Supply chain là gì? 5 công việc Supply Chain "hot" hái ra tiền

Supply Chain là một lĩnh vực quan trọng trong kinh tế, ảnh hưởng đến hiệu quả, chi phí và chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết về Supply Chain nhé !

1. Supply Chain là gì?

Supply Chain còn được gọi là Chuỗi cung ứng. Một chuỗi các vận hành liên kết với nhau về việc chuyển đổi và dịch chuyển từ nguyên liệu đến thành phần cuối cùng đến tay cá nhân. Nó là kết quả của nỗ lực từ các tổ chức trong việc đưa ra chuỗi vận hành thành công. Ngoài ra, Supply chain là chuỗi các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu từ sơ khai đến khi ra thành phẩm tới tay người tiêu dùng thông qua chuỗi phân phối.

Supply Chain Visibility: Khái niệm mới trong quản trị Chuỗi cung ứng - VILAS

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. 5 công việc Supply Chain "hot" hái ra tiền

Chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng

Hoạt động của một chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng bao gồm quản lý nhân viên lập kế hoạch, quản lý bộ phận mua hàng và quản lý kho, vận chuyển. Tuy nhiên, với mỗi đầu việc, chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng sẽ có những nhiệm vụ cụ thể như sau: 

  • Quản lý nhân viên lập kế hoạch: Theo dõi việc lập kế hoạch nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng, tiến hành lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện chuỗi cung ứng theo từng giai đoạn của dự án. 
  • Quản lý bộ phận mua hàng: Cung cấp các thông tin về kinh tế, giá cả thị trường, các kiểu loại nguyên liệu, vật tư,…. Tìm kiếm và mua nguồn vật liệu, xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng. Đồng thời, chịu trách nhiệm xem xét giá, kiểm tra chất lượng nhà cung cấp hàng năm và tìm kiếm nguồn cung cấp mới tiềm năng để phát triển hợp tác. 
  • Quản lý kho, vận chuyển: Phối hợp cùng nhân viên kho nắm bắt tình hình phân phối, nguồn hàng xuất-nhập, kiểm soát tốt mọi số liệu liên quan đến nguồn hàng tồn. Đồng thời, quản lý việc vận chuyển hàng hóa đảm bảo đúng kế hoạch, tiết kiệm chi phí và hạn chế phát sinh ngoài ý muốn. 

Về thu nhập, so với mức lương trung bình của hầu hết các ngành nghề, chuyên viên quản lý cung ứng được đánh giá là vị trí có mức lương khá hậu hĩnh. Tùy vào tính chất và khối lượng công việc, mức lương của chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng. 

Nhân viên mua hàng

Nhân viên mua hàng còn được biết đến với tên nhân viên cung ứng, có nhiệm vụ phát triển và thực hiện các chính sách mua sắm, giám sát hoạt động vận chuyển và quản lý kho, đồng thời giám sát tổng thể chuỗi cung ứng và quy trình vận chuyển. Nhân viên mua hàng ở mỗi công ty, doanh nghiệp khác nhau sẽ thực hiện các công việc khác nhau. Dù vậy, có một số nhiệm vụ cơ bản mà nhân viên làm việc ở vị trí này đều phải hoàn thành, gồm: 

  • Tiếp nhận yêu cầu mua vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị từ các bộ phận, phòng ban và quản lý công ty. 
  • Tìm kiếm và liên hệ với nhà cung cấp để đặt mua hàng hóa, vật tư. 
  • Chịu trách nhiệm theo dõi quá trình chuẩn bị hàng hóa, vận chuyển, bàn giao và lưu kho. 
  • Phân chia vật tư, nguyên liệu cho từng bộ phận theo yêu cầu đặt mua ban đầu. 
  • Phân tích nhu cầu thực tế và đề xuất đặt mua khi khi cần. 
  • Thanh toán cho nhà cung cấp đúng hạn. 

Nhân viên quản lý hàng hóa, kho bãi

Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đều có bộ phận nhân viên quản lý hàng hóa, kho bãi. Tại vị trí này, nhân sự sẽ có trách nhiệm thực hiện những công việc sau: 

  • Tiếp nhận thông tin số lượng, thời gian xuất – nhập hàng hóa và xác nhận giấy tờ, chứng từ liên quan. 
  • Trực tiếp kiểm tra chất lượng hàng hóa, vật tư trước khi hàng xuất – nhập kho
  • Bố trí nhân viên kho sắp xếp, vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, gọn gàng và thuận tiện. 
  • Lập sơ đồ, điều hành quá trình sắp xếp hàng hóa khoa học để dễ dàng lưu trữ, quản lý. 
  • Lên kế hoạch nhập hàng hóa định kỳ sao cho đảm bảo số lượng luôn đủ để phục vụ hoạt động kinh doanh. 
  • Lập báo cáo về biến động số lượng hàng hóa với cấp trên. 

Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu

Nhân viên chứng từ là công việc khá phổ biến trong lĩnh vực Supply Chain. Tùy vào mảng dịch vụ nhân sự đảm nhiệm và quy mô doanh nghiệp mà công việc chuyên sâu sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, một số nhiệm vụ cơ bản mà bất cứ nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu nào cũng phải làm gồm: 

  • Chuẩn bị các chứng từ hoặc hồ sơ liên quan đến hàng hóa như mẫu kiểm định, C/O.
  • Làm chứng từ hỗ trợ cho khách hàng, đối tác, đơn vị cung cấp, vận chuyển khi cần thiết.
  • Trực tiếp liên hệ với nhà cung cấp, đối tác để sắp xếp lịch vận chuyển và theo dõi tiến độ công việc. 
  • Soạn thảo hợp đồng kho bãi, thuê container, các loại hóa đơn thương mại, Packing list, PO, D/O,…. và làm các House Bill, Texlex Release (nếu cần).
  • Kiểm soát các loại chi phí như DEM/DET, phí vận chuyển, phí vệ sinh,….

Lái xe nâng vận hành hàng hóa 

Nhắc đến lĩnh vực Supply Chain không thể bỏ qua vị trí lái xe nâng vận hành hàng hóa. Một tài xế sẽ phải làm rất nhiều công việc trong ngày. Cụ thể như: 

  • Lái và vận chuyển hàng hóa của công ty từ kho dữ trự lên xe tải hoặc container chất lên xe tải hoặc container để giao hàng cho khách. 
  • Dỡ hàng hóa từ kho chuyển lên xe tải hoặc container, đóng hàng theo quy trình và thao tác nghiệp vụ đã được hướng dẫn.
  • Di chuyển hàng hóa trong kho, nâng hạ các kiện hàng trên cao, sắp xếp hàng hóa lưu kho gọn gàng, để dễ tìm kiếm khi cần. 

Custom Supply Chain Visibility Software Development

Đọc thêm: Mức lương của nhân viên cung ứng

3. Vai trò của supply chain trong doanh nghiệp

Giúp doanh nghiệp gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường

Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều hoạt động và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều khâu, nhiều giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 

Vì thế, việc quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng độ nhận diện trên thị trường, phát triển các chiến lược marketing, tạo được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ và vươn xa hơn trong tương lai.

Quản lý hiệu quả cung cầu trong doanh nghiệp

Quản lý chuỗi cung ứng xuất hiện trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, từ hoạch định, quản lý việc tìm nguồn hàng, thu mua, sản xuất sản phẩm, hậu cần,… đến phối hợp với các đối tác, các kênh trung gian, nhà cung cấp. 

Bởi vậy quản lý chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả vấn đề cung cầu trong doanh nghiệp. Từ đó đem lại sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận và nắm bắt tốt các cơ hội dẫn đầu thị trường.

Đảm bảo đầu vào và đầu ra của sản phẩm luôn ổn định, hợp lý

Thông qua hoạt động quản lý chuỗi cung ứng doanh nghiệp có thể đảm bảo tính ổn định của đầu vào và đầu ra cho sản phẩm.

  • Về đầu vào, dựa vào các dự báo trong chuỗi supply chain doanh nghiệp có thể ước tính lượng hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường và người tiêu dùng. Từ đó góp phần làm giảm lượng tồn kho và mức độ rủi ro cho doanh nghiệp.
  • Về đầu ra, việc quản lý tốt chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp cung cấp đủ lượng sản phẩm cần thiết cho thị trường và đem về doanh thu lợi nhuận tối đa cho công ty.

Mang lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động logistics

Với hệ thống chuỗi cung ứng được vận hành và quản lý tốt doanh nghiệp có thể phân phối hàng hoá tới khách hàng trong thời gian nhanh nhất, đảm bảo chất lượng hàng hoá luôn tốt nhất. Đồng thời điều này còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và gia tăng lợi nhuận.

