1. Project Plan là gì ?
Project Plan là một quá trình bắt đầu từ việc thiết lập các mục tiêu, quyết định các chiến lược, các chính sách, kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu đã định. Lập kế hoạch cho phép thiết lập các quyết định khả thi và bao gồm cả chu kì mới của việc thiết lập mục tiêu và quyết định chiến lược nhằm hoàn thiện hơn nữa.
Project Plan là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lí nói chung và nhà quản trị dự án nói riêng bởi vì nó gắn liền với sự lựa chọn mục tiêu và chương trình hoạt động trong tương lai, giúp nhà quản trị dự án xác định được các chức năng khác đồng thời nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Ý nghĩa và vai trò của việc lập kế hoạch
Giúp tập trung vào mục tiêu
Khi kế hoạch được thiết kế chi tiết sẽ giúp bạn đặt ra các mục tiêu cụ thể cho doanh nghiệp của mình. Điều này sẽ giúp bạn tập trung nguồn lực để đạt được những mục tiêu đó. Phân bổ mức độ ưu tiên của các mục tiêu, cái nào quan trọng sẽ được làm trước, những cái khác làm sau.
Hạn chế sự không chắc chắn
Không ai có thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh luôn không ngừng thay đổi.
Vì vậy, lập plan cho tương lai để đảm bảo mọi thứ diễn ra theo những mục tiêu đã định. Điều này sẽ làm hạn chế sự không chắc chắn hoặc những vấn đề phát sinh có thể xảy ra dựa trên kinh nghiệm và tình huống thực tế.
Tối ưu nguồn lực
Các mục tiêu đã được thiết lập và các nhà lãnh đạo cần thu thập tất cả các nguồn lực để chiến dịch bắt đầu hoạt động và có thể tận dụng được nhiều nhất có thể. Nhờ đó, các nguồn lực sẽ được tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả công việc.
Tránh lãng phí thời gian và tiền bạc
Nhờ có kế hoạch sẵn, bạn sẽ xác định được các mục tiêu của dự án trước khi chọn một phương pháp thích hợp để chinh phục những mục tiêu này. Từ đó giúp bạn tiết kiệm được ngân sách, thời gian và nhân sự cho việc lựa chọn.
Tất cả nhân sự trong nhóm dự án cần nỗ lực và hợp tác cùng nhau để nhanh chóng đạt được các mục tiêu đã được đề ra trong kế hoạch. Việc vạch ra sẵn kế hoạch sẽ giúp sự hợp tác trong tổ chức diễn ra tốt hơn. Do đó đi đến thành công một cách dễ dàng hơn.
Kiểm soát công việc hiệu quả
Một kế hoạch sẽ giúp bạn đặt mục tiêu và thiết lập các tiêu chuẩn để đo lường. Điều này giúp cấp trên hoặc ban điều hành, quản lý dự án đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên. Do đó, các sai lệch sẽ được sửa chữa kịp thời thông qua các phương pháp khắc phục.
Đọc thêm: Telesale là gì? Top 20 câu hỏi phỏng vấn Telesales thông dụng
3. 4 bước lập kế hoạch dự án chuyên nghiệp, hiệu quả cho nhà quản lý
Xác định mục tiêu cần đạt được của dự án
Một dự án có được đánh giá cao sau hoàn thành hay không phải xem nó có đáp ứng được tất cả yêu cầu của các bên liên quan không. Vì vậy trước tiên người quản lý dự án cần xác định những người có tính ảnh hưởng từ dự án họ mong muốn điều gì và hãy khảo sát để lấy ý kiến từ họ.
Xác định thời gian chuyển giao dự án
Trong mỗi dự án sẽ có những mốc thời gian giao nhận, cung cấp sản phẩm giữa khách hàng và doanh nghiệp. Sản phẩm giao nhận có thể là các tài liệu liên quan, các file mềm… Thời gian giao nhận cũng thường được đo lường cụ thể.
Để xác định thời gian chuyển giao dự án cần:
- Xác định sản phẩm cần bàn giao là gì, yêu cầu ra sao.
- Phân chia các sản phẩm cần bàn giao ra từng giai đoạn để đạt hiệu quả.
- Xác định số liệu đo lường mức độ đạt của mỗi lần bàn giao.
Xác định lộ trình của dự án
Bộ phận quản lý dự án cần lên lịch cho từng giai đoạn của dự án từ giai đoạn triển khai đến giai đoạn phát triển kể cả những giai đoạn nhỏ. Lộ trình càng chi tiết càng dễ theo dõi để kiểm soát mức độ hoàn thành của dự án.
