1. Mục đích câu hỏi
Hiểu rõ nguyện vọng của bạn
Mục đích chính của câu hỏi này có thể là nhà tuyển dụng muốn biết được nguyện vọng mà bạn mong muốn có phù hợp với công việc mà họ tuyển dụng trong hiện tại và tương lai. Qua câu hỏi họ muốn biết bạn có thực sự hài lòng và gắn bó với vai trò này trong vài năm tới hay không.
Nếu câu trả lời của bạn là muốn đạt được một vị trí cao hơn trong sự nghiệp so với vị trí mà họ đang tuyển dụng trong vòng 5 năm tới, thì nhà tuyển dụng có thể nhận định được bạn vượt quá tiêu chuẩn hoặc sẽ nhanh chóng cảm thấy nhàm chán ở vị trí mà bạn đang phỏng vấn.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
Nhìn rõ tham vọng, hoài bão của bạn
Rất khó để doanh nghiệp có thể biết và lên kế hoạch cho những gì mà bạn sẽ làm trong lâu dài. Tuy nhiên, nhà quản lý vẫn cố gắng tuyển chọn những ứng viên có năng lực và kinh nghiệm, cũng như mong muốn phát triển và tiến bộ hơn trong sự nghiệp. Một trong những điều quan trọng mà bạn cần nhớ là nhà tuyển dụng luôn quan tâm đến định hướng nghề nghiệp dài hạn.
Xác định xem bạn có muốn gắn bó lâu dài với công ty không ?
Việc thuê, tuyển dụng và đào tạo một nhân viên mới được coi là một khoản đầu tư rất tốn kém. Vì vậy hầu hết các nhà tuyển dụng đều tìm kiếm những ứng viên có kế hoạch làm việc lâu dài tại doanh nghiệp của mình. Họ thường muốn biết rằng bạn sẵn sàng tiếp tục giữ vị trí làm việc mà họ tuyển dụng hoặc một vị trí tương đương với vị trí đó trong vài năm tới hay không. Vì thế, hãy xác định rõ thời gian mà bạn sẽ cống hiến khi làm việc trong doanh nghiệp là bao lâu nhé.
Sự có hứng thú với công việc
Việc hiểu rõ niềm đam mê và sở thích của bản thân liên quan đến công việc mà nhà tuyển dụng đang cần sẽ giúp cho họ dễ dàng hình dung được những đóng góp của bạn trong ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, họ muốn đảm bảo được rằng bạn sẽ đem lại cho doanh nghiệp những giá trị thiết thực khi làm việc.
Đọc thêm: Nên viết kỹ năng gì trong CV? 6 kỹ năng ghi điểm trong CV của bạn!
2. Gợi ý 5 ý tưởng trả lời thông minh
Thông minh khi “giấu” lời giải thích
Khi bạn chưa có kết quả trước mắt dài hạn để trả lời, hãy tạo ra câu trả lời của chúng ta một cách khôn ngoan. Liên kết nội dung doanh nghiệp với các lời giải thích đã biết và bạn có thể thể hiện nỗ lực tìm hiểu về doanh nghiệp mà không lo bị mất điểm.
Ví dụ: nếu như doanh nghiệp và công việc của chúng ta thiên về nghiên cứu, Bạn có thể giải đáp rằng bạn đã có kinh nghiệm nghiên cứu ở trường học và có thể được hưởng lợi từ nền tảng này, cùng lúc đó nâng cao nhiều kỹ năng hơn trong 5 năm tới. 5-10 Chiến dịch / sản phẩm mỗi năm có hiệu quả không, …
Nhấn mạnh đảm bảo bền lâu
Các nhà tuyển dụng thường có xu hướng ưu tiên những ứng viên có dự định ở lại thực hiện công việc với công ty. tuy nhiên, nếu câu trả lời quá mơ hồ và qua loa, thiếu thực tế, bạn có thể mất điểm ở câu hỏi này. Đừng chỉ nói rằng bạn mong muốn gắn bó bền lâu với công ty, hãy cho công ty thấy rằng học tập nằm trong mục tiêu lâu dài của chúng ta.
VD: Theo đuổi công việc hiện tại, tôi muốn ở lại và có được vị trí tốt trong tổ chức, từ đấy có khả năng hoàn thiện cuộc sống gia đình. 5 Năm nữa tôi có thể xây nhà cho gia đình. Hoặc trở thành trụ cột gia đình),…
Thể hiện tính thực tế và sáng tạo của bạn
Một kết quả trước mắt dài hạn thực tế và quan trọng so với bạn sẽ cho nhà phỏng vấn thấy rằng bạn là người có tầm nhìn xa và sáng tạo. Đừng quá “ảo tưởng” về những ước mong lớn lao, đừng nói về những mục tiêu mông lung và mơ hồ, đừng xem thường quá nhiều, hãy đặt ra những mục tiêu thật đơn giản. Hãy tỏ ra khá thực tế và đầy tham vọng, cho thấy rằng bạn hiểu rõ các kỹ năng của mình và có động lực để theo đuổi thành công.
Thể hiện sự nhiệt tình hỗ trợ các mục tiêu ngắn hạn
Nhà phỏng vấn thường hỏi về mục tiêu tổng thể của bạn. Nó là lúc Bạn có thể thể hiện điểm mạnh của mình trong việc lập kế hoạch và làm việc hiệu quả bằng cách nêu ra các mục tiêu lâu dài cùng với việc giúp đỡ các mục tiêu ngắn hạn. tất cả những mục tiêu đó chẳng hạn như một chiến lược, chúng sẽ cho nhà phỏng vấn thấy rằng bạn là người có kế hoạch và định hướng, có nỗ lực và tự tin.
