1. Năng lực là gì ?
Năng lực là tổng hợp các đặc điểm và thuộc tính tâm lý cá nhân, phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Nó được hình thành trên cơ sở các tư chất tự nhiên của cá nhân và phải trải qua quá trình công tác, rèn luyện thường xuyên mà ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. 8 cách nâng cao năng lực bản thân hoàn thiện nhất
Phát triển kỹ năng cá nhân
Để trở thành một người có năng lực tốt, bạn có thể phát triển các kỹ năng cá nhân như kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, quản lý thời gian, tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, và kỹ năng tư duy phản biện. Ví dụ cụ thể như:Tham gia vào một dự án tình nguyện trong cộng đồng để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và quản lý thời gian.
Tìm kiếm kinh nghiệm thực tế
Để nâng cao năng lực, bạn cần thử thách và áp dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tế. Tham gia vào các dự án, hoạt động thực tế, công việc và tình huống mới giúp bạn tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện năng lực của mình. Ví dụ cụ thể như:Tham gia vào các nhóm chuyên môn hoặc hội nhóm liên quan đến lĩnh vực của bạn để học hỏi từ các chuyên gia và chia sẻ kiến thức với những người khác.
Đặt mục tiêu và phát triển kế hoạch
Xác định các mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được và lập kế hoạch để thực hiện chúng. Lên kế hoạch cụ thể và hành động mục tiêu giúp bạn tập trung và đạt được thành tựu cao hơn. Ví dụ cụ thể như:Xác định mục tiêu cụ thể như việc hoàn thành một dự án quan trọng và lập kế hoạch công việc để hoàn thành dự án đó một cách hiệu quả.
Biết nói “không” đúng lúc
Các nhà quản lý, chuyên gia đánh giá năng lực là gì cho biết, những người thành công thường biết nói không đúng lúc. Họ thường tập trung vào điều gì quan trọng nhất và sẵn sàng từ chối với việc ít cấp thiết hơn. Những người có khả năng tập trung tốt sẽ sớm đạt được năng lực vượt trội trong lĩnh vực đó. Bởi mỗi cá nhân đã đặt toàn bộ trái tim, khối óc vào điều đó.
Như vậy, bạn muốn có năng lực tốt hãy dành nhiều thời gian rèn luyện, tìm tòi. Mỗi khi làm việc gì hãy loại bỏ tất cả những thứ xung quanh dễ làm bản thân xao nhãng. Điển hình như việc lúc làm bài tập không nên nghe nhạc hay để điện thoại gần cạnh nhằm chú tâm tốt hơn.
Đọc thêm: 7 Phương pháp rèn luyện kỹ năng làm việc dưới áp lực hiệu quả
Tìm cách thấu hiểu đối phương
Có kỹ năng giao tiếp tốt là tiền đề quan trọng giúp bạn nâng cao năng lực của mình. Theo đó, bạn cần phải hiểu bản tính giữa người với người một cách đúng đắn.
Cách tốt nhất để sở hữu khả năng giao tiếp linh hoạt chính là trò chuyện, trao đổi nhiều hơn. Bạn nên nhìn người khác bằng bản chất của chính họ, đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể. Như vậy, bạn sẽ có cái nhìn khách quan, dùng quan điểm cá nhân để đánh giá. Tuy nhiên, bạn cũng không nên áp đặt suy nghĩ của mình vì dễ gây ra tranh luận, khúc mắc lớn.
Giao tiếp tinh tế
Giao tiếp tinh tế sẽ giúp bạn có được lòng người, giúp ích rất nhiều trong công việc. Hãy cố gắng lựa chọn chủ đề giao tiếp khiến người đối diện cảm thấy hứng thú nhất.
Song song với đó, bạn hãy chú ý quan sát biểu cảm, cử chỉ của người đối diện. Nhờ đó, bạn sẽ nắm bắt được tâm lý đối phương, có hướng điều chỉnh cho phù hợp.
