CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ?
1. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người
1.1. Các phương tiện giao tiếp
Trong cuộc sống, con người thường có nhu giao tiếp để trao đổi tư tưởng, tình cảm, thông tin... với nhau. Một số phương tiện con người dùng để giao tiếp như: cái vẫy tay, cử chỉ, điệu bộ, tiếng trống, tiếng chuông, hệ thống đèn giao thông…sử dụng các kí hiệu giao tiếp như kí hiệu khoa học trong hóa học, những bức tranh nghệ thuật, điêu khắc, âm nhạc, kịch…gửi tới con người những thông điệp nhất định. Trong đó ngôn ngữ được con người sử dụng làm phương tiện giao tiếp thường xuyên và nhiều nhất.
1.2. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất
a) Giao tiếp – các chức năng của giao tiếp
Trong cuộc sống, con người luôn có nhu cầu giao tiếp để trao đổi tư tưởng, tình cảm, thông tin... với nhau. Trong các phương tiện để thực hiện giao tiếp, ngôn ngữ là phương tiện được sử dụng nhiều nhất và thường xuyên nhất. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ diễn ra giữa hai người trở lên và có vai trò quan trọng trong sự tổ chức và phát triển xã hội. Giao tiếp bằng ngôn ngữ có 2 dạng: nói – nghe; đọc – viết và có những chức năng cơ bản sau:
- Chức năng thông tin: Là hiện thực được nói đến trong giao tiếp để những người tham gia giao tiếp thông báo với nhau (gọi là chức năng thông báo).
- Chức năng tạo lập các quan hệ: bên cạnh nội dung thông báo, cuộc giao tiếp tạo được mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp.
- Chức năng giải trí: ngôn ngữ là phương tiện con người trò chuyện với nhau, tạo giây ph t nghỉ ngơi, gải trí
- Chức năng tự biểu hiện: Qua giao tiếp bằng ngôn ngữ, con người tự biểu hiện mình: tình cảm, sở thích, khuynh hướng, trạng thái…
b) Các nhân tố giao tiếp
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được thực hiện bao gồm các nhân tố sau:
Nhân vật tham gia giao tiếp:người nói (người viết); người nghe (người đọc);mục đích giao tiếp; hoàn cảnh giao tiếp: rộng/ hẹp; thời gian giao tiếp; cách thức giao tiếp: chữ/ lời (ngôn ngữ nói hay viết); nội dung giao tiếp: là hiện thực được nói đến…
Nhân vật giao tiếp: là người tham gia vào hoạt động giao tiếp, gồm 2 tuyến nhân vật tham gia:
- Người phát: xác định mục đích và lựa chọn nội dung, xác định mối quan hệ, cách thức giao tiếp…
- Người nhận: hiểu nội dung người phát nói về cái gì? Điều đó có ý nghĩa với bản thân không?
Giữa người phát và người nhận thiết lập mối quan hệ theo vị thế, tu i tác, giới tính, cách xưng hô… (gọi là vai giao tiếp). Hình thức giao tiếp diễn ra 2 loại: độc thoại (đơn thoại) và đối thoại. Trong đối thoại có sự trao lời và đáp lời. Thái độ những người tham gia giao tiếp tích cực hay tiêu cực phụ thuộc nội dung giao tiếp có cần thiết, hấp dẫn không?
Nội dung giao tiếp: là thực tế khách quan được các nhân vật đưa và hoạt động giao tiếp. Hiện thực khách quan vô cùng phong phú và độc lập bên ngoài các nhân vật giao tiếp. Người phát có hiểu biết, lựa chọn những gì mà mình cho là quan trọng đưa vào nội dung giao tiếp. Người nhận cũng cần có trình độ hiểu biết nhất định để hiểu nội dung của người phát.
Hoàn cảnh giao tiếp: là không gian diễn ra hoạt động giao tiếp. Bao gồm hoàn cảnh rộng (về địa lý, xã hội, lịch sử , kinh tế, chính trị, văn hóa…); hoàn cảnh giao tiếp hẹp (chỉ nơi chốn cụ thể, đặc trưng riêng diễn ra hoạt động giao tiếp. Hoàn cảng giao tiếp sẽ giúp người tham gia giao tiếp xác định cách thức giao tiếp.
