1. Stress là gì?
Stress là một trạng thái thần kinh căng thẳng, bao gồm nhiều yếu tố như vật lý, hóa học và phản ứng của một cá thể đang cố gắng thích nghi với một sự thay đổi hay áp lực từ bên ngoài hoặc bên trong. Khi gặp tác nhân gây stress sẽ làm cho cơ thể tiết ra hormone giúp cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho các cơ, nhịp thở nhanh hơn, nhịp tim tăng lên.
Stress có thể đem lại những hoạt động tích cực, kích thích sự tập trung trong học tập và công việc. Tuy nhiên, nếu stress quá độ, diễn ra liên tục sẽ dẫn tới sức khỏe tâm lý và thể chất chán nản, mệt mỏi, tiêu hóa kém,suy giảm miễn dịch và thậm chí có thể gây ra bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ xung quanh
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Nguyên nhân stress
Stress xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Trong công việc
Thay đổi nơi làm việc, bị đuổi việc, chưa tìm được việc làm, thời gian hoàn thành công việc gấp gáp, khác biệt về văn hóa ở môi trường mới gây tâm trạng lo lắng, hoang mang và dẫn đến stress. Đó chính là một trong những tác động chính khiến người trưởng thành thường xuyên gặp stress.
Trong cuộc sống
Các điều kiện môi trường như thời tiết thay đổi thất thường, không khí ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông, môi trường sống không lành mạnh,… khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, không thoải mái.
Ngoài ra, các mốc thời gian tạo nhiều cảm xúc trong đời có thể gây ra phản ứng căng thẳng, chẳng hạn cưới hỏi, ly thân, ly hôn, sinh con, người thân qua đời.
Do bản thân
Các thay đổi về cơ thể do bệnh tật, dậy thì, tiền mãn kinh, tuổi cao có thể gây căng thẳng. Đôi khi, stress không do yếu tố bên ngoài tác động mà do chính bản thân tự tạo áp lực, căng thẳng. Người có tính cầu toàn bẩm sinh hoặc môi trường sống khắc nghiệt, bị so sánh với nhiều người sẽ stress.
Ngoài ra, tâm lý không ổn định khiến bản thân nhìn nhận một vấn đề nào đó ở khía cạnh tiêu cực, rồi tự gồng mình cẩn thận trong mọi vấn đề, mất niềm tin cuộc sống sẽ sinh ra tâm lý chán nản, mệt mỏi.
Đọc thêm: Tại sao khi vui vẻ con người làm việc hiệu quả hơn và các cách đơn giản để tăng hạnh phúc trong công việc
3. 6 cách vượt qua Stress
Hít thở sâu
Hít thở sâu là một trong các liệu pháp thư giãn hữu hiệu có thể áp dụng ngay khi bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Các chuyên gia cho biết rằng, khi bạn rơi vào trạng thái stress sẽ khiến cho nhịp tim gia tăng, điều này làm suy giảm lượng oxy bên trong cơ thể. Lúc này bạn sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi, hơi thở trở nên khó khăn hơn. Vì thế, cách tốt nhất để giữ được bình tĩnh và điều hòa tâm trạng hiệu quả đó chính là hít thở thật sâu và nhẹ nhàng.
Nghe nhạc
Âm nhạc cũng chính là một trong các “liều thuốc” hiệu quả giúp chữa lành những cảm xúc tiêu cực. Việc nghe một giai điệu, bản nhạc vui vẻ, nhẹ nhàng, truyền cảm hứng cũng giúp cho bạn trở nên bình tĩnh hơn, cảm thấy thoải mái và dễ chịu.
Nghe nhạc có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng và cung cấp nguồn năng lượng tích cực, lạc quan
Trong rất nhiều cuộc nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, nghe nhạc không chỉ là cách giúp bạn có thể giảm căng thẳng tức thì mà còn cung cấp nguồn năng lượng tích cực, giúp bạn cảm thấy hưng phấn hơn. Vì thế, những lúc cảm thấy khó khăn, mất tập trung, căng thẳng, mệt mỏi, bi quan bạn hãy thử nghe một vài bản nhạc yêu thích để lấy lại bình tĩnh nhanh chóng.
Massage, xoa bóp bàn tay
Từ xưa đến nay, xoa bóp – massage là một trong các biện pháp thường được áp dụng nhằm mục đích giảm đau, đả thông kinh mạch để tăng cường sức khỏe. Cho đến ngày nay, phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi trong việc thư giãn, hỗ trợ giảm căng thẳng, lo âu, điều hòa quá trình lưu thông máu cho cơ thể.
Trong một số nghiên cứu đã nhận thấy rằng, việc xoa bóp – massage bàn tay là một cách hữu hiệu giúp giảm nhanh các triệu chứng căng thẳng, buồn bã, lo lắng, sợ hãi,…Bên cạnh đó, nếu áp dụng cách này thường xuyên còn có thể phòng tránh được tình trạng đau nhức bàn tay và các ngón tay, đồng thời ngăn ngừa chứng đau đầu, buồn nôn.
Đọc thêm: Sách self-help tốt hay xấu? 4 Cách đọc sách self-help hiệu quả
Ăn một ít đồ ngọt
Ăn đồ ngọt là một trong các cách giúp giảm căng thẳng hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên, biện pháp này thường chỉ phù hợp với những người thích ăn đồ ngọt. Khi ăn sẽ giúp cho não bộ được kích thích sản sinh ra hormone endorphin – loại hormone có tác dụng giảm đau, cải thiện tâm trạng. Nếu cảm thấy stress bạn có thể ăn một thỏi socola, một vài viên kẹo, một ít nước uống có vị ngọt để ổn định tâm trạng tốt hơn.
