhất thiết phải như a, b, c

Câu 32. Các cơ quan được phép ban hành Nghị quyết?

A. Quốc hội; Ủy ban Thường vụ Quốc hội

B. Chính phủ, Quốc hội

C. Quốc hội; Hội đồng nhân dân

D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 33. Chủ tịch nước được quyền ban hành?

A. Lệnh, Quyết định

B. Lệnh; Nghị quyết

C. Nghị quyết; Nghị định

D. Quyết định; Chỉ thị; Thông tư

Câu 34. Bộ trưởng có quyền ban hành?

A. Quyết định; Nghị quyết; Chỉ thị

B. Quyết định; Chỉ thị; Lệnh

C. Quyết định; Chỉ thị; Thông tư

D. Thông tư

Câu 35. Văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân ban hành?

A. Quyết định; Nghị quyết

B. Quyết định; Chỉ thị

C. Nghị quyết

D. Quyết định; Thông tư

Câu 36. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao không có quyền ban hành?

A. Nghị quyết

B. Quyết định; chỉ thị; thông tư

C. Thông tư

D. Nghị quyết; thông tư

Câu 37. Thủ tướng Chính phủ không có quyền ban hành?

A. Nghị quyết; Quyết định; Chỉ thị

B. Quyết định

C. Quyết định; chỉ thị

D. Cả a, b, c đều sai

Câu 38. Theo quy định pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật chỉ có hiệu lực thi hành khi?

A. Văn bản quy phạm pháp luật đã được đăng công báo, trừ một số trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định

B. Sau khi văn bản quy phạm pháp luật được công bố

C. Sau khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành

D. Sau khi văn bản quy phạm pháp luật được thông qua

Câu 39. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật?

A. Được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật

B. Được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành

C. Kể từ ngày công bố văn bản quy phạm pháp luật

D. Kể từ ngày ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Câu 40. Trường hợp Chính phủ ban hành một Nghị định mới thay thế cho một Nghị định đã được ban hành trước đó thì Nghị định đã ban hành trước đây sẽ?

A. Phát sinh hiệu lực

B. Tiếp tục có hiệu lực

C. Chấm dứt hiệu lực

D. Ngưng hiệu lực

Câu 41. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Hiệu lực hồi tố của văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước thừa nhận và áp dụng phổ biến

B. Hiệu lực hồi tố của văn bản quy phạm pháp luật cho phép quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý

C. Trong mọi trường hợp đều không áp dụng hiệu lực hồi tố của văn bản quy phạm pháp luật

D. Trong những trường hợp thật cần thiết, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo XHCN, Nhà nước cho phép sử dụng hiệu lực hồi tố trong một số quy phạm cụ thể.

Câu 42. Một hệ thống pháp luật hoàn thiện được xác định dựa trên các tiêu chí nào?

 

A. Tính thống nhất, tính toàn diện, tính phù hợp

B. Tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp, trình độ kỹ thuật pháp lý cao

C. Tính đầy đủ, tính hợp lý, tính thống nhất, trình độ kỹ thuật pháp lý cao

D. Cả a, c đều đúng

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9
C C C D C C D D C
10 11 12 13 14 15 16 17 18
C D D A A A C C C
19 20 21 22 23 24 25 26 27
D D B D D C D B D
28 29 30 31 32 33 34 35 36
D B D D D A D C A
37 38 39 40 41 42      
D A B C D D      

 

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm chương khác:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Nhà nước, Nhà nước CHXHCN Việt Nam

Chương 2: Những vấn đề cơ bản về pháp luật

Chương 4: Quan hệ pháp luật

Chương 5: Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý

Chương 6: Pháp chế XHCN và Nhà nước pháp quyền

Chương 7: Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh luật mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh pháp chế mới nhất

Mức lương của thực tập sinh luật là bao nhiêu?

 
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!