Phương tiện và kênh giao tiếp: Là ngôn ngữ mà các nhân vật tham gia giao tiếp sử dụng. Ngôn ngữ đó được cộng đồng sử dụng theo chuẩn ngôn ngữ đề người đọc và người nghe đều hiểu được. Các yếu tố phi ngôn ngữ được sử dụng và hỗ trợ cho giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất. Các kênh giao tiếp khác nhau như kênh âm thanh, kênh thị giác, điện thoại, điện báo…
Sản phẩm của hoạt động giao tiếp là ngôn bản dạng nói hay viết, bao gồm:
- Các thành phần của ngôn bản: là các tín hiệu ngôn ngữ kết hợp tạo thành chuỗi lời nói của nhân vật giao tiếp. Ngôn bản gồm 2 phần: hình thức (là các chuỗi yếu tố ngôn ngữ bao gồm c chỉ, nét mặt, …lời), nội dung (tri thức về tự nhiên, xã hội, tư tưởng, tình cảm,..của người phát.
- Nội dung ngôn bản: Căn cứ quan hệ giữa nhân vật tham gia giao tiếp với nội dung ngôn bản chia thành: Nội dung sự vật: là hiện thực được nói tới, nội dung cá nhân : liên quan đến tư tưởng, tình cảm của người phát thường ở tầng nghĩa hàm ngôn.
Đích và hiệu quả giao tiếp
Là ý định, ý đồ mà các nhân vật tham gia giao tiếp đặt ra và hướng tới. Điều này chi phối việc lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp, cách thức giao tiếp. Người tham gia giao tiếp luôn đặt câu hỏi: mục đích giao tiếp đạt tới là gì? Mỗi một đích khác nhau, người tham giao giao tiếp lựa chọn cách sử dụng từ ngữ cũng khác nhau.
Tóm lại: Mỗi hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ diễn ra đều xuất phát từ mục đích cụ thể, cuối cùng nhằm đạt hiệu quả giao tiếp như mong muốn. Để tiến hành giao tiếp có nhiều nhân tố tham gia và có MQH ảnh hưởng lẫn nhau;
c) Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, vì:
Trong cuộc sống, con người thường có nhu giao tiếp, một số phương tiện con người dùng để giao tiếp như: cái vẫy tay, cử chỉ, điệu bộ, tiếng trống, tiếng chuông, hệ thống đèn giao thông…trong đó có ngôn ngữ.
- Con người luôn có nhu cầu giao tiếp để trao đổi tư tưởng, tình cảm, thông tin... với nhau. Giao tiếp bằng ngôn ngữ có 2 dạng cơ bản: nói/nghe; viết/ đọc. Trong đó ngôn ngữ là phương tiện:
- Xét về lịch sử : có lịch sử lâu đời ra đời cùng với con người và XH loài người.
- Xét về không gian và phạm vi hoạt động: mọi nơi, thuộc các lĩnh vực khác nhau.
- Xét về khả năng: trao đổi nội dung thông tin sâu sắc, tế nhị nhất; chỉ có ngôn ngữ mới có khả năng diễn đạt tâm tư, suy nghĩ...của con người mà các phương tiện giao tiếp không biểu đạt hết. Đặc biệt, trong văn chương, nhờ ngôn ngữ, con người thể hiện bức tranh hiện thực cuộc sống, quan điểm, tư tưởng, tình cảm, thế giới quan của mình và lưu gữi cho thế hệ mai sau.
- Nhờ ngôn ngữ, con người thống nhất những quy ước cho các phương tiện giao tiếp khác. Con người sử dụng chữ viết, các tín hiệu công thức trong KH kĩ thuật đã chứng minh điều đó.
- Nhờ giao tiếp bằng ngôn ngữ là điều kiện làm cho ngôn ngữ hình thành và phát triển.
Xét tính lợi ích của giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm 3 mặt sau:
- Tính tiện lợi: cao nhất so với các phương tiện giao tiếp khác
- Tính hiệu quả: đem lại hiệu quả cao nhất, nhanh nhất, sâu sắc nhất so với các phương tiện giao tiếp như kí hiệu, âm nhạc, điêu khắc, …Ngôn ngư còn là phương tiện để con người quy ước và hiểu các phương tiện giao tiếp khác.
- Tính phổ thông, phổ cập và đa dụng: Ngôn ngữ không phân biệt địa vị, tu i tác…mọi người trong cộng đồng c ng s dụng ngôn ngữ chung được thống nhất trong cộng đồng để giao tiếp với nhau. Mặt khác, chỉ có ngôn ngữ con người mới biểu hiện những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, nhận thức của mình với người khác và có thể nhờ ngôn nghữ mà lưu truyền cho thế hệ mai sau.
Tóm lại: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất vì:
- Về mặt số lượng; nó phục vụ đông đảo mọi thành viên trong cộng đồng xã hội một cách dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi.
