1. Co - Founder là gì?
Founder nghĩa là nhà sáng lập. Họ là những người đưa ra ý tưởng và thiết lập nền móng, cơ sở cho một doanh nghiệp/tổ chức. Bên cạnh đó, họ còn là những người đề ra những phương hướng chính xác trong việc vận hành công ty để duy trì sự tồn tại và phát triển. Founder còn là người chịu trách nhiệm cho những quyết định, rủi ro liên quan đến sự quản lý quy trình hoạt động của công ty/doanh nghiệp.
Co - Founder được hiểu là người đồng sáng lập. Tùy theo mỗi mô hình của các công ty khác nhau, mà sẽ có bao nhiêu nhà sáng lập cùng hợp tác. Thông thường, những doanh nghiệp có từ 2 người sáng lập trở lên, thì người đứng đầu và góp vốn nhiều nhất được gọi là Founder, các nhà sáng lập còn lại được gọi là Co-founder.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. 7 phẩm chất cần phải có của một Co - Founder
Niềm đam mê mãnh liệt
Điều tiên quyết trong mọi tố chất chính là sự đam mê, nhiệt huyết trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Bởi vì chính đam mê sẽ tạo động lực thôi thúc bạn không ngừng học hỏi và kích thích mong muốn việc được trải nghiệm.
Trong từng giai đoạn theo đuổi đam mê, các kiến thức về quản trị kinh doanh, kiến thức Marketing, và các kỹ năng liên quan sẽ luôn được trau dồi một cách liên tục. Điều này sẽ giúp cho các Founder tương lai thực hiện ý tưởng của mình bằng cả tâm huyết, sự kiên trì, dù điều đó có phức tạp và khó thực hiện đi chăng nữa.
Sự quyết đoán
Việc nắm bắt thời cơ được ví như một “bản năng thiên phú” của những người có tố chất làm Founder. Bởi vì họ không chỉ biết bắt lấy cơ hội kịp lúc, mà còn có sự quyết đoán trong từng công việc để chuẩn bị tinh thần vững vàng, sẵn sàng đối diện với mọi khó khăn và thử thách. Hãy nhớ rằng, sự thành công sẽ không đến với người rụt rè và nhút nhát, mà chính sự quyết đoán sẽ dẫn bạn đến thành công.
Sự tự tin
Tâm lý vững vàng, làm chủ được cảm xúc của bản thân và sự tự tin là chìa khóa giúp cho Founder đi đến cánh cửa thành công. Trong môi trường kinh doanh vẫn luôn tồn tại rất nhiều sự cạnh tranh khốc liệt, nhất là vào giai đoạn khởi nghiệp. Chính vì vậy, bạn sẽ gặp và trải qua rất nhiều khó khăn mới có thể vững vàng. Do đó, là một người Founder, bạn cần trang bị cho mình sự tự tin để điều hành doanh nghiệp của mình một cách vững vàng nhất.
Sự linh hoạt
Nhìn nhận thực tế, biết cách chấp nhận và thay đổi chiến lược khi cần thiết là biểu hiện của một người có tố chất làm Founder. Không những vậy, họ còn là người có khả năng cân bằng giữa sự linh hoạt và tính kiên định. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, điều này là yếu tố hết sức cần thiết.
Tính linh hoạt sẽ luôn được đề cao trong trường hợp mọi thứ diễn tiến quá nhanh. Bởi vì nếu không có tính linh hoạt, các Founder sẽ bị bất động, không biết làm gì tiếp theo khi thị trường thay đổi, vì thế rất dễ bị thất bại.
Khả năng quan sát
Founder là những người có khả năng quan sát rất tốt, họ luôn nhìn được bức tranh toàn cảnh của mọi vấn đề đang diễn ra trong xã hội, từ đó nắm bắt được những nhu cầu đang bị thiếu của con người. Chính bởi điều đó, các nhà sáng lập sẽ dễ nảy ra các ý tưởng cho sản phẩm mới, hoạch định những chiến lược đúng đắn nhằm đáp ứng được nhu cầu thị trường và giúp doanh nghiệp tăng doanh thu.