Thể hiện quyết tâm sau tốt nghiệp
Là một sinh viên mới tốt nghiệp, bạn buộc phải biến nhược điểm thiếu kinh nghiệm của mình thành nỗ lực và nhiệt huyết của bản thân. nếu như mục tiêu lâu dài của bạn là trở thành trưởng group dự án trong 5 năm thì trong 5 năm đấy, bạn có thể nỗ lực để biến thành nhân sự hợp đồng trong 1 năm và trở thành nhân sự chính thức sau 2 năm. ngoài ra, bạn phải cần thể hiện sự nỗ lực trong việc thực hành bản thân bằng cách nâng cao ngoại ngữ và skill bằng một số khóa học bổ trợ ngắn hạn.
Được giải thích theo trình tự từ mục tiêu ngắn hạn đến dài hạn, cụ thể và tự tin, câu trả lời này sẽ giúp nhà phỏng vấn tin tưởng bạn hơn và những phẩm chất của chúng ta thay vì đánh rớt rất nhiều điểm vì bạn thiếu kinh nghiệm.
Đọc thêm: Cách giới thiệu bản thân ấn tượng với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn
3. Những điều không nên nói khi trả lời
“Tôi không biết”
Bạn không nên trả lời là “tôi không biết” khi trả lời những câu hỏi liên quan đến kế hoạch tương lai tại vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển. Bởi theo các nhà quản lý nhân sự việc trả lời “tôi không biết” sẽ cho thấy bạn là người thiếu tầm nhìn hoặc tham vọng.
“Làm vị trí cao hơn so với vị trí tôi đang ứng tuyển”
Đây là vấn đề mà hầu hết nhà tuyển dụng cảm thấy lo ngại khi ứng viên của mình bảo rằng họ muốn nhanh chóng được thăng chức và làm việc tại một vị trí cấp cao. Nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn đã kỳ vọng quá xa vào con đường sự nghiệp của mình sau này thay vì làm tốt công việc của mình trước mắt.
“Làm cho ngành/phòng ban khác”
Nếu là bạn, bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu bạn nghe được câu trả lời từ phía ứng viên về việc muốn làm cho phòng ban khác ngành khác thay vì vị trí công việc mà doanh nghiệp đang tuyển dụng. Vậy nên, không nên trả lời là về mục tiêu dài hạn của bạn là làm việc cho các ngành/phòng ban khác” để tránh nhà tuyển dụng có những nhìn nhận không đúng về bạn bạn không nên trả lời “làm cho ngành/phòng ban khác” đối với câu hỏi mục tiêu tương lai của bạn là gì.
4. Một số mẫu trả lời câu hỏi
Câu trả lời số 1: “Tôi luôn mong muốn rằng mình sẽ tìm kiếm được một mô trường làm việc tốt và gắn bó dài lâu để có thể phát triển, cống hiến hết mình với sự lựa chọn của mình. Tôi cũng luôn sẵn sàng cùng đồng hành với công ty vượt qua những khó khăn, thử thách mà công ty có thể gặp phải trong tương lai. Về vấn đề thăng chức, tôi không quá vội vàng bởi ưu tiên của tôi là học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thực tế để có thể hoàn thành tốt nhất. Tuy nhiên, tôi cũng sẵn lòng đảm nhận vị trí cao hơn vì vị trí lãnh đạo luôn là mục tiêu mà tôi hướng đến trong sự nghiệp của mình.”
Câu trả lời số 2: “Mục tiêu của tôi trong tương lai là có thể trở thành một người có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau trong doanh nghiệp. Tôi mong muốn mình sẽ tìm được một nơi có thể phát triển được kỹ năng, năng lực và được cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.”
Câu trả lời số 3: "Là một nhân viên mới ra trường và làm việc trong lĩnh vực này. Mục tiêu ngắn hạn của tôi là muốn tìm hiểu và phát triển thật nhiều kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực tôi đang làm. Đối với, người mới trong ngành, các mục tiêu ngắn hạn đóng vai tò rất quan trọng. Những mục tiêu ngắn hạn này giúp định hình con đường sự nghiệp.Kế hoạch dài hạn của tôi rất rõ ràng. Tôi muốn đạt được nhiều thành tích trong công việc và được giao trọng trách những chức vụ quan trọng hơn như trưởng nhóm chẳng hạn. Mặc dù các mục tiêu ngắn hạn là ưu tiên hàng đầu hiện nay, nhưng các kế hoạch dài hạn sẽ kích thích, mang lại động lực cho tôi làm việc chăm chỉ mỗi ngày".
Đọc thêm: 10 cách trao dồi thêm kĩ năng mềm cho bản thân hiệu quả, đơn giản
Việc xác định được mục tiêu, kế hoạch lâu dài thể hiện tầm nhìn của con người về ước muốn đạt gì, lúc nào sẽ đạt được, đó là một điểm cộng vô cùng lớn đối với nhà tuyển dụng. Qua bài viết này, 1900 - tin tức việc làm đã cung cấp thêm đến bạn những thông tin hữu ích về cách lời thông minh cho câu hổi khó nhằn của nhà nhà tuyển dụng. Hy vọng qua đó, bạn có thể hiểu rõ và áp dụng hiệu quả !