Câu hỏi trắc nghiệm CHƯƠNG 7: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới (có đáp án)
Câu 1: Hồ Chí Minh trình bày khái niệm văn hóa năm nào?
a. 8/1941
b. 8/1942
c. 8/1943
d. 8/1944
Câu 2: Nội dung nền văn hóa mới theo quan niệm của Hồ Chí Minh gồm mấy vấn đề?
a. 3 vấn đề
b. 4 vấn đề
c. 5 vấn đề
d. 6 vấn đề
Câu 3: Định nghĩa về văn hoá theo Tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ ra:
a. Nguồn gốc của văn hoá.
b. Mục tiêu, chức năng của văn hoá
c. Các bộ phận họp thành văn hoá
d. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Hồ Chí Minh quan niệm văn hóa phải ở trong chính trị và kinh tế. Điều đó có nghĩa là?
a. Văn hóa phải phục vụ chính trị
b. Văn hóa phải thúc đẩy kinh tế phát triển
c. Kinh tế và chính trị cũng phải có tính văn hóa
d. Văn hóa phải phục vụ chính trị, văn hóa phải thúc đẩy kinh tế phát triển, kinh tế và chính trị cũng phải có tính văn hóa
Câu 5: Trong quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh, nền văn hóa mới có mấy tính chất?
a. 2 tính chất
b. 3 tính chất
c. 4 tính chất
d. 5 tính chất
Câu 6: Nội dung chức năng của văn hóa theo quan niệm của Hồ Chí Minh là gì?
a. Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp
b. Nâng cao dân trí
c. Bồi dưỡng phẩm chất, phong cách và lối sống đẹp, hướng con người đến chân, thiện, mỹ
d. Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cả cao đẹp, nâng cao dân trí, bồi dưỡng phẩm chất, phong cách và lối sống đẹp, hướng con người đến chân, thiện, mỹ
Câu 7: Hồ Chí Minh đánh giá cao nhất yếu tố nào trong giá trị văn hóa dân tộc?
a. Ý thức đoàn kết cộng đồng
b. Yêu lao động
c. Lòng yêu nước
d. Lòng yêu thương con người
Câu 8: Theo Hồ Chí Minh, văn hóa bao gồm mấy lĩnh vực?
a. 2 lĩnh vực
b. 3 lĩnh vực
c. 4 lĩnh vực
d. 5 lĩnh vực
Câu 9: Tính khoa học của nền văn hóa đối lập với những vấn đề gì trong văn hóa?
a. Phản tiến bộ; quan niệm thần bí, mê tín, dị đoan; quan điểm duy vật
b. Quan điểm duy tâm; phản tiến bộ; quan điểm duy vật
c. Quan điểm thần bí, mê tín, dị đoan; quan điểm duy tâm; quan điểm duy vật
d. Quan điểm duy tâm; phản tiến bộ; quan niệm thần bí, mê tín, dị đoan
Câu 10: Chọn cụm từ điền vào chỗ trống: “ Văn hóa…….cho quốc dân đi”
a. Chỉ đường
b. Mở đường
c. Soi đường
d. Dẫn đường
Câu 11: Hồ Chí Minh chỉ ra những hạn chế nào của nền giáo dục phong kiến?
a. Từ chương, kinh viện; xa rời thực tế; không tạo ra cái mới
b. Xa rời thực tế; bất bình đẳng, trọng nam khinh nữ; không tạo ra cái mới
c. Bất bình đẳng, trọng nam khinh nữ; không tạo ra cái mới
d. Bất bình đẳng, trọng nam khinh nữ; không tạo ra cái mới; xa rời thực tế; từ chương, kinh viện
Câu 12: Định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh đã khắc phục được những quan niệm phiến diện nào?
a. Coi văn hóa là hiện tượng thuần túy tinh thần; đồng nhất văn hóa với văn học nghệ thuật; đồng nhất văn hóa với yếu tố truyền thống dân tộc
b. Đồng nhất văn hóa với văn học - nghệ thuật; đồng nhất văn hóa với học vấn; đồng nhất văn hóa với yếu tố truyền thống dân tộc
c. Đồng nhất văn hóa với học vấn; coi văn hóa là hiện tượng thuần túy tinh thần; đồng nhất văn hóa với yếu tố truyền thống dân tộc
d. Đồng nhất văn hóa với văn học - nghệ thuật; đồng nhất văn hóa với học vấn; coi văn hóa là hiện tượng thuần túy tinh thần
Câu 13: Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dung để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi phần trăm đồng bào chúng ta mù chữ…Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống mù chữ”. Phiên họp đó diễn ra lúc nào?
a. 6/9/1945
b. 3/9/1945
c. 8/9/1945
d. 9/9/1945
Câu 14: Tính chất của nền văn hóa mới XHCN theo quan niệm của Hồ Chí Minh:
a. Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
b. Dân tộc, hiện đại, nhân văn
c. Dân tộc, khoa học, đại chúng
d. Không có đáp án đúng
Câu 15: “Văn hóa phục vụ ai?Cố nhiên, chúng ta phải nói là phục vụ công nông binh, tức là phục vụ đại đa số nhân dân”. Câu trên trích từ tác phẩm nào của chủ tịch Hồ Chí Minh?