Khả năng tạo mối quan hệ
Để là một Founder uy tín và giúp công ty tăng thêm độ nhận diện thương hiệu, thì việc mở rộng các mối quan hệ là điều là các Founder cần làm. Họ phải là những người yêu thích việc giao lưu, học hỏi. Trong những buổi gặp gỡ với các đối tác, họ có thể là người nảy sinh những ý tưởng mới, hoặc tìm thấy sự tương đồng giữa các ý tưởng để có thể gắn kết chúng lại với nhau.
Có một sự thật rằng, những người có cùng suy nghĩ và cùng tần số sẽ thu hút nhau, và họ có thể trở thành những nhà hỗ trợ đắc lực về sau của doanh nghiệp. Không những vậy, sợi dây liên kết các mối quan hệ này càng bền chặt, thì bước tiến của doanh nghiệp ngày càng phát triển. Từ đó, các Founder sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong quá trình khởi nghiệp.
Đọc thêm: Supply chain là gì? Quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả thế nào?
Có niềm đam mê mãnh liệt
Phẩm chất đầu tiên của một Founder đó chính là đam mê về một điều gì đó. Đây chính là động lực giúp họ không ngừng học hỏi và mong muốn được trải nghiệm. Và trong quá trình theo đuổi đam mê, những kiến thức Marketing, kiến thức quản trị kinh doanh và kĩ năng sẽ được trau dồi liên tục. Chính điều này sẽ giúp họ thực hiện được những ý tưởng của mình, cho dù điều có điên rồ và khó thực hiện.
3. Làm thế nào để trở thành một Co - Founder hiệu quả?
Làm việc hoặc thực tập để lấy kinh nghiệm tại các công ty startup
Trong giai đoạn đầu, các công ty khởi nghiệp có quy trình vận hành rất khác so với các công ty lớn. Chính vì vậy, bạn có thể làm việc hoặc thực tập tại các công ty này để lấy kinh nghiệm, đây là một điều rất hữu ích. Trong đó, bạn có thể học hỏi cách xử lý và giải quyết vấn đề của các doanh nhân đi trước trong từng giai đoạn thăng trầm của doanh nghiệp. Đó là bài học quý giá mà bạn không dễ gì để có được.
Đồng thời, khi bạn được trải nghiệm những cơ hội, thách thức của một Founder khi làm việc cùng họ, bạn sẽ có điều kiện để đảm nhận một số vai trò thiết thực của một nhà sáng lập cần phải làm.
Tìm cho mình một mentor để học hỏi hết mức có thể
Tìm kiếm một cố vấn tiềm năng là điều giúp bạn sớm trở thành nhà sáng lập chính hiệu. Họ có thể là Founder của các doanh nghiệp khác, giáo sư khởi nghiệp tại các trường đại học, những bạn bè đã có kinh nghiệm trong việc vận hành và quản lý,... Bởi vì hầu hết họ đều là những người nhận được sự hỗ trợ từ người khác để có thể khởi nghiệp. Ngoài ra, nếu bạn nghiêm túc muốn tìm cho mình một mentor để học hỏi, hãy cho họ thấy rằng bạn là người mong muốn được họ truyền đạt lại kiến thức, có tính kiên trì và sự nhẫn nại trong con đường thăng tiến cùng họ.
Tham gia các lớp học và sự kiện, cuộc thi khởi nghiệp
Khi bạn bắt đầu khởi nghiệp trong một lĩnh vực nào đó, để tìm được một hoặc nhiều người hiểu được những khó khăn, thách thức của bạn là một điều quý giá. Vì thế, tham gia các lớp học và sự kiện, hay những cuộc thi khởi nghiệp là một ý tưởng tuyệt vời để xây dựng và kết nối những người cùng chí hướng với nhau.
Khi đến với các lớp học, sự kiện, cuộc thi này, bạn hãy cố gắng tập trung hết mức có thể vào những cuộc trò chuyện đầy ý nghĩa với những người khác thay vì cố gắng mở rộng các mối quan hệ nhiều nhất có thể.