Sau khi đã xác định thời gian chuyển giao, bộ phận quản lý dự án cần liệt kê cụ thể những công việc tiếp theo sẽ phải làm để có thể hoàn thành chuyển giao sản phẩm đúng thời hạn. Sau đó cần tiến hành xác định sự liên quan phụ thuộc giữa các công việc. Điều này giúp chúng ta biết được thứ tự công việc cần làm và mức độ phụ thuộc giữa các công việc. Nhờ vậy mà đơn vị quản lý có thể hoàn thành trước các công việc quan trọng.
Đọc thêm: 5 điều nên làm trong thời gian đợi phỏng vấn
Kế hoạch hỗ trợ
Kế hoạch hỗ trợ có thể là các kế hoạch như kế hoạch nhân sự, kế hoạch thông báo, kế hoạch quản lí rủi ro. Cụ thể như sau:
- Về kế hoạch nhân sự: Cần xác định những người có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện dự án, mô tả các công việc họ sẽ phải làm. Xem xét và bổ sung nhân sự cho những vị trí cần thiết còn thiếu. Phân chia đúng người đúng việc để mọi người đều làm tốt vai trò của mình trong công việc. Đây là những bước rất quan trọng góp phần quyết định sự thành công của dự án.
- Về kế hoạch thông báo: Thường xuyên cập nhật, báo cáo tình hình công việc hàng tuần, hàng tháng, thông báo những vấn đề khó khăn còn tồn đọng để các bên liên quan cùng đưa ra hướng giải quyết.
- Về kế hoạch quản trị rủi ro: Đây là một phần quan trọng nhằm giúp cho doanh nghiệp có những phương án dự phòng để đối phối với các tình huống không được thuận lợi. Một số ví dụ về rủi ro như: dự tính sai về mức kinh phí, bị cắt giảm chi phí xây dựng dự án, nhân sự không đáp ứng.
4. Mẹo lên kế hoạch cho một dự án hiệu quả nhất
Để lên kế hoạch cho một dự án hiệu quả nhất, Fastdo xin giới thiệu đến bạn 5 mẹo giúp công việc này trở nên đơn giản hơn.
Đặt mục tiêu rõ ràng
Trong bản kế hoạch cần nêu được mục tiêu và cách thức hoàn thành mục tiêu đó một cách rõ ràng. Thêm nữa, các công việc chi tiết trong dự án cũng cần hướng tới việc thực hiện mục tiêu đã đề ra. Để hoàn thành công việc đúng mục tiêu, bạn cần bố trí nhân sự trong dự án một cách phù hợp nhất.
Có thời gian cụ thể cho từng mục tiêu
Trong một dự án, việc phân bổ thời gian sao cho hợp lý có vai trò vô cùng quan trọng. Bằng cách phân bổ thời gian cụ thể cho từng mục tiêu, bạn sẽ có thể theo dõi tiến độ dự án dễ dàng hơn và đảm bảo hoàn thành mục tiêu đúng thời hạn.
Lập kế hoạch dự phòng
Trong quá trình thực hiện dự án, việc xảy ra các rủi ro là điều không thể tránh. Vì vậy, bạn cần phải lập kế hoạch dự phòng cho dự án để giảm thiểu các rủi ro và tránh ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Mặc dù không thể dự đoán những gì sẽ xảy ra một cách chính xác nhưng việc lập kế hoạch dự phòng cũng giúp làm giảm tỷ lệ rủi ro thấp nhất có thể.
Đọc thêm: Việc làm chuyên viên phát triển dự án mới nhất
Theo dõi dự án thường xuyên
Theo dõi dự án thường xuyên sẽ giúp nhà quản lý dễ dàng nắm bắt tiến độ và các vấn đề phát sinh. Bên cạnh đó, cùng với sự hỗ trợ của phần mềm quản lý dự án, bạn sẽ có thể đánh giá tổng quát tình hình triển khai và kết quả công việc để đưa ra cách giải quyết và phân bổ hiệu quả nguồn lực cho dự án.
Việc lập kế hoạch cho dự án chính là một phần vô cùng quan trọng. Hi vọng với bài viết dưới đây, 1900 - tin tức việc làm đã cung cấp cho bạn những thông tin ích áp dụng vào công việc cũng như cuộc sống!