a. Đường Kách Mệnh
b. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9
c. Di chúc
d. Đạo đức cách mạng
Câu 16: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng có vai trò gì?
a. Là nền tảng lý luận của người cách mạng
b. Là phương tâm hành động của người cách mạng
c. Là cái gốc, là nền tảng của người cách mạng
d. Là lẽ sống của người cách mạng
Câu 17: Đặc trưng chủ yếu của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là gì?
a. Lòng yêu thương con người
b. Lòng thương yêu nhân dân lao động
c. Chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu
d. Sự thống nhất giữa nói và làm
Câu 18: Theo quan niệm của Hồ Chí Minh có mấy phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới?
a. 3 phẩm chất
b. 4 phẩm chất
c. 5 phẩm chất
d. 6 phẩm chất
Câu 19: Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, trong mỗi con người chỉ có :
a. Cái thiện
b. Cái ác
c. Có tốt, có xấu
d. Tùy thuộc từng người
Câu 20: Hồ Chí Minh cho rằng, muốn xây dựng nền đạo đức mới, phải tuân thủ những nguyên tắc nào ?
a. Nói đi đôi với làm; tự rèn luyện đạo đức; nói được làm được
b. Xây đị đôi với chống; tự rèn luyện đạo đức; nói được làm được
c. Xây đị đôi với chống; tự rèn luyện đạo đức; vừa hồng vừa chuyên
d. Nói đị đôi với làm; xây đi đôi với chống; tự rèn luyện đạo đức
Câu 21: Tư tưởng đạo đức HCM bắt nguồn từ:
a. Truyền thống đạo đức dân tộc Việt Nam.
b. Kế thừa tư tưởng đạo đức Phương Đông và tinh hoa văn hoá nhân loại
c. Tư tưởng đạo đức và những tấm gương đạo đức của Mác, Ănggen, Lênin
d. Cả 3 đáp án trên
Câu 22: Phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh :
a. Trung với nước, hiếu với dân ; yêu thương con người
b. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
c. Tinh thần quốc tế trong sáng
d. Cả 3 đáp án trên
Câu 23: Theo Hồ Chí Minh, trong tình hình thực tế, yếu tố nào chủ nghĩa xã hội có sức hấp dẫn dặc biệt:
a. Lý tưởng cao đẹp
b. Mức sống vật chất dồi dào
c. Những giá trị đạo đức cao đẹp
d. Tư tưởng được tự do giải phóng
Câu 24: Trong các phẩm chất đạo đức cách mạng cơ bản của Hồ Chí Minh, phẩm chất nào bao trùm và quan trọng nhất:
a. Trung với nước, hiếu với dân
b. Yêu thương con người
c. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
d. Tinh thần quốc tế trong sáng
Câu 25: Nội dung của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh?
a. Suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng; phục vụ lợi ích của nhân dân; dựa vào dân
b. Thương dân, tin dân, dựa vào dân; suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng; phục vụ lợi ích của nhân dân
c. Dựa vào dân, coi dân là gốc của nước; suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng; phục vụ lợi ích của nhân dân
d. Thương dân, tin dân, dựa vào dân; dựa vào dân, coi dân là gốc của nước; suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng
Câu 26: “Cũng như sông thì có nguồi mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Câu trên trích từ tác phẩm nào?
a. Đường Kách mệnh
b. Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt
c. Di chúc
d. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5
Câu 27: “Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có nghĩa, có tình. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là chủ nghĩa Mác-Lênin được.” Câu trên trích từ tác phẩm nào?
a. Đạo đức cách mạng
b. Di chúc
c. Đời sống mới
d. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12
Câu 28: Chọn cụm từ điền vào chỗ trống: “Người cách mạng phải có……, không có…….thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”
a. Tài năng
b. Bản lĩnh chính trị
c. Uy tín
d. Đạo đức cách mạng
Câu 29: Cho biết tên của bài thơ sau:
“Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gão giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện ắt thành công”
a. Ngắm trăng
b. Cơm tù
c. Giã gạo
d. Nửa đêm
Câu 30: Những câu sau trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa thì không thành trời
Thiếu một phương thì không thành đất”
a. Đạo đức cách mạng
b. Bài nói chuyện tại trường Đại học nhân dân Việt Nam năm 1956
c. Di chúc
d. Hồ Chí Minh toàn tập
Câu 31: Hồ Chí Minh nhìn nhận con người trên những bình diện nào?
a. Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể, đa chiều; con người cụ thể, lịch sử; phần nhiều do giáo dục mà nên
b. Bản chất con người mang tính xã hội; con người được nhìn nhân như một chỉnh thể, đa chiều; phần nhiều do giáo dục mà nên
c. Bản chất con người mang tính xã hội; con người được nhìn nhận như một chỉnh thể, đa chiều và có tính xã hội
d. Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể, đa chiều; con người cụ thể, lịch sử; bản chất con người mang tính xã hội
Câu 32: Trên bình diện chỉnh thể, đa chiều, con người trong quan niệm của Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa:
a. Đoàn kết các lực lượng cách mạng; tâm lực, thể lực và các hoạt động của nó; thống nhất trong đa dạng; đa dạng trong các quan hệ xã hội; đa dạng trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, hoàn cảnh xuất thân, điều kiện sống, làm việc….
b. Đoàn kết các lực lượng cách mạng; thống nhất trong đa dạng; đa dạng trong các quan hệ xã hội; đa dạng trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, hoàn cảnh xuất thân, điều kiện sống, làm việc….
c. Thống nhất giữa hai mặt thiện – ác, tốt – xấu, hay – dở và bản năng sinh vật; thống nhất trong đa dạng; đa dạng trong các quan hệ xã hội; đa dạng trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, hoàn cảnh xuất thân, điều kiện sống, làm việc….
d. Tâm lực, thể lực và các hoạt động của nó; Thống nhất giữa hai mặt thiện – ác, tốt – xấu, hay – dở và bản năng sinh vật; thống nhất trong đa dạng; đa dạng trong các quan hệ xã hội; đa dạng trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, hoàn cảnh xuất thân, điều kiện sống, làm việc….
Câu 33: Những phẩm chất mới của con người mới xã hội chủ nghĩa theo quan niệm của Hồ Chí Minh
a. Tư tưởng và đạo đức xã hội chủ nghĩa; tác phong xã hội chủ nghĩa
b. Trí tuệ và bản lĩnh
c. Lòng nhân ái, vị tha, độ lượng
d. Cả 3 đáp án trên
Câu 34: Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, trong sự nghiệp cách mạng nói chung và trong xây dựng CNXH nói riêng, vị trí của con người phải đặt ở chỗ nào trong quá trình phát triển?
a. Đầu tiên
b. Sau cùng
c. Vị trí trung tâm của sự phát triển
d. Không có đáp án đúng
Câu 35: Theo Hồ Chí Minh, với sự nghiệp cách mạng, con người là:
a. Nhiệm vụ của cách mạng
b. Mục tiêu của cách mạng
c. Mục tiêu và nhiệm vụ của cách mạng
d. Mục tiêu và động lực của cách mạng
Câu 36: Theo Hồ Chí Minh, nội dung của nền giáo dục mới là gì?
a. Giáo dục toàn diện của cả đức và tài
b. Giáo dục toàn diện chính trị
c. Giáo dục toàn diện cả đức, trí, thể, mỹ
d. Giáo dục thái độ lao động
Câu 37: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh để phát huy động lực con người, cần phải:
a. Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc và sức mạnh của cá nhân người lao động
b. Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc
c. Phát huy sức mạnh của cá nhân người lao động
d. Kêu gọi toàn dân
Câu 38: “Trên bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Câu trên trích tác phẩm nào?
a. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5
b. Di chúc
c. Đạo đức cách mạng
d. Đời sống mới
Câu 39: Theo quan điểm của Hồ Chí Minh thì học để làm gì?
“Học để …………………Giáo dục nhằm đào tạo lớp người có đức, có tài, kế tục sự nghiệp mạng”
Hãy chọn phán đoán đúng điền vào chỗ thiếu.
a. Làm người
b. Làm việc, làm người
c. Có tri thức
d. Làm việc, làm người, làm cán bộ
Câu 40: Hãy điền vào chỗ thiếu các câu thơ sau đây của Hồ Chí Minh:
“Siêng học tập thì mau biết
Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến
Siêng làm thì nhất định thành công
Siêng hoạt động thì sức khoẻ
Người siêng năng ………………….
Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no
Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh
Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu”
Hãy chọn phán đoán đúng điền vào chỗ trống.
a. Thì nhanh chóng tiến bộ
b. Thì mau phát triển
c. Thì mau thành đạt
d. Thì mau tiến bộ
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
C |
D |
D |
B |
D |
C |
B |
D |
C |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
D |
D |
B |
C |
B |
C |
C |
B |
C |
D |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
D |
D |
C |
A |
D |
D |
A |
D |
C |
D |
31 |
32 |
33 |
33 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
A |
D |
D |
C |
D |
C |
A |
D |
D |
D |
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm chương khác:
TN chương mở đầu: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
TN chương 1: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
TN chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc
TN chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
TN chương 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
- Câu hỏi trắc nghiệm chương 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh (Phần 1)
- Câu hỏi trắc nghiệm chương 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh (Phần 2)
TN chương 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
- Câu hỏi trắc nghiệm chương 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh (Phần 1)
- Câu hỏi trắc nghiệm chương 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh (Phần 2)
TN chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân
- Câu hỏi trắc nghiệm chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh (Phần 1)
- Câu hỏi trắc nghiệm chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh (Phần 2)
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh nghiên cứu
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm gia sư, trợ giảng Tiếng anh mới nhất
Mức lương của thực tập sinh tâm lý là bao nhiêu?