Đọc thêm: CFO là viết tắt của từ gì? So sánh giữa hai vị trí CEO và CFO
Thường xuyên theo dõi tin tức và các chương trình startup
Để nắm bắt xu hướng thị trường và nhu cầu của người dùng, bạn nên thường xuyên theo dõi tin tức và các chương trình Startup để hiểu thêm về bức tranh toàn cảnh của kinh doanh. Thông qua việc theo dõi tin tức này, bạn có thể nắm bắt được những việc mà các công ty khác đang làm. Chúng có thể giúp bạn hoạch định các dự án trong tương lai. Đồng thời, bạn có thể tìm thấy cơ hội tiềm ẩn trong các tin tức và chương trình mà bạn đã xem.
4. Phân biệt giữa Founder và Co-Founder
Để phân biệt giữa Founder và Co-founder, bạn đọc cần nắm rõ những điểm giống và điểm khác sau đây:
Điểm giống: Thuật ngữ Founder và Co-founder đều được dùng trong lĩnh vực kinh doanh. Cả 2 đều được hiểu là nhà sáng lập của một công ty/doanh nghiệp/tổ chức nào đó.
Điểm khác:
Các tiêu chí
|
Founder
|
Co-founder
|
Tính trách nhiệm
|
- Chịu trách nhiệm chính thức
- Giúp công ty tăng lợi nhuận, tăng tính ổn định và phát triển
|
- Không chịu trách nhiệm chính thức
- Chỉ hỗ trợ Founder
|
Quyền quyết định
|
Có quyền quyết định các việc quan trọng của tổ chức
|
Không có quyền quyết định các việc quan trọng
|
Công việc chính
|
- Đưa ra ý tưởng, hoạch định chiến lược
- Quyết định hướng đi và hoạt động của doanh nghiệp
- Đại diện kêu gọi vốn đầu tư cho tổ chức
|
- Tham mưu và đưa ra đề xuất hữu ích nhất dựa trên ý tưởng do Founder đưa ra.
- Hợp tác với các Founder để điều phối hoạt động của tổ chức
|
5. Kinh nghiệm startup dành cho các Co-Founder
Đối với các Co-Founder, việc phân chia cổ phần, lợi ích hay nghĩa vụ là vấn đề quan trọng cần quan tâm khi tiến hành mở công ty startup. Theo kinh nghiệm startup của nhiều Co-Founder, những con số sau đây được xem là hợp lý và đủ giúp cho một doanh nghiệp duy trì được lâu dài khi startup với nhiều nhà đồng sáng lập.
- 10% cổ phần là con số nhỏ nhất mà các Co - Founder xứng đáng được hưởng
- 4 là con số lớn nhất cho số lượng Co - Founder của một công ty start-up. Nếu một công ty có từ 6 Co - Founder trở lên, bạn nên xem lại về vai trò của mỗi người và giảm tải con số này đi.
- Mỗi Co - Founder nên được giao quyền trong vòng ít nhất 4 năm. Điều này sẽ giúp giải quyết rất nhiều vấn đề nếu như có xung đột giữa các Co - Founder trong tương lai.
- Đội ngũ sáng lập bao gồm người sáng lập và một vài người đồng sáng lập có những kỹ năng cần thiết bổ sung, hỗ trợ cho người sáng lập. Đây là nhóm lý tưởng để xây dựng nên một công ty hoạt động tốt.
- Nên tìm các Co-Founder có cùng ý tưởng, quan điểm kinh doanh để không gặp phải những tranh cãi, rủi ro không đáng có trong quá trình vận hành và làm việc.
Đọc thêm: Chỉ báo ADX là gì? Hai thành phần chính của chỉ báo ADX là gì?
Để trở thành một Co - Founder, bạn cần trải qua những giai đoạn học hỏi và tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống.Trong bào viết trên, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về chức năng của Co - Founder. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của Co -Founder và thực hành hiệu quả.