Tuy nhiên, việc sử dụng các loại đồ ăn có vị ngọt, béo cũng cần phải được cân nhắc hợp lý. Bạn không nên quá lạm dụng biện pháp này để hạn chế tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe. Cũng bởi khi cơ thể dung nạp quá nhiều đồ ngọt sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường và một số vấn đề sức khỏe khác.
Tắm với nước ấm giúp giảm căng thẳng tức thì
Tắm với nước ấm là một trong các cách hiệu quả có thể giúp bạn nhanh chóng giảm căng thẳng, loại bỏ sự mệt mỏi ngay tức thì. Nhiệt độ của nước có thể giúp cho mao mạch giãn nở, các khối cơ được thư giãn từ đó tạo nên cảm giác thoải mái, dễ chịu. Đối với những người làm việc văn phòng hay công việc ít có sự vận động thì việc tắm với nước ấm có thể cải thiện tốt tình trạng đau thắt lưng, đau vai gáy.
Đặc biệt, nếu bạn tắm với nước ấm vào buổi chiều tối thì còn giúp cho chất lượng giấc ngủ được nâng cao, ngăn ngừa tình trạng mất ngủ do căng thẳng gây ra. Lúc tắm bạn cũng có thể sử dụng thêm một số tinh dầu thơm để thư giãn tốt hơn, giải phóng tốt căng thẳng, áp lực. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng biện pháp này vào lúc tối muộn, tốt nhất là nên tắm trước 21 giờ.
Đọc thêm: 7 giá trị cốt lõi khi xây dựng giá trị bản thân
Hét thật lớn
Nếu có thể bạn hãy hét thật lớn cũng là một trong các cách giảm căng thẳng hiệu quả tức thì. Tuy nhiên, bạn nên chắc chắn rằng tiếng hét của mình không làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Hành động hét thật lớn sẽ giúp cho bạn giải tỏa được những bực tức, khó chịu, cáu gắt trong lòng. Nhờ đó mà bạn sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn so với ban đầu.
4. Biến chứng do stress kéo dài
Trầm cảm và lo âu
Căng thẳng thần kinh kéo dài, không được giải tỏa khiến não tổn thương và gây ra các triệu chứng nguy hiểm của trầm cảm. Người bị stress thường xuyên hay nhạy cảm, lo lắng điều vô căn cứ, tự tạo cảm giác sợ hãi mọi thứ xung quanh dẫn đến rối loạn lo âu.
Hệ thống thần kinh trung ương và nội tiết (CNS)
Hệ thống thần kinh trung ương (CNS) chịu trách nhiệm hành vi “chiến đấu hay bỏ chạy” của cơ thể. Trong não, vùng dưới đồi ra lệnh cho tuyến thượng thận giải phóng các hormone gây căng thẳng như adrenaline và cortisol. Các hormone này, làm tăng nhịp tim và đưa máu đến những khu vực cần trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như cơ, tim và các cơ quan khác.
Khi cảm giác sợ hãi qua đi, vùng dưới đồi sẽ ra lệnh cho tất cả các hệ thống hoạt động trở lại bình thường. Nếu hệ thần kinh trung ương không thể trở lại bình thường hoặc tác nhân gây căng thẳng không biến mất, phản ứng sẽ tiếp tục. Căng thẳng mạn tính là yếu tố gây ra các hành vi như ăn quá nhiều, lạm dụng chất kích thích và xa lánh mọi người.
Bệnh tim và tăng huyết áp
Hormone căng thẳng tác động xấu đến hệ thống hô hấp và tim mạch. Trong phản ứng căng thẳng, sẽ thở nhanh hơn để phân phối máu giàu oxy đến cơ thể. Nếu có vấn đề về hô hấp chẳng hạn hen suyễn, căng thẳng khiến khó thở hơn.
Các hormone gây căng thẳng khiến các mạch máu của co lại và chuyển nhiều oxy hơn đến các cơ thể nhằm cung cấp thêm năng lượng để hành động nhưng làm tim đập nhanh và tăng huyết áp.
Stress xảy ra thường xuyên hoặc mạn tính khiến tim phải làm việc quá sức trong thời gian dài, huyết áp tăng lên và có nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim.
Đọc thêm: Đối diện với áp lực công việc trong xã hội hiện đại
Tiêu hóa
Sự tăng vọt của hormone căng thẳng, có thể làm rối loạn hệ thống tiêu hóa. Cơ thể có khả năng ợ chua hoặc trào ngược do tăng axit trong dạ dày. Ngoài ra, stress sẽ ảnh hưởng đến cách thức ăn di chuyển trong cơ thể, dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón.
Khi stress, gan sản xuất thêm đường trong máu (glucose) để tăng cường năng lượng cho cơ thể. Nếu stress mạn tính, cơ thể không theo kịp lượng glucose tăng thêm làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.
Trong cuộc sống, không thể tránh được những lúc mệt mỏi căng thẳng về tinh thần. Hi vọng với bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm đã cung cấp cho bạn những phương pháp hữu ích để vượt qua stress một cách hiệu quả.