- Về mặt chất lượng: nó giúp các thành viên trong cộng đồng có thể bộc lộ tất cả các nhu cầu giao tiếp trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
2. Ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt tư duy
2.1. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy
Nhờ có ngôn ngữ mà con người mới có thể tiến hành suy nghĩ, tư duy. Chức năng của ngôn ngữ với tư duy thể hiện khi con người giao tiếp bằng lời nói và đang tư duy, suy nghĩ mà chưa nói ra thành lời. Nhà ngôn ngữ học Xô Viết Bôrôpxki đã chứng minh sự tồn tại của lời nói bên trong cả khi người ta im lặng và suy nghĩ. Lời nói bên trong còn thể hiện ngay cả khi con người biết nhiều thứ tiếng và biết mình đang suy nghĩ bằng thứ tiếng nào.
Con người nhận thức thế giới, dùng ngôn ngữ để gọi tên, phân tích bản chất, thuộc tính của SVHT đó. Hoạt động TD của con người được tiến hành nhờ ngôn ngữ; không thể TD mà không có ngôn ngữ, ngược lại, không có ngôn ngữ thì không thể TD.
Như vậy, ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Trong hoạt động nhận thức và TD, ngôn ngữ đóng vai trò tàng trữ, bảo toàn và cố định các kết quả của nhận thức và TD của cá nhân và cộng đồng, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
2.2. Ngôn ngữ là công cụ biểu đạt của tư duy
Ngôn ngữ vừa là công cụ vừa là vỏ vật chất của tư duy. Mọi kết quả của tư duy đều phải d ng ngôn ngữ để biểu đạt ra ngoài hoặc tiềm tàng trong bộ óc mỗi người. Ngôn ngữ là phương tiện vật chất để thể hiện TD. Thế giới khách quan được con người nhận thức trong suy nghĩ, TD là cái được biểu đạt còn ngôn ngữ là cái biểu đạt để thể hiện sự nhận thức đó. C.Mác nói: “Hiện thực trực tiếp của TD là ngôn ngữ". Đó là MQH qua lại giữa ngôn ngữ và nhận thức &TD.
2.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy
Ngôn ngữ và tư duy là một thể thống nhất nhưng không phải là quan hệ đồng nhất.Ngôn ngữ tồn tại ở dạng vật chất còn tư duy thuộc tinh thần. Ngôn ngữ được con người cảm nhận được bằng giác quan như cao độ, trường độ, sắc thái…còn tư duy là sự nhận thức suy nghĩ bên trong thuộc bộ não của con người theo trật tự lôgic nhất định.
Ngôn ngữ mang tính dân tộc (sảm phẩm dân tộc) còn tư duy mang tính nhân loại (mọi dân tộc có chung những sản phẩm của tư duy về vấn đề nào đó: chủ quyền, hòa bình, giáo dục, y tế…)
Nguyên lý ngôn ngữ và tư duy không đồng nhất biểu hiện rõ nhất ở mâu thuẫn giữa sự hạn chế của chất liệu ngôn ngữ với yêu c u biểu đạt của tư duy. Trong thực tế, nhiều SVHT có đặc điểm bản chất…mà phải d ng ngôn ngữ với dung lượng khá dài để biểu đạt.
Trên đây là 2 chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ. Ngoài ra, ngôn ngữ có chức năng khác như:
3. Làm chất liệu, phương tiện của nghệ thuật văn chương:
Đó là ngôn ngữ được lựa chọn, trau chuốt đạt đến trình độ nghệ thuật cao. Ngôn ngữ văn chương là hình thức con người bộc lộ tình cảm sâu sắc nhiều khi kín đáo mà tế nhị, con người tiếp nhận cũng được nâng cao tư tưởng, tình cảm và đạt trình độ hiểu biết nhất định về ngôn ngữ để hiểu và đánh giá.
4. Làm phương tiện để nói về chính ngôn ngữ (chức năng siêu ngôn ngữ)
Đó là chức năng siêu ngôn ngữ để phân biệt các phương tiện giao tiếp khác. Các phương tiện giao tiếp khác ngoài ngôn ngữ như bức tranh, kí hiệu toán học,biển báo giao thông, tiếng trống…do con người quy ước gắn với một nội dung biểu hiện nào đó. Muốn hiểu nội dung biểu hiện ấy con người dùng ngôn ngữ để chỉ dẫn, lí giải. Ngôn ngữ còn được s dụng giao tiếp hàng ngày của con người. Ngôn ngữ được con người s dụng một cách linh hoạt trong những tình huống giao tiếp cụ thể và có ý nghĩa cụ thể. Người đọc và người nghe huy động vốn hiểu biết ngôn ngữ để nhận thức. Đó là chức năng siêu ngôn ngữ, sự tồn tại của ngôn ngữ dạng động và dạng tĩnh ở mỗi người.
Xem thêm:
Giáo trình học phần Ngôn ngữ học đại cương
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm trợ giảng lớp học tiếng anh
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Mức lương của trợ giảng lớp học tiếng anh là bao nhiêu?