1. Nguyên nhân gây ra biểu hiện căng thẳng áp lực công việc
Trong công việc: quá nhiều công việc dẫn đến lo âu dẫn đến rã rời kiệt sức.
Quá rảnh rang hoặc bị thất nghiệp: dẫn đến buồn nản, mài mòn năng lực. Quá dư thì giờ, không biết làm gì. Thay đổi môi trường, công việc.
Trong Tình yêu: Thất tình. Những trạng thái thay đổi, lúc ngọt ngào, khi lại cay đắng…Nhất là khi phải chia tay người yêu, kết thúc mối quan hệ đã từng gắn bó và đặt hết niềm tin…thấy mọi thứ xung quanh không còn ý nghĩa, thấy mình ngu ngốc, dại khờ. Rồi trách Chúa, tìm cách trả thù kẻ phản bội, hoặc khóc cười bất định hoặc mất ngủ lo âu …
Trong gia đình: Giữa ông bà, cha mẹ và con cái có những bất hòa hoặc xung đột.
Ngoài xã hội: Điều kiện sống bấp bênh, môi trường ô nhiễm thiếu lành mạnh, tham nhũng, bất công, đạo đức xuống cấp…
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Những biểu hiện của việc căng thẳng áp lực
Yếu tố cơ thể và bệnh lý liên quan: mệt mỏi, dẫn đến cao máu. Đổ mồ hôi, dẫn đến tim đặp nhanh. Chóng mặt, dẫn đến nhồi máu cơ tim. Đau cơ bắp, muốn ngất đi, dẫn đến cảm sốt. Mệt lả người, đau đầu, dẫn đến béo phì.
Yếu tố tình cảm: nhiều cảm xúc lẫn lộn, thay đổi nhanh. Cảm thấy bồi hồi, lo lắng, sợ hãi. Mặc cảm tội lỗi. Dễ nổi giận hoặc buồn và cảm thấy vô vọng.
Yếu tố tư duy suy nghĩ: khó tập trung, lẫn lộn, nghi ngờ. Suy nghĩ chậm, nghi ngờ, hoang tưởng. Tự đổ lỗi và kết án bản thân, thấy mình dễ tổn thương.
Yếu tố hành vi: khó ngủ, ăn không ngon. Nói năng không rõ ràng, nói liên tục về một sự việc. Hay tranh luận hoặc âm thầm rút lui. Uống thuốc an thần, tự tử.
Những biểu hiện trên chính là triệu chứng của Stress, nếu không nhận ra và khắc phục có thể dẫn đến Trầm cảm, là cảm giác mình không còn thứ gì đáng để quan tâm theo đuổi hay học hỏi, cuộc sống trở thành gánh nặng nên rất chán sống.
Đọc thêm: Nên làm gì khi rơi vào căng thẳng và lo âu? 6 cách vượt qua Stress
3. Những cảnh báo đáng lo ngại
Kết quả điều tra của Bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ mắc 10 bệnh tâm thần phổ biến là 15% (khoảng 12 triệu người); tỷ lệ có những biểu hiện rối loạn tâm thần khoảng 20 - 30%. Tốc độ tăng số người mắc các “trục trặc” về tâm lý tại Việt Nam khá cao (hơn 10% hằng năm).
Theo nhiều nghiên cứu, ước tính cứ khoảng năm người trưởng thành thì có thể có một người bị rối loạn tâm thần trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời. Các nghiên cứu trên khắp thế giới cho thấy có tới 40% số người trưởng thành tìm đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đa khoa đều bị một dạng bệnh tâm thần nào đó. Rất nhiều người tìm đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đa khoa hoặc y tế cơ sở vì các vấn đề sức khỏe thể chất mơ hồ, có thể gọi là “bệnh tâm thể” hay Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa là “trạng thái thứ ba của sức khỏe”. Nhiều người trong số đó thực chất đang bị các vấn đề sức khỏe tâm thần. Tại Việt Nam nghiên cứu cũng chỉ ra gánh nặng bệnh tật liên quan đến các rối loạn tâm thần là rất lớn.
