CFA: Tiêu chuẩn vàng trong ngành tài chính

CFA (Chartered Financial Analyst) là chương trình đào tạo chuyên nghiệp được công nhận trên toàn cầu về lĩnh vực tài chính. Chứng chỉ CFA có giá trị như thế nào? Tại sao nên sở hữu chứng chỉ CFA? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của 1900 để hiểu rõ hơn

1. Chứng chỉ CFA là gì?

CFA (Chartered Financial Analyst) là chương trình đào tạo chuyên nghiệp được công nhận trên toàn cầu về lĩnh vực tài chính. Chương trình này cung cấp cho người học nền tảng kiến thức về Ngân hàng đầu tư, Nghiên cứu cổ phiếu, Thị trường vốn, Quản lý danh mục đầu tư, Tài chính doanh nghiệp,…

Vậy nên, chứng chỉ CFA phù hợp với những người làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính như: kế toán, kinh tế, quản lý ngân sách hay chứng khoán…

Chương trình CFA đã được tổ chức tại hơn 165 quốc gia với hơn 150.000 học viên. Học viên của chương trình này hiện đang làm việc với tư cách là Người quản lý danh mục đầu tư, Nhà phân tích nghiên cứu cổ phiếu, Người quản lý quỹ, Người quản lý tài sản, Giám đốc tài chính và Nhà tư vấn rủi ro,…

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Chứng chỉ CFA có giá trị như thế nào?

Chứng chỉ CFA sở hữu nhiều giá trị sau đây:

  • Chứng chỉ CFA được công nhận trên toàn cầu.
  • Chứng chỉ CFA có thể coi là tiêu chuẩn vàng trong lĩnh vực tài chính, là minh chứng rõ ràng cho năng lực của bạn, giúp bạn mở rộng cơ hội việc làm cho bản thân.

Sau khi sở hữu chứng chỉ CFA, học viên sẽ cần tuân thủ những quy tắc cũng như tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp riêng của Viện CFA. Nếu không, học viên sẽ có nguy cơ bị hủy chứng chỉ CFA vĩnh viễn.

3. Tại sao nên sở hữu chứng chỉ CFA?

Không phải ngẫu nhiên mà chứng chỉ này lại có nhiều người theo học, xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Những điều sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những cơ hội mà chứng chỉ CFA mang lại.

Thăng tiến trong công việc

Đầu tiên không thể không nhắc đến là chứng chỉ CFA giúp người sở hữu nó thăng tiến tốt trong công việc mà họ theo đuổi. Bởi lẽ các công ty sẽ ưu ái hơn khi bạn có chứng chỉ tài chính này vì họ biết rằng ứng viên đó có đầy đủ các kiến thức chuyên sâu về tài chính. Quan trọng nhất là họ có đạo đức nghề nghiệp tốt. Cánh cửa việc làm tốt đã mở ra, bạn đã thành công hiện thực hóa “giấc mơ” của mình.

Có giá trị toàn cầu

Như đã nói trong phần đầu, chứng chỉ này xuất hiện ở 165 quốc gia với hơn 150.000 thành viên. Điều này đã chứng minh được sự phổ biến và giá trị toàn cầu của CFA khi có thể chuyển đổi sang nhiều bằng cấp ở nhiều nước.

Đọc thêm: Quản trị tài chính là gì? Tại sao quản trị tài chính quan trọng

Đem lại cơ hội việc làm tốt với mức lương vượt trội

 Theo đuổi ngành tài chính một phần là mong muốn có mức lương cao vượt trội hơn. Đúng vậy, dường như đó là mơ ước của khá nhiều bạn trẻ hiện nay. Thế nhưng khi có CFA thì đó không phải là mơ nữa, giờ đây bạn hoàn toàn có thể đạt được mức lương như mong muốn. Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu được khi làm trong ngành tài chính, bạn có thể đạt được mức lương 440 triệu/năm, trung bình mỗi tháng bạn kiếm được 36,6 triệu đồng. Không những thế bạn còn có thể tự phân tích, tạo khoản đầu tư cá nhân để tăng thu nhập hàng tháng.

4. Những đối tượng nào nên thi chứng chỉ CFA?

Nếu bạn đang làm việc/ muốn làm việc trong lĩnh vực quản lý tài sản, quản lý danh mục đầu tư hoặc bất cứ điều gì liên quan đến đầu tư, CFA là một chương trình tuyệt vời.

Hãy tham gia học và thi lấy chứng chỉ CFA nếu bạn là một trong những đối tượng dưới đây:

  • Người quản lý danh mục đầu tư
  • Người lập kế hoạch tài chính
  • Nhà phân tích tài chính
  • Cơ quan quản lý và kiểm toán viên Quản lý rủi ro
  • Chuyên gia tư vấn tài chính

Đọc thêm: Financial Analyst là gì? Quy trình tổ chức công tác phân tích tình hình tài chính

5. Cách lấy chứng chỉ CFA

 Để lấy chứng chỉ CFA bạn phải hoàn thành 3 kỳ thi CFA sau đây

5.1. Kỳ thi cấp 1

Để đăng ký kỳ thi đầu tiên trong ba kỳ thi CFA, bạn cần:

  • Có bằng cử nhân hoặc đang học năm cuối đại học.
  • Có bốn năm kinh nghiệm làm việc toàn thời gian hoặc có 4 năm kinh nghiệm vừa học đại học vừa làm.
  • Kỳ thi CFA cấp độ 1 bao gồm 180 câu hỏi trắc nghiệm được chia thành 2 phiên thi. Mỗi phiên thi kéo dài 135 phút.

5.2. Kỳ thi cấp 2

Để tham dự kỳ thi cấp độ 2, bạn phải vượt qua kỳ thi cấp độ 1 và có bằng cử nhân. Cấu trúc của đề thi này khác so với đề thi đầu tiên.

Với kỳ thi cấp 2, bạn cũng sẽ phải trả lời 120 câu hỏi trắc nghiệm chia thành 2 phiên (mỗi phiên 135 phút). Trong đó có khoảng 20 câu hỏi tình huống (độ dài 1-2 mặt giấy A4, bao gồm nhiều loại thông tin như bảng biểu, số liệu) và các câu hỏi liên quan đến câu hỏi dài.

5.3. Kỳ thi cấp 3

Để tham gia kỳ thi cấp 3, bạn phải vượt qua kỳ thi cấp 2. Bài kiểm tra cuối cùng là bài thi kết hợp giữa hình thức tự luận và trắc nghiệm. Kỳ thi cũng có thời lượng trong vòng 4,5 giờ, gồm 8 – 12 câu hỏi tự luận và 44 câu hỏi trắc nghiệm chia thành 2 phiên (mỗi phiên 135 phút).

Đọc thêm: Việc làm của nhân viên phân tích tài chính mới nhất 

Trên đây 1900 - tin tức việc làm đã tổng hợp những kiến thức cần biết về CFA. Hi vọng với những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp các bạn trẻ có những định hướng nghề nghiệp phù hợp. Cám ơn bạn đọc đã theo dõi và đừng quên cập nhập các thông tin về nghề nghiệp khác trên 1900 nhé!

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!