Biết lắng nghe, thấu cảm
Trên thực tế, chúng ta cần 2 năm để học nói nhưng phải mất cả quãng đời còn lại học im lặng. Điều này cho thấy sự lắng nghe đóng vai trò vô cùng cần thiết. Khi bạn lắng nghe một ai đó sẽ khiến họ cảm thấy quan trọng, yên tâm và muốn chia sẻ. Lúc này, câu chuyện sẽ trở nên đầy hấp dẫn và chính bạn nhanh chóng nắm bắt được tâm lý của họ.
Thay vì thao thao bất tuyệt nói về những điều bạn muốn hãy bắt đầu bằng việc lắng nghe. Đồng thời, bạn hãy tán thưởng, khen ngợi người khác một cách thật lòng. Trước khi trả lời bất cứ câu hỏi nào hãy cố gắng ngừng lại và suy nghĩ.
Tuyệt đối không nên đưa ra câu trả lời quá nhanh trong khi bạn chưa hiểu rõ người khác nói gì. Đây là những điều tưởng chừng đơn giản nhưng ít người biết và áp dụng đúng.
Đọc thêm: Kỹ năng là gì? 9 Cách nâng cao kỹ năng hiệu quả nhất
Dấn thân vào lĩnh vực mới
Mỗi chúng ta đến với cuộc đời này đều mang trong mình một sứ mệnh riêng. Vì thế, bạn đừng hạn chế năng lực của bản thân trong lĩnh vực cũng như phạm vi nào đó. Hãy mạnh dạn thử sức với lĩnh vực mới để khai thác những tố chất tiềm tàng của chính mình.
3. Những đặc trung cơ bản của năng lực
Năng lực có một số đặc điểm chung đáng chú ý, đây là những điểm mạnh và đặc trưng của năng lực:
- Đa dạng: Năng lực có thể rất đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau như kỹ năng cá nhân, kiến thức chuyên môn, kỹ năng tổ chức, kỹ năng xã hội và nhiều khả năng khác.
- Phát triển: Năng lực không phải là một đặc điểm cố định, mà nó có thể được phát triển và cải thiện thông qua học tập, kinh nghiệm và rèn luyện.
- Áp dụng: Năng lực có thể được áp dụng trong nhiều tình huống và lĩnh vực khác nhau. Một người có năng lực tốt có thể sử dụng nó để giải quyết các vấn đề và đạt được mục tiêu trong công việc, học tập và cuộc sống.
- Tích hợp: Năng lực thường không tồn tại độc lập, mà nó có thể kết hợp và tương tác với nhau. Ví dụ, kỹ năng giao tiếp tốt có thể tăng cường hiệu quả của kỹ năng lãnh đạo và quản lý.
- Đo lường: Mức độ năng lực có thể được đo lường và đánh giá thông qua các tiêu chuẩn và đánh giá khác nhau. Việc đo lường năng lực có thể giúp người ta định hướng và phát triển năng lực của mình.
- Thời gian và cơ hội: Năng lực thường được phát triển và xây dựng qua thời gian và cơ hội học hỏi, trải nghiệm và thử thách. Điều này đòi hỏi kiên nhẫn và sự cam kết từ người muốn phát triển năng lực của mình.
- Tác động: Năng lực có thể tác động lớn đến hiệu quả và thành công trong công việc và cuộc sống. Một người có năng lực vượt trội thường có khả năng thực hiện nhiệm vụ hiệu quả hơn và giải quyết các thách thức một cách hiệu quả hơn.
- Linh hoạt: Năng lực thường có tính linh hoạt, tức là có thể thích nghi và áp dụng vào nhiều tình huống và môi trường khác nhau.
Tóm lại, năng lực là những đặc điểm tích cực và quan trọng của con người, cho phép họ đạt được mục tiêu và thành công trong công việc và cuộc sống
4. Mối quan hệ của năng lực với tư chất, thiên hướng, tri thức, kỹ năng
Mối quan hệ giữa năng lực với tư chất
Tư chất là một trong những điều kiện hình thành năng lực nhưng tư chất không quy định trước sự phát triển của nănng lực. Trên cơ sở của tư chất có thể hình thành những năng lực khác nhau. Năng lực của mỗi người thì lại dựa trên cơ sơ tư chất nhưng điểm yếu là nó được hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động dưới ảnh hưởng của giáo dục và rèn luyện . Qua rèn luyện năng lực tư chất có thể chuyển biến thành thiên tài.
Mối quan hệ giữa năng lực với thiên hướng
Thiên hướng là khuynh hướng của cá nhân với một loại hoạt động nào đó. Thiên hướng và năng lực của một loại hoạt động không ăn khớp vói nhau tuy nhiên có thể cùng nhau phát triển. Thiên hướng mãnh liệt đối với mọi hoạt động và được coi là dấu hiệu của một năng lực đang hình thành.
Mối quan hệ giữa năng lực với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là điều kiện của năng lực nhưng không đồng nhất với năng lực. Người có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo về một lĩnh vực nhưng chưa chắc đã có năng lực về một lĩnh vực nào đó nhưng một người có năng lực trong một lĩnh vực nào đó thì có thể sẽ có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Năng lực giúp cho cá nhân tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với một lĩnh vực hoạt động được dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Đọc thêm: Phát triển bản thân là gì? 8 Kỹ năng phát triển bản thân
5. Các yếu tố cấu thành năng lực
Thái độ
Là một trạng thái được thể hiện qua hành vi, cảm xúc cùa mỗi người.Trên thực tế , con người thường thể hiện thái độ của mình thông qua lời nói, cử chỉ, hành vi, nét mặt,..để thay cho những phản ứng, cảm xúc và đánh giá của mình với thế giới xung quanh. Những đánh giá có thể là mơ hồ, chúng có thể gồm cả thái độ tích cực và tiêu cực xen lẫn những cảm xúc không rõ ràng của người thể hiện thái độ.
Kỹ năng
Là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu biết của con người để thực hiện một công việc gì đó, có thể là việc nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, chuyên môn hoặc việc liên quan đến cảm xúc, sinh tồn, giao tiếp,.. để thực hiện hành động gì đó nhằm tạo ra kết quả như mong muốn.
Khả năng
Mô tả những khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc phát sinh trong thực tế.
Kiến thức
Là những thông tin, nội dung chuyên môn, phương pháp làm việc, quy định, thủ tục,..học từ con người của bạn trong quá khứ. Ai trong chúng ta cũng đã trải qua rất nhiều sự việc, góp phần trở thành bạn của ngày hôm nay. Hơn thế, bạn vẫn có thể phát triển nhanh hơn nữa bằng cách chiêm nghiệm lại những điều chúng ta đã trải qua và bài học rút ra từ đó.
Đọc thêm: Cách tạo bảng chấm công là gì? 4 hình thức chấm công thông dụng hiện nay
6. Việc đánh giá năng lực có cần thiết không?
Đáng giá năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ. Việc đánh giá có vai trò và ý nghĩa quan trọng khi phân công việc, tuyển dụng nhân lực,.. Với mỗi doanh nghiệp thì sẽ có những mức yêu cầu năng lực để quản trị nguồn nhân lực nhằm duy trì nguồn nhân lực chất lượng tốt, số lượng nhân lực đáp ứng được một số yêu cầu của doanh nghiệp.
Bởi lẽ căn cứ vào kết quả làm việc của nhân viên, doanh nghiệp có thể đánh giá nhân viên theo các mức độ đáp ứng tiêu chuẩn năng lực. Từ đó có thể đề ra được các phương án phân công, đào tạo, điều động, bổ nhiệm, sử dụng nhân lực một cách hợp lý.
Đừng quá tham vọng hay ép buộc bản thân phải thành công, hãy tự do đón nhận nó bằng tinh thần tốt nhất bạn nhé. Trong bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Năng lực. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng và thực hành hiệu quả.