Đọc thêm: 7 Phương pháp rèn luyện kỹ năng làm việc dưới áp lực hiệu quả
Theo kết quả Ðiều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên gần đây, có 27,6% số người được khảo sát cho biết họ đã trải qua cảm giác rất buồn hoặc thấy mình là người không có ích đến nỗi không thể hoạt động như bình thường. Tỷ lệ vị thành niên và thanh niên đã từng cảm thấy hoàn toàn thất vọng về tương lai là 21,3%, 7,5% vị thành niên và thanh niên đã từng tự gây thương tích và 4,1% người đã từng nghĩ đến chuyện tự tử…
Phân tích số liệu, PGS, TS Phan Thị Mai Hương, Viện Tâm lý học, bày tỏ lo ngại: “Chúng ta vẫn thường quan tâm đến sức khỏe thân thể mà coi nhẹ sức khỏe tinh thần. Vấn đề này, không chỉ ở mỗi cá nhân, ngay ở các cơ quan, đoàn thể, các doanh nghiệp cũng hầu như không tổ chức kiểm tra sức khỏe tâm lý. Và, mỗi người khi gặp những “trục trặc tâm lý”, họ chỉ biết chịu đựng và thường xử lý theo hướng cực đoan. Ðiều này sẽ rất nguy hiểm, nhất là trong xã hội hiện đại”.
Không còn là cảnh báo, thống kê tài liệu về tình hình tội phạm thời gian gần đây cho thấy, có khoảng từ 72 đến 75% số đối tượng phạm tội xuất phát từ “nguyên nhân xã hội”, mà nguồn gốc từ nhiều áp lực trong cuộc sống hiện đại. Ðáng chú ý, trong số đó có không ít vụ phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng được nhìn nhận có những yếu tố bất thường về tâm lý, nhiều thủ phạm gây án trong trạng thái không làm chủ được hành vi, bị trầm cảm…
4. Làm sao để chống Stress?
Điều quan trọng trước hết, phải nhận ra mình đang bị Stress. Nghĩa là biết mình đang bị bệnh, những việc còn lại sẽ được gỡ dần từng bước tùy hoàn cảnh và điều kiện mỗi người. Sau đây là những điều chính yếu cần nắm rõ:
Thể lý, đối với bản thân
Quan tâm đến cơ thể và ý thức về những lời nói và hành vi của mình. Tập các bài tập thư giãn về thiền, yoga, khí công hoặc xoa bóp cơ thể…
Ngủ đủ giờ, ăn uống hợp lý. Vận động cơ thể, nhất là chơi một môn thể thao ưa thích nào đó. Tham dự các khóa học hữu ích lành mạnh phù hợp khuynh hướng và năng khiếu của mình. Giúp đỡ người khác. Thăm viếng những kẻ bất hạnh, neo đơn. Không dùng bia rượu, thuốc lá và các loại thuốc an thần, thuốc ngủ…
Đối với công việc
Quản lý thời gian, có thời khóa biểu rõ ràng, phù hợp tùy theo mức độ quan trọng và cần kíp. Cắt bớt khối lượng công việc hoặc chia nhỏ cho người khác. Không nhận quá nhiều công việc trong một lúc.
Đọc thêm: Peer pressure là gì? 8 Cách vượt áp lực đồng trang lứa
Đối với tâm lý và thể lý
Xác định nguyên nhân gây căng thẳng. Cố gắng làm gì đó để thay đổi vượt qua, nhưng nếu đã hết cách, thì hãy cố gắng chấp nhận như nó đang là.
Nghe những nhạc yêu thích, khiêu vũ hoặc đọc những sách thú vị, trào phúng… Tự thưởng cho mình một điều gì đó mà mình thích, hoặc du lịch một nơi nào đó thú vị.
Nhớ về, hoặc đến thăm nhiều người đang đau khổ hơn mình gấp trăm gấp ngàn lần.
Trên đây,1900 - tin tức việc làm đã tổng hợp những kiến thức cần biết về Áp lực công việc. Hi vọng với những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp các bạn trẻ có những định hướng nghề nghiệp phù hợp. Cám ơn bạn đọc đã theo dõi và đừng quên cập nhập các thông tin về nghề nghiệp khác trên 1900 nhé!