Cơ hội việc làm tốt với mức lương cạnh tranh

Các doanh nghiệp từ năm 2021 đang thiếu nhân lực ngành Logistic và Supply Chain trầm trọng bởi 53,3% DN thiếu đội ngũ nhân viên Logistics có trình độ chuyên môn và kiến thức về logistics, 30% DN phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% DN hài lòng với chuyên môn của nhân viên.

What Is Supply Chain Visibility, Transparency and Traceability? | BarTender

Đọc thêm: Thông tin tuyển sinh Top 6 trường đào tạo Công nghệ thông tin Hà Nội

4. Sự khác biệt giữa Logistics và Supply Chain

Logistics và Supply Chain là hai khái niệm thường dễ gây nhầm lẫn cần phân biệt. Thực tế, quy mô, mục tiêu và những công việc của Supply Chain hoàn toàn khác nhau. 

Dựa vào các khái niệm logistics, supply chain là gì, chúng ta có thể thấy supply chain và logistics không chỉ đơn thuần là hoạt động hậu cần hay giao nhận. Thực chất chúng bao gồm rất nhiều công việc phức tạp, sâu rộng. Đồng thời logistics là một phần của supply chain và giữa hai lĩnh vực này có những điểm khác biệt sau:

Về phạm vi hoạt động

Logistics chủ yếu diễn ra trong phạm vi một công ty, tổ chức kinh doanh. Trong khi đó supply chain là một mạng lưới rộng lớn, có liên quan đến nhiều đơn vị, tổ chức khác nhau, quản lý cả các vấn đề bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp để mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất.

Về tầm ảnh hưởng

Logistics chỉ có ảnh hưởng trong ngắn hoặc trung hạn, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thuê ngoài logistics khi cần thiết mà không cần phải tổ chức một đội ngũ riêng. Trong khi đó, supply chain có ảnh hưởng trong dài hạn và các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Về mục tiêu

Logistics hướng đến việc giảm chi phí vận chuyển, gia tăng chất lượng dịch vụ, còn supply chain hướng đến mục tiêu cắt giảm chi phí trên toàn chiến dịch phân phối. Doanh nghiệp có thể thực hiện điều này bằng cách tăng cường sự cộng tác và phối hợp chặt chẽ trên toàn hệ thống. Từ đó giúp cải thiện hiệu quả toàn bộ hoạt động logistics.

Về công việc

Logistics quản trị các hoạt động như vận tải, kho bãi, dự báo, đơn hàng, giao nhận, dịch vụ khách hàng,... Trong khi đó supply chain thực hiện tất cả các hoạt động của logistics và quản trị nguồn cung cấp, sản xuất, hợp tác và phối hợp của các đối tác, khách hàng,...

Đọc thêm: CFO là viết tắt của từ gì? So sánh giữa hai vị trí CEO và CFO

5. Công nghệ AI được ứng dụng như thế nào trong Supply Chain?

Công nghệ AI là công nghệ trí tuệ nhân tạo, có khả năng học hỏi và xử lý các dữ liệu phức tạp một cách tự động và thông minh. Công nghệ AI đã và đang được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ giáo dục, y tế, kinh doanh đến sản xuất, chế biến,... Trong đó không thể thiếu ngành Supply Chain. Một số ứng dụng của công nghệ AI trong Supply Chain là:

Dự báo nhu cầu

Công nghệ AI có thể phân tích các xu hướng thị trường, hành vi khách hàng, mùa vụ, sự kiện... để dự báo nhu cầu sản phẩm một cách chính xác và kịp thời. Điều này giúp các doanh nghiệp có thể lập kế hoạch sản xuất và quản lý tồn kho hiệu quả hơn.

Tối ưu hóa lộ trình

Công nghệ AI có thể tính toán và đề xuất các lộ trình giao hàng tối ưu nhất, dựa trên các yếu tố như khoảng cách, thời gian, chi phí, điều kiện giao thông... Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển, cũng như tăng cường khả năng giao hàng đúng hạn và an toàn.

Phát hiện và giải quyết sự cố

Công nghệ AI có thể giám sát và phát hiện các sự cố trong chuỗi cung ứng, như thiếu hàng, hỏng hàng, sai hàng... Công nghệ AI cũng có thể đưa ra các giải pháp khắc phục hoặc phòng ngừa các sự cố này, như điều chỉnh số lượng hàng hóa, thay đổi nhà cung cấp, thông báo cho khách hàng...

Supply Chain là một ngành đa dạng và thú vị. Để theo ngành này, yêu cầu bạn có kỹ năng phân tích, giao tiếp và giải quyết vấn đề Như vậy 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về chức năng của Supply chain. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của Supply chain và thực hành hiệu quả.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!