7 Phương pháp rèn luyện kỹ năng làm việc dưới áp lực hiệu quả

Người ta thường nói "Áp lực tạo nên kim cương" thế nhưng đứng trước áp lực mỗi chúng ta cũng cần có những kĩ năng để giải quyết vấn đề, làm việc dưới áp lực. Hãy cùng 1900-Tin tức việc làm tìm hiểu về 7 Phương pháp rèn luyện kỹ năng làm việc dưới áp lực hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

1. Kỹ năng làm việc dưới áp lực là gì?

Khả năng làm việc dưới áp lực là khả năng kiểm soát và đối phó với những công việc nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân. Nói cách khác, dưới những áp lực nhất định, công việc vẫn sẽ được nhân viên hoàn thành một cách hiệu quả.

Đó có thể là độ khó không thể dự tính trước của công việc, công việc yêu cầu nhân viên có nhiều kiến thức trong khi cá nhân vẫn chưa có đủ kinh nghiệm, sự hạn chế về thời gian hoặc nguồn lực hay có thể là những thay đổi bất ngờ không thể lường trước.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Rèn luyện khả năng chịu áp lực bằng cách nào?

Tập trung, quản lý cảm xúc

Hiện nay, có nhiều phương pháp hỗ trợ phát triển nhận thức về tình huống và cách thực hành kỹ thuật tập trung. Hãy cố gắng tránh nghĩ đến những suy nghĩ tiêu cực để bản thân không rơi vào trạng thái lo âu.

Thay vì hối thúc và nghĩ nhân viên không thể hoàn thành đúng hạn công việc được giao, hay cổ vũ và nhắc cho họ nhớ về những khoảnh khắc áp lực tương tự nhưng đã vượt qua và thành công.

Lập kế hoạch

Để giảm thiểu khả năng ảnh hưởng của những vấn đề bất ngờ có thể xảy ra, nhân viên cần xây dựng kế hoạch quản lý thời gian cho hiệu quả cũng như lên kế hoạch phòng ngừa và xử lý những rủi ro có thể xảy ra.

Mặc dù mỗi công việc đều có tính chất riêng, lập kế hoạch tổng thể là điều không thể không làm nếu muốn hoàn thành công việc hiệu quả.

Xây dựng kế hoạch để hỗ trợ giám sát được thời lượng công việc và thời gian phân bổ cho từng công việc cũng như tăng khả năng quản lý các nguồn tài nguyên và các tiểu tiết liên quan khác.

Đọc thêm: Đối diện với áp lực công việc trong xã hội hiện đại

Học cách sắp xếp thứ tự ưu tiên

Khi có nhiều công việc cần hoàn thành, việc sắp xếp thứ tự ưu tiên cho từng công việc là điều vô cùng quan trọng. Hãy cẩn thận suy xét về mức độ quan trọng của từng công việc thay vì làm việc tùy hứng.

Cố gắng không trì hoãn

Sự trì hoãn là một điều không thể tránh khỏi nhưng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất công việc. Càng trì hoãn lâu dài, công việc chưa hoàn thành tiếp tục chồng chất sẽ làm nhân viên thêm áp lực và không còn hứng thú làm việc

Để tránh việc trì hoãn, nên hoàn thành công việc từ những phần khó nhất vì chỉ khi hoàn thành xong phần khó nhất thì việc còn lại sẽ được xử lý một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Biết giải tỏa áp lực công việc khi cần

Hơn thế nữa, trong suốt quá trình làm việc, cần đảm bảo rằng những cảm xúc căng thẳng không ảnh hưởng đến chất lượng công việc được giao.

Cố gắng dọn dẹp và gạt bỏ những cảm xúc thất vọng, căng thẳng sang một bên và duy trì trạng thái bận rộn để loại bỏ những trở ngại làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc của bạn.

Để có thể làm việc hiệu quả dưới áp lực, việc cân bằng cuộc sống cũng là một điều cần thiết. Đôi khi việc nghỉ ngơi sẽ giúp cho cơ thể được phục hồi, tăng cường sức khỏe. Và chỉ khi cơ thể khỏe mạnh thì nhân viên mới có thể làm việc hiệu quả dưới những áp lực.

Chia nhỏ đầu việc

Đừng cố gắng xử lý một nhiệm vụ quá lớn, quá phức tạp cùng một lúc, vì nếu không, công việc sẽ khó có thể hoàn thành, thậm chí chỉ khiến cho tâm trí của nhân viên trở nên căng thẳng và mệt mỏi hơn.

Thay vào đó, hãy sắp xếp phân chia công việc thành từng phần nhỏ sẽ dễ quản lý hơn.

Đọc thêm: Sale B2B là gì? Kinh nghiệm để sale B2B thành công

Giao tiếp hiệu quả

Để làm việc nhóm hiệu quả thì việc có cùng quan điểm, sự hiểu biết về mục tiêu của dự án cũng như cách đạt được mục tiêu vô cùng quan trọng.

Để đạt được thành công đó, việc giao tiếp hiệu quả giữa các thành viên sẽ hỗ trợ nhau hiểu rõ cả các khía cạnh thiết yếu của nhiệm vụ, giúp công việc được hoàn thành nhanh chóng.

3. Lý do vì sao bạn cần rèn luyện khả năng chịu áp lực công việc?

Luôn luôn hiện hữu trong công việc

Ngày nay, không có vị trí nào là nhẹ nhàng. Xu hướng khai thác tối đa năng lực nhân viên luôn khiến lượng đầu việc giao cho mỗi nhân sự đảm nhận luôn ở mức cao, trong khi chất lượng công việc không giảm mà chỉ tăng thêm. Thực tế này cho thấy, áp lực công việc luôn song hành cùng bạn mỗi ngày.

Duy trì tâm lý bình tĩnh trước áp lực

Để giải quyết khối lượng việc lớn, gấp, trước hết, bạn cần giữ tâm lý bình tĩnh. Có bình tĩnh, đầu óc bạn mới minh mẫn để suy nghĩ ra giải pháp và sắp xếp lộ trình hành động cho giải pháp đó.

Ghi điểm trong mắt người quản lý

Người quản lý sẽ luôn đồng hành cùng bạn trong quá trình xử lý công việc, nhưng không có nghĩa mọi vấn đề họ sẽ giải thích và suy nghĩ giải pháp cho bạn. Người quản lý cũng có những áp lực công việc của riêng mình, vì vậy, Sếp của bạn luôn muốn tìm thấy những ứng viên có khả năng chịu áp lực công việc tốt để chủ động xử lý công việc được giao phó, đồng thời an tâm về sự gắn kết của ứng viên đó cùng tổ chức.

Đọc thêm: Chuyển đổi số là gì? 7 bước để hành trình chuyển đổi số thành công

Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn

Học hỏi từ công việc luôn là cách nâng cao nghiệp vụ nhanh nhất, bởi lẽ, từ những vấn đề phát sinh trong công việc, bạn sẽ chủ động tìm kiếm câu trả lời cho những giải pháp. Kết quả là ngày qua ngày, nghiệp vụ chuyên môn của bạn được nâng cao hiệu quả, đáp ứng những mục tiêu nghề nghiệp cao hơn trong tương lai.

Nắm bắt cơ hội thăng tiến

Lựa chọn nhân viên ưu tú đảm nhận những nhiệm vụ hoặc chức vụ quan trọng là xu hướng hiện nay. Vì những nhân viên gắn bó cùng doanh nghiệp sẽ thông thạo quy trình, nghiệp vụ, đặc điểm yêu cầu của đối tác … tốt hơn nhiều so với tuyển người mới từ bên ngoài. Và những nhân sự có khả năng chịu áp lực công việc tốt luôn là những người có thành tích làm việc vượt trội. Khi đó, cơ hội thăng tiến sẽ ưu tiên dành cho họ.

Áp lực là một điều không thể nào tránh khỏi. HI vọng với bài viết trên đây, 1900 - tin tức việc làm đã cung cấp cho bạn những phương pháp hiệu quả để chuyển hóa áp lực